Khoa học và Đời sống số 39-2024

Số 39 (4353) Thứ Năm (26/9/2024) 15 SỨ MỆNH DOANH NHÂN VIỆT NAM gày 22/9, nhà báo, doanh nhân Nguyễn Mạnh Duy chinh phục thành công đỉnh Manaslu cao 8.163 m, ngọn núi cao thứ 8 thế giới. Doanh nhân chinh phục đỉnh Manaslu cao 8.163 m “Cái khoảnh khắc khi chúng ta chinh phục một đỉnh cao giống như khi ta chiến thắng được chính bản thân mình, để từ đó thấy cuộc sống này ý nghĩa hơn”, Nguyễn Mạnh Duy ĐỨC THUẬN Điều đặc biệt trong hành trình này là anh đã leo núi mà không cần rotation (không trải qua quá trình thích nghi độ cao), điều mà ít ai dám thử khi chinh phục các đỉnh núi cao trên 8.000 m. Nguyễn Mạnh Duy sinh năm 1984 tại Hà Nội. Trước khi bắt đầu hành trình chinh phục các đỉnh núi cao của thế giới, anh có hơn 10 năm làm việc tại báo Người lao động. Với đam mê vùng đất Himalaya và văn hóa Tây Tạng, cũng như Phật giáo, năm 2014, anh sáng lập Không gian Văn hóa Tây Tạng - Himalaya tại Hà Nội. Kể từ đó, anh dành hết tâm trí và thời gian theo đuổi các chuyến leo núi với mục tiêu cuối cùng là chinh phục đỉnh Everest, nóc nhà của thế giới. Chinh phục Manaslu bắt đầu từ lời đề nghị bất ngờ Hành trình leo Manaslu của Nguyễn Mạnh Duy bắt đầu từ một lời đề nghị bất ngờ từ Temba Himalayan Sherpa, người bạn đồng hành lâu năm trong các chuyến leo núi của anh. “Ngày 11/9, tôi có mặt ở Kathmandu và khi đi ăn cùng nhau, Temba nói rằng có kế hoạch cho riêng tôi lần này. Đó là summit mà không rotation”, anh Duy kể lại. Rotation là quá trình leo núi qua nhiều giai đoạn, từ từ thích nghi với độ cao trước khi tiếp tục tiến lên nơi cao hơn. Nó giúp cơ thể người leo dần quen với môi trường thiếu oxy, giảm nguy cơ say độ cao. Tuy nhiên, Temba biết rằng, Nguyễn Mạnh Duy có khả năng thích nghi tốt với độ cao do mỗi năm anh đều dành nhiều thời gian tại dãy Himalaya. Dù vậy, chinh phục đỉnh trên 8.000 m mà không rotation là trải nghiệm hoàn toàn mới với anh. Duy cũng thừa nhận, anh chưa có kinh nghiệm leo đỉnh núi lớn như vậy mà bỏ qua giai đoạn thích nghi. “Ngày 19/9, tôi bắt đầu hành trình từ Base Camp ở độ cao gần 5.000 m. Sau 3 ngày, tôi lên đến Camp 3 ở độ cao 6.800 m mà không có cảm giác bất thường. Nhưng điều điên rồ nhất là sau đó tôi quyết định leo th ng từ Camp 3 lên đỉnh”, anh Duy chia s . Trong khi nhiều đoàn leo núi khác phải dành từ 25 đến 30 ngày để hoàn thành việc chinh phục đỉnh Manaslu, Nguyễn Mạnh Duy chỉ mất 11 ngày, một kỳ tích mà ít ai ngờ tới. Chặng đường gian nan từ Camp 3 lên đỉnh Nguyễn Mạnh Duy bắt đầu leo từ Camp 3 lúc 19h ngày 21/9. Họ quyết định leo th ng tới đỉnh mà không quay trở lại Base Camp. “Tôi không thể hình dung được chặng đường từ Camp 3 lên đỉnh lại dài và khó đến thế. Khi đến Camp 4 khoảng 3h sáng, chúng tôi rất kiệt sức, nhưng vẫn phải tiếp tục đối mặt với những vách núi dốc và dựng đứng từ độ cao 7.400 m đến đỉnh 8163m”. Ở độ cao này, mỗi bước đi đều trở thành một cuộc chiến với cơ thể. Nguyễn Mạnh Duy kể lại, đã có lúc anh muốn bỏ cuộc khi Temba nói vẫn còn phải leo thêm 5-6 tiếng nữa. “Càng đi càng đuối, tôi bắt đầu thấy việc không rotation là quyết định quá liều lĩnh”. Anh khng định: “Lần sau, tôi không bao giờ lặp lại vụ không rotation này nữa vì thử một lần là đã quá đủ - gần như đối mặt với cửa tử”. vượt qua giới hạn của bản thân. Tôi phải mất 30 phút chỉ để leo khoảng 50 m cuối cùng. Cảm giác từng bước là cả một chặng đường dài vô tận”, anh Duy chia s . Tuy nhiên, cuối cùng, Nguyễn Mạnh Duy đặt chân lên đỉnh Manaslu, đỉnh núi cao thứ 8 thế giới, khoảng 14h47 ngày 22/9/2024. “Lúc ấy, tôi không quan tâm lắm việc mình có phải là người Việt Nam đầu tiên summit đỉnh Manaslu hay không. Điều quan trọng nhất là tôi đã sống sót và hoàn thành mục tiêu của mình”. Sau khi trở về từ đỉnh núi, Nguyễn Mạnh Duy nhận được thông tin từ Hiệp hội Leo núi Nepal xác nhận anh và Temba Bhote đã cùng nhau chinh phục đỉnh Manaslu. Đây là lần đầu tiên một người Việt Nam cùng một mountaineering guide của Nepal summit thành công đỉnh núi cao thứ 8 thế giới này. Công ty Adventure 14 Summit cũng tiến hành làm giấy xác nhận cho Nguyễn Mạnh Duy, công nhận anh là người Việt Nam đầu tiên chinh phục đỉnh Manaslu. Muốn chinh phục Everest năm 2025 Sau khi hoàn thành hành trình Manaslu, Nguyễn Mạnh Duy chia s , kế hoạch của anh là tiếp tục chinh phục Everest - đỉnh núi cao nhất thế giới - vào mùa xuân năm 2025. Đây sẽ là cột mốc mới trong hành trình leo núi của anh, đánh dấu sự quyết tâm và tinh thần phi thường mà anh đã thể hiện qua nhiều năm chinh phục dãy Himalaya. Khi nhìn lại hành trình trên đỉnh Manaslu, Nguyễn Mạnh Duy nói: “Tôi đi Himalaya suốt 10 năm qua không phải vì bất kỳ chiến tích nào, mà vì tình yêu đối với vùng đất này. Việc leo núi đối với tôi không chỉ là thách thức về thể chất, mà còn là một cuộc hành trình tâm linh, nơi tôi có thể chiêm ngưỡng và tôn vinh những giá trị vĩ đại của thiên nhiên”. Nói về sự thay đổi của bản thân sau mỗi hành trình chinh phục các đỉnh cao hàng nghìn mét, Mạnh Duy nói: “Mỗi lần đưa cơ thể đến một giới hạn nào đó, tôi cảm giác như mình được tái sinh, được sống một cuộc đời mới, tươi đẹp, tích cực hơn. Nó hoàn toàn như mình được lột xác. Cái khoảnh khắc khi chúng ta chinh phục một đỉnh cao nó giống như khi ta chiến thắng được chính bản thân mình, để từ đó thấy cuộc sống này ý nghĩa hơn, mỗi khoảnh khắc cuộc đời đều tươi đẹp và đáng sống”. Hành trình chinh phục đỉnh Manaslu của Nguyễn Mạnh Duy không chỉ là thành tích cá nhân đáng kinh ngạc mà còn là minh chứng cho sức mạnh của ý chí, đam mê và tinh thần khám phá. Đối với Nguyễn Mạnh Duy, leo núi không chỉ là thử thách về mặt thể lực, mà còn là hành trình tinh thần, giúp anh kết nối sâu sắc hơn với thiên nhiên và bản thân. Chắc chắn việc trở thành người Việt Nam đầu tiên chinh phục Manaslu của Nguyễn Mạnh Duy sẽ truyền cảm hứng mạnh mẽ đến những ai yêu thích khám phá và chinh phục những thử thách vĩ đại. Đỉnh Manaslu, chặng đường cuối cùng gian nan Khi chạm tới những bước cuối cùng lên đỉnh Manaslu, Nguyễn Mạnh Duy gần như cạn kiệt năng lượng. “100 m cuối lên đỉnh thực sự là một thử thách N Ngoài làm báo, Nguyễn Mạnh Duy là Co-founder tại ZI Bazaar, Owner và Founder của HUM Mala, đồng thời là Founder kiêm Managing Director tại OM Himalayas. Qua những dự án kinh doanh, anh không chỉ truyền tải đam mê về văn hóa Tây Tạng, mà còn kết nối cộng đồng với sản phẩm mang đậm dấu ấn từ vùng đất này. Phía sau Mạnh Duy là đỉnh Manaslu cao 8163 m. Khoảnh khắc Nguyễn Mạnh Duy chinh phục thành công đỉnh Manaslu cao 8.163 mét, ngọn núi cao thứ 8 thế giới.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==