15 Số 40 (4354) Thứ Năm (3/10/2024) Chỉ trong vòng 6 tháng, các nhà khoa học đã phát hiện 303 hình vẽ Nazca tại sa mạc Nazca của Peru với sự trợ giúp đắc lực của trí tuệ nhân tạo (AI). Những hình vẽ này chưa từng được phát hiện trước đó. Những hình vẽ này được thể hiện dưới dạng hình học khổng lồ và mô phỏng hình ảnh giống con người, các loài động thực vật, sinh vật tưởng tượng… Theo các chuyên gia, những hình vẽ Nazca trải dài trên khu vực rộng lớn khoảng 440 km2 có thể đã được tạo ra từ năm 200 trước Công nguyên đến năm 500 sau Công nguyên. Nền văn minh tiền Inca, được gọi là Nazca (hay Nasca), đã lấy đi lớp đá cuội trên cùng để lộ ra lớp vật liệu bên dưới có màu tươi sáng hơn. Những hình vẽ Nazca có các hình dạng, kích thước khác nhau. Chúng được nhìn thấy rõ từ trên cao do kích thước khá lớn. Các nhà khoa học đã phát hiện 430 hình vẽ Nazca kể từ khi phát hiện lần đầu vào những năm 1920. Số hình vẽ này được xác định chủ yếu qua hình ảnh vệ tinh. Tuy nhiên, tốc độ phát hiện những hình vẽ Nazca mới bằng phương pháp cũ bắt đầu chậm lại. Do vậy, giới nguyên cứu quyết định sử dụng AI và có đột phá lớn. Chỉ trong vòng 6 tháng, 303 hình vẽ Nazca mới được phát hiện tại sa mạc Nazca mà quan sát bằng mắt thường và các hình ảnh vệ tinh bỏ sót. Theo các chuyên gia, AI giúp lập bản đồ phân bố các hình vẽ tại Nazca nhanh hơn và chính xác hơn. AI đặc biệt hiệu quả trong việc phát hiện ra các hình vẽ Nazca nhỏ hơn, khó phát hiện bằng mắt thường. Trong số những hình vẽ Nazca mới phát hiện, các nhà nghiên cứu cho hay, hình vẽ kỳ lạ nhất khắc họa sinh vật giống cá voi sát thủ đang cầm một con dao dài khoảng 22m. Các chuyên gia cho hay, sẽ có thể tìm thấy thêm 250 hình vẽ Nazca khi khảo sát, kiểm tra địa điểm này trong vài năm tới. TÂM ANH (theo Livescience) Bí mật sau tấm bia cổ quý giá bậc nhất thành Thăng Long TRI THỨC NHÂN LOẠI T GIẢI MÃ KHOA HỌC Giải mã hình vẽ Nazca bằng công nghệ AI Nhờ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), các nhà khoa học bất ngờ phát hiện 303 hình vẽ Nazca tại vùng sa mạc rộng lớn của Peru. Từ đây, những bí ẩn chôn giấu ngàn năm dần được hé mở. QUỐC LÊ ấm bia điện Nam Giao ẩn chứa trong mình một ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Những điều khắc ghi trên bia phản ánh giá trị thiêng liêng của một quốc lễ truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa Việt… Cổng trời nào ở vị trí cao nhất Việt Nam? A: Cổng trời Ô Quý Hồ B: Cổng trời Quản Bạ C: Cổng trời Linh Quy Pháp Ấn Đáp án đúng Quizz test số trước: A: Kiên Giang Quần đảo Hải Tặc hay quần đảo Hà Tiên nằm trong vịnh Thái Lan, thuộc xã Tiên Hải, TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Theo lịch sử ghi lại, khoảng thế kỷ XVII, tại đây xuất hiện các toán cướp biển khiến tổng trấn Hà Tiên bấy giờ là Mạc Thiên Tích phải nhiều lần cất quân đánh dẹp, vì vậy được người dân đặt tên là quần đảo Hải Tặc. Quần đảo gồm 18 hòn đảo với 16 đảo lớn và 2 đảo chìm, cách đất liền trung bình 18km và cách đảo Phú Quốc 40km. Tổng diện tích quần đảo đạt 1.100ha, trải rộng trên vùng biển rộng 35km2. Nơi đây hiện là địa điểm thu hút khách du lịch của tỉnh Kiên Giang. Quần đảo Hải Tặc có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an ninh – quốc phòng nên ngoài dân cư, trên đảo còn có lực lượng hải quân làm nhiệm vụ. Hiện quần đảo này thuộc quản lý của Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân, có trạm Rada 625 thuộc Tiểu đoàn 551 và Đồn biên phòng 738 thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang. Một trong những hình vẽ mới được phát hiện tại sa mạc Nazca bằng công nghệ AI. NGUỒN: MASATO SAKAI Được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, bia điện Nam Giao là tấm bia đồ sộ và tinh xảo nhất của kinh thành Thăng Long xưa còn được gìn giữ đến nay. Là dấu tích duy nhất còn lại của đàn Nam Giao thành Thăng Long, tấm bia này được dựng vào thời Vua Lê Hy Tông, năm 1679. Tuyệt tác điêu khắc thời Lê Trung Hưng Bia tạc từ đá, có hình chữ nhật, trán cong hình bán nguyệt, có chiều cao 213 cm, rộng 146 cm, dày 34 cm. Kích thước phần chân đế: 214 cm - 156 cm - 51 cm. Hoa văn được trang trí trên bia và bệ thể hiện các đề tài đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc thời Lê Trung Hưng. Với những nét điêu khắc mềm mại, vô cùng sắc nét, giới khảo cổ đánh giá bia điện Nam Giao là tác phẩm minh chứng cho kỹ thuật điêu khắc đỉnh cao thời bấy giờ. Đặc biệt, mặt trước của bia khắc bài minh bằng chữ Hán, do TS Nguyễn Tiến Triều soạn thảo, TS Hồ Sĩ Dương nhuận chính, cho biết rõ về ý nghĩa lịch sử và quá trình xây dựng điện Nam Giao. Sau đây là bản dịch nghĩa một số phần trong nội dung chính của văn bia: “Tế Giao lại đặt tên điện Chiêu Sự là vì sao? Là vì nơi đó phụng sự Thượng đế. Làm sáng tỏ lễ Tế Giao thì việc trị nước dễ như chỉ bảo trên lòng bàn tay”. “Kính nghĩ, nước Đại Việt ta xây dựng mở mang trong trời đất muôn dặm như vậy. Đóng đô, xây thành rõ ràng việc xây dựng đất nước; Chọn hướng chính vị, tỏ lòng cung kính với trời. Lấy góc phía Nam thành để dựng điện Nam Giao Chiêu Sự”. “Vào sớm mồng một đầu năm nghênh tế ở đây. Lễ ấy cử hành trải qua bao đời vẫn giữ, nhưng xây dựng chưa được hoàn hảo, tô điểm cũng chưa thật tinh xảo, chưa đủ để báo ơn trời lớn lao”. “Cầu mong công trình này có được một quy chế từ xưa chưa có, làm được một việc từ xưa chưa ai làm, hẳn là phải đợi ở bậc Thánh vương có khí trượng vượt qua người thường!”. “[...] Thường nghĩ, bậc vương giả, trên vâng mệnh trời đất, dưới vỗ về triệu dân. Biết kính trời thì thịnh trị có thể bền vững, thái bình có thể giữ mãi. Vậy nên thời và điềm, không phải được bắt đầu ở trời sao”. “Hàng năm vào ngày mồng một tháng Giêng mùa xuân, tự thân phò xa giá Hoàng thượng dẫn các quan triều nghiêm chỉnh đến sân điện, tiến hành đại lễ, cung kính cung kính hết mức, còn cho rằng như thế cũng chưa đủ”. “Thế là bèn ra uy quyết đoán, chọn lấy ngày lành, tập trung các thợ. Cột xà chọn lựa gỗ tốt; Mực thước theo cung Trường Sinh. Tháo bỏ các thứ cũ xưa, dựng xây toàn công phu mới”. “Đến tháng 9 mùa thu năm Quý Mão (1663) niên hiệu Cảnh Trị thứ 1 thì khởi công, đến cuối năm Giáp Thìn, niên hiệu Cảnh Trị thứ 2 (1664) thì hoàn thành”. “Nền xây bằng gạch, trụ dựng cột đá. Đao cong rực rỡ, đầu rồng dưới mái sóng đôi. Góc uốn huy hoàng. Chân ngao vững vàng cân đối. Rỡ ràng quy mô đổi mới. Hiên ngang xây lại đất trời”. “Ngôi điện này không chỉ bày tỏ lòng tôn kính đương thời, mà còn muốn truyền mãi cho đời sau. Thế là bèn thuê thợ khắc đá truyền cho đời sau để biết được tấm lòng của Vương thượng, cung kính giữ bên trong, khiêm nhượng biểu hiện ở ngoài”. “Công thực dày, đức thực lớn. có công đức ấy hẳn sẽ có phúc thọ ấy. Phúc của trời, lộc trời dư dật. Thọ bởi trời ban, tuổi thọ trời cho. Ngàn phúc trăm phúc con cháu muôn ngàn đời dài mãi và cả nghiệp Đế, nghiệp Vương, mệnh trời ban cho dài mãi [...]”. Ẩn chứa giá trị thiêng liêng của quốc lễ Theo các nhà nghiên cứu, đàn tế trời thành Thăng Long được xây dựng vào thời Lý (năm 1152). Đến cuối thời Lê Trung Hưng, Vua Lê Chiêu Thống cho đốt hết các công trình kiến trúc và đàn Nam Giao cũng dần trở nên hoang phế. Chỉ còn tấm bia đá được gìn giữ đến ngày nay. Có thể nói, tấm bia điện Nam Giao ẩn chứa trong mình một ý nghĩa lịch sử sâu sắc, khi đã trải qua nhiều thăng trầm, chứng kiến nhiều sự đổi thay của lịch sử đất nước. Những điều khắc ghi trên bia phản ánh giá trị thiêng liêng của một quốc lễ truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa Việt… Bảo vật quốc gia Bia điện Nam Giao. ẢNH: QUỐC LÊ Minh văn khắc trên bia điện Nam Giao. ẢNH: QUỐC LÊ
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==