Khoa học và Đời sống số 39-2024

Số 39 (4353) Thứ Năm (26/9/2024) 2 QUẢNG CÁO

Số 39 (4353) Thứ Năm (26/9/2024) 3 “Sự góp mặt của các chuyên gia, nhà khoa học đã làm nên thương hiệu của Khoa học và Đời sống, giúp tờ báo có vị thế vững chắc, được độc giả tin yêu. Đây có thể nói vừa là may mắn, vừa là truyền thống quý báu, mang đặc trưng riêng của Khoa học và Đời sống”, Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng. “Khoa học và Đời sống/Báo Tri thức và Cuộc sống đã tựa như ngôi nhà chung để các doanh nhân tin tưởng, được kết nối, cùng nhau xây dựng giá trị bền vững”, Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng. Khẳng định thương hiệu từ tên tuổi nhà khoa học lTại Đại hội Đại biểu lần thứ nhất của Hội Phổ biến Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam ngày 18/5/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn, giao nhiệm vụ cho đội ngũ trí thức. Điều này có ý nghĩa thế nào đối với sự phát triển của Báo Khoa học và Đời sống (tiền thân là Báo Khoa học Thường thức), nay là ấn phẩm Khoa học và Đời sống thuộc Báo Tri thức và Cuộc sống, thưa Chủ tịch Phan Xuân Dũng? - Ngày 18/5/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh tham dự Đại hội Đại biểu lần thứ nhất của Hội Phổ biến Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, tiền thân của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Tại đây, Bác dặn dò: “Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của Nhân dân, bảo đảm cho Chủ nghĩa xã hội thắng lợi”. Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ cho những trí thức trong việc phổ biến khoa học: “Những điều đem phổ biến phải thiết thực, phải chính xác, phải làm sao cho quần chúng có thể hiểu và làm được. Sau khi đã phổ biến, ta phải theo dõi, giúp đỡ quần chúng học tập và áp dụng cho tốt. Nếu chỉ phổ biến rồi bỏ mặc quần chúng, không quan tâm theo dõi họ thực hiện được hay không, kết quả tốt hay xấu, như vậy là thiếu tinh thần trách nhiệm”. Người khẳng đinh, Đảng, Chính phủ và Nhân dân ta đặc biệt đặt nhiều hy vọng vào Hội Phổ biến Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, mong các nhà khoa học “cố gắng thi đua làm trọn nhiệm vụ, cố gắng rèn luyện mình thành những chiến sĩ xuất sắc trong công việc phổ biến khoa học, kỹ thuật”. Hơn 60 năm qua, lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành kim chỉ nam cho hoạt động khoa học và công nghệ nước nhà, đặc biệt với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Báo Khoa học và Đời sống. lChặng đường hơn 65 năm từ khi ra đời và phát triển cho đến nay, Báo Khoa học và Đời sống đã thực hiện lời căn dặn đó, có được dấu ấn thế nào, thưa ông? - Ra đời ngày 30/9/1959, Báo Khoa học và Đời sống trải qua 65 năm xây dựng phát triển. Với truyền thống đầy tự hào, Báo đã xây dựng được uy tín với độc giả. Những lãnh đạo thời kỳ đầu của Báo là các nhà khoa học hàng đầu như GS Nguyễn Xiển, GS Lê Khắc, GS.VS Trần Đại Nghĩa… đã đặt những viên gạch đầu tiên trên con đường phổ biến khoa học kỹ thuật, nâng cao dân trí, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, thúc đẩy nền khoa học và công nghệ nước nhà phát triển. Báo đã tập hợp được đội ngũ đông đảo nhà khoa học là chuyên gia đầu ngành ở mọi lĩnh vực như nhà nông học Lương Định Của, GS Đào Thế Tuấn, GS Bùi Huy Đáp, GS Lê Văn Thiêm, GS Hoàng Tụy, GS Nguyễn Cảnh Toàn, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, GS Đào Vọng Đức, GS Nguyễn Lân Dũng, BS Vũ Đình Tụng, BS Nguyễn Khắc Viện, BS Lã Vĩnh Quyên, Dược sĩ Đỗ Tất Lợi, Dược sĩ Đỗ Huy Bích, Kỹ sư Đỗ Thái Bình… Nhờ đó, Báo kh ng định được vị thế hàng đầu về khoa học và công nghệ của Việt Nam. Sự góp mặt của các chuyên gia, nhà khoa học đã làm nên thương hiệu của Khoa học và Đời sống, giúp tờ báo có vị thế vững chắc, được độc giả tin yêu. Đây có thể nói vừa là may mắn, vừa là truyền thống quý báu, mang đặc trưng riêng của Khoa học và Đời sống. Kết nối cộng đồng doanh nhân, thúc đẩy kinh tế phát triển lCùng nhiệm vụ phổ biến kiến thức, Báo Khoa học và Đời sống có vai trò lớn trong việc kết nối cộng đồng doanh nhân. Điều đó có ý nghĩa thế nào, thưa TSKH Phan Xuân Dũng? - Sự phát triển của khoa học và công nghệ thực sự là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong chặng đường 65 năm phát triển, cùng sứ mệnh phổ biến kiến thức, Báo Khoa học và Đời sống luôn đồng hành với các doanh nhân. Khoa học và Đời sống là kênh tuyên truyền lan tỏa những gương điển hình tiên tiến trong sản xuất kinh doanh, đưa hình ảnh sản phẩm tiêu biểu với chất lượng tốt và giá thành hợp lý ra thị trường nội địa và quốc tế. Cùng đó, thông tin chính thống trên báo chí trở thành điểm tựa cho doanh nghiệp vững tin trong kinh doanh sản xuất. Đặc biệt, với vai trò tư vấn, giám định và phản biện xã hội, Khoa học và Đời sống còn lắng nghe, đưa ý kiến, phản ánh, góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách và xu hướng thị trường. Từ đó, có tác động tích cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp cũng là đối tác, nguồn lực và khách hàng quan trọng của Khoa học và Đời sống, đồng hành với báo trong nhiều hoạt động, trong đó có các hoạt động thiện nguyện. Khoa học và Đời sống/Báo Tri thức và Cuộc sống đã tựa như ngôi nhà chung để các doanh nhân tin tưởng, được kết nối, cùng nhau xây dựng giá trị bền vững. lKhoa học và Đời sống cần làm gì để tiếp tục phát huy truyền thống và phát triển, thưa Chủ tịch? - Cũng như nhiều báo khác, Khoa học và Đời sống đang đứng trước nhiều thách thức, khó khăn trong thời đại truyền thông kỹ thuật số. Sự phát triển công nghệ truyền thông mới, đặc biệt là sức ép cạnh tranh thông tin từ truyền thông xã hội vừa tạo ra thách thức, vừa tạo cơ hội cho Báo. Có thể thấy rõ, phương thức làm báo truyền thống khó thu hút độc giả như trước đây, phần lớn bạn đọc, nghe, xem qua các phương tiện số, cùng sự lấn át của truyền thông xã hội; cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu, đội ngũ nhân lực... Bên cạnh đó, việc phát triển sản phẩm nội dung số, truyền thông số, quảng cáo số còn khó khăn, câu chuyện lợi nhuận quảng cáo về túi Google, Facebook... rồi vấn đề bảo đảm an ninh mạng, chống nạn tin giả; vi phạm bản quyền tràn lan hiện tượng “xào xáo” tin có xu hướng tăng. Khoa học và Đời sống cũng cần phải thay đổi, đổi mới cho phù hợp thời đại khoa học công nghệ mới, phải nhanh nhạy hơn, cập nhật công nghệ mới nhanh hơn. Cần phát huy được thế mạnh của báo về khoa học; phát huy được sức mạnh của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ để có thông tin khoa học chính xác, phong phú, hấp dẫn. Đó cũng là đặc thù và thế mạnh của một tờ báo khoa học. Phải làm sao để ấn phẩm in Khoa học và Đời sống sẽ luôn là cẩm nang “gối đầu giường” của nhiều gia đình. Đó chính là bản sắc riêng không ai có, là thương hiệu, tài sản riêng của Báo Tri thức và Cuộc sống hôm nay. lTrân trọng cảm ơn Chủ tịch Phan Xuân Dũng! MAI LOAN (thực hiện) 65 năm Khoa học và Đời sống đồng hành cùng nhà khoa học, doanh nhân CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG: TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), khẳng định, suốt chặng đường dài 65 năm phát triển, Báo Khoa học và Đời sống luôn đồng hành cùng nhà khoa học và doanh nhân. KHOA HỌC ĐỜI SỐNG VỚI DOANH NHÂN

Số 39 (4353) Thứ Năm (26/9/2024) 4 Những thách thức đối với báo chí giải pháp Ông Nguyễn Bá, Tổng Biên tập Báo VietNamNet, cho rằng, bên cạnh lợi ích, có nhiều thách thức khi thực hiện báo chí giải pháp, kiến tạo. Cụ thể, thay đổi tư duy báo chí, nguồn lực hạn chế và tính khách quan và toàn diện. Ông Bá nêu quan điểm, để phát triển báo chí giải pháp, cần đào tạo và nâng cao nhận thức; tăng cường hợp tác quốc tế; phát triển chuyên mục, chương trình riêng về giải pháp xã hội, môi trường, kinh tế và khuyến khích đối thoại cộng đồng, nhằm thu hút sự quan tâm của độc giả, tạo ra một kênh thông tin đáng tin cậy. Đồng thời, cần thiết lập cơ chế đánh giá hiệu quả của báo chí giải pháp, báo chí kiến tạo, bao gồm thu thập phản hồi từ độc giả và đánh giá tác động của bài viết, sẽ giúp cơ quan báo chí điều chỉnh, cải thiện nội dung theo thời gian. KHOA HỌC ĐỜI SỐNG VỚI DOANH NHÂN ại Diễn đàn Tổng Biên tập 2024 do Báo Nhà báo và Công luận tổ chức ở Bình Thuận mới đây, lãnh đạo các cơ quan báo chí, quản lý, chỉ đạo báo chí đã chia sẻ, thảo luận về báo chí giải pháp, một xu hướng được cho là hướng đi mới hiện nay. Theo ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, một hư ng đi đang hiẹn rõ là báo chí xây dưng, báo chí giai pháp. Các co quan báo chí không chỉ đua tin, mà còn đê xuât những giai pháp hoạc luạn giai ky lư ng đê đọc gia cam thây đư c trao quyên và mang lai hy vong. Vì sao độc giả né tránh tin tức? Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Lê Trần Nguyên Huy, Quyền Tổng Biên tập Báo Nhà báo và Công luận, cho rằng, báo chí truyền thống đã, đang chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ truyền thông xã hội. Thực tế cho thấy, báo chí truyền thống không nên và không thể cạnh tranh với mạng xã hội về tốc độ đưa tin. Để bảo đảm sự tồn tại, kiến tạo nguồn thu và giữ chân độc giả, báo chí truyền thống buộc phải tìm những hướng đi mới. Chủ đề “Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?” được lựa chọn cho Diễn đàn Tổng Biên tập 2024. Ông Lê Quốc Minh cho biết, theo Reuters, một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng né tránh tin tức là thông tin quá tải, tác động tiêu cực đến tâm trạng độc giả và cảm giác bất lực trước tin tức. Một số người né tránh tin tức vì cho rằng, thông tin lặp đi lặp lại nhàm chán. Bản chất tiêu cực của tin tức cũng khiến độc giả thấy lo lắng, bất lực. Khi niềm tin với truyền thông bị xói mòn và tình trạng né tránh tin tức cao chưa từng thấy, cơ quan báo chí phải tìm hiểu lý do người dùng ồ ạt xa rời tin tức và tìm ra cách thu hút, tương tác, giữ chân độc giả. Tin tức tiêu cực thường bị coi là một trong những nguyên nhân chính. Vì vậy, báo chí phải xác định cách thức hoàn thành nhiệm vụ đưa tin mà không làm độc giả xa lánh. Do đó, theo ông Lê Quốc Minh, một hướng đi hiện rõ là báo chí xây dựng, báo chí giải pháp. Ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, chỉ ra thực tế, có hàng nghìn vấn đề, tin tức trong xã hội được phản ánh trên báo chí mỗi ngày. Hàng năm, khoảng 40 triệu tin, bài trên báo chí cả nước; mức lan tỏa thông tin từ báo chí lên mạng xã hội khoảng 400 triệu tin; tổng thời lượng phát thanh hàng năm khoảng gần 20 nghìn giờ; truyền hình khoảng 50 nghìn giờ. Tin tức trên báo chí nhiều nhưng hay trùng lặp. Nhiều tin mang đến năng lượng tiêu cực như các vụ việc chém giết, khủng bố, tai nạn thương tâm, bắt bớ, vô luân thường đạo lý... khiến công chúng tìm đến thông tin giải trí trên mạng và rơi vào trạng thái mệt mỏi bởi chính tin tức mình lựa chọn. Ông Phúc chỉ ra những thách thức đối với báo chí. Tình trạng suy giảm người đọc, xem, nghe, từ đó ảnh hưởng nguồn thu. Trong khi đó, thuật toán của các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới đã lấy đi 2/3 “miếng bánh quảng cáo” ngay tại thị trường Việt Nam. Không ít cơ quan báo ở nước ta đã định hình phong cách báo chí giải pháp. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bài viết mang tính phản biện với tư duy “bới móc”, “đánh đấm”, thiếu tính xây dựng, vô hình trung làm suy giảm niềm tin của công chúng đối với báo chí. Thách thức hiện hữu hơn cả là chất lượng nguồn nhân lực báo chí. Mô hình nào cho báo chí giải pháp? Ông Lê Quốc Minh nêu “7 bí kíp” đôi phó tình trang né tránh tin tưc: Nọi dung đon gian, ngăn gon Báo chí giải pháp Hướng đi cho báo chí truyền thống và hưu ích; viêt nhưng bài liên quan đên con ngư i và có sưc nạng; lăng nghe đọc gia (và có hành đọng phù hơp); quan tâm cọng đông và xây dưng tòa soan đa dang săc tọc; tao ra nhiêu format thu hút tư ng tác hon; suy nghi lai viẹc đua tin chính tri (theo hư ng xây dưng); tìm kiêm giai pháp và mang lai hy vong. Các co quan báo chí, trong khi đua tin, cung đê xuât giai pháp hoạc luạn giai ky lư ng đê đọc gia cam thây đư c trao quyên và mang lai hy vong. Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nêu rõ hiẹu qua cua báo chí xây dưng. Cụ thể, ảnh hư ng tích cưc đên tâm trang cua ngư i dùng; trao quyên cho đọc gia băng cách thúc đây niêm tin vào nang lưc ban thân; không bi coi là báo chí chât lư ng thâp; thúc đây moi ngư i hành đọng có ích cho xã họi; gia tang tư ng tác vơi co quan báo chí, tác gia bài báo và chu đê; tang sô “likes” dù có thê không thúc đây chia sẻ hoạc bình luạn; có thê thu hút và tang nguôn thu quang cáo, vì thu hút sư chú ý nhiêu hon cua đọc gia. “Có thực tế là khi công chúng bị choáng ngợp trước cơn bão thông tin, họ lại cần đến cơ quan báo chí. Giữa những tin tức thật giả lẫn lộn, người dùng không đủ sức để xử lý. Họ cần cơ quan báo chí chọn lọc cho họ. Đi xa rồi trở về, người dùng mong muốn được các cơ quan báo chí chính thống định hướng. Lúc này, cơ quan báo chí như ngọn hải đăng chỉ dẫn cho người dùng trong những vấn đề về công việc, cũng như cuộc sống. Làm thế nào để giữ vị trí ngọn hải đăng như thế, các cơ quan báo chí phải vượt qua rất nhiều trở ngại ở hiện tại và tương lai”, ông Minh nói. Ông Phan Xuân Thuỷ, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, cho rằng, báo chí giải pháp, báo chí xây dựng, báo chí kiến tạo là nội dung được công chúng và cơ quan quản lý Nhà nước đặc biệt quan tâm. Thời gian tới, từ sự định hướng của cơ quan chỉ đạo báo chí, quản lý báo chí, các cơ quan báo chí cần nâng cao vai trò, phát huy thế mạnh, phát triển báo chí giải pháp, góp phần xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam ngày càng hiện đại, chuyên nghiệp, nhân văn. Theo Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc, đưa ra giải pháp không phải chức năng chính của báo chí, nhưng xu hướng vận động của báo chí từ thực tiễn nhu cầu của độc giả đã hình thành một “phong cách” mới, gọi là báo chí giải pháp. Trong đó, báo chí tham gia vào đề xuất hoặc khuyến khích giải pháp với bài phân tích, bình luận hoặc điều tra sâu về vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị. Ông Lưu Đình Phúc dẫn chứng, báo chí mang tính xây dựng có nguồn gốc từ Đan Mạch. Pháp cũng có mạng lưới “Báo chí hy vọng” gồm những người “quảng bá tin tức dựa trên giải pháp”. Nguyên tắc chung của giải pháp cho tất cả bài báo là không quá một phần ba bài báo được mô tả vấn đề, trong khi ít nhất hai phần ba dành cho giải pháp. Những ấn phẩm này có lượng độc giả tăng đều đặn, cùng đó là mạng lưới cộng tác viên, chuyên gia, nhà khoa học được mở rộng, kết nối trên toàn cầu. Từ đó, Cục trưởng Cục Báo chí cho rằng, để thúc đẩy sự thay đổi nhận thức rất cần tăng tính phản biện của báo chí. Phản biện được thể hiện thông qua phản ánh tâm tư nguyện vọng chính đáng của các nhóm công chúng trong xã hội; phản biện chính sách, phản biện xã hội với tinh thần xây dựng. Báo chí phải trở thành diễn đàn để người dân tham gia mạnh mẽ vào những vấn đề xã hội, từ đó nhà lãnh đạo đưa ra quyết định phù hợp, sáng suốt về chính sách phát triển kinh tế, xã hội và con người. Báo chí đưa ra giải pháp mới góp phần kiến tạo giá trị để xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. Cùng đó, báo chí phải hành động để vượt qua những rào cản khó khăn về nguồn thu và suy giảm độc giả. Đưa ra giải pháp, tìm lời giải cho những bài toán khó mà công chúng báo chí và xã hội đang phải đối mặt sẽ là chìa khoá để báo chí vượt qua rào cản khó khăn. HẢI NINH (ghi) T Ông Lê Quốc Minh, Tổng biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam

Số 39 (4353) Thứ Năm (26/9/2024) 5 KHOA HỌC ĐỜI SỐNG VỚI DOANH NHÂN Báo Khoa học và Đời sống được thành lập theo chủ trương “Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phổ biến khoa học và kỹ thuật một cách có trọng điểm, có từng bước vững chắc, nhằm phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh, phục vụ quốc phòng”, được nêu ra tại Nghị quyết Đại hội lần thứ III của Đảng. Một số nhà khoa học đã lập Ban vận động thành lập Hội Phổ biến Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam, nay là Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, cơ quan chủ quản của Báo. Ngày 30/9/1959, Ban vận động đã xuất bản số đầu tiên Khoa học Thường thức. Trải qua 65 năm phát triển, Báo vượt qua nhiều chặng đường gian nan của thời chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, bao cấp, chuyển đổi sang kinh tế thị trường và hiện nay là thời kỳ chuyển đổi số. Mỗi thời có những khó khăn, thử thách riêng. Để có thành tựu hôm nay, Khoa học và Đời sống nhận được sự cộng tác nhiệt tình của biết bao thế hệ nhà khoa học cùng sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nhân kết hợp với Báo trong việc tổ chức các cuộc thi, hội thảo, tọa đàm, cũng như chung tay trong công việc thiện nguyện tới khắp mọi miền đất nước. Một vài hình ảnh về chặng đường 65 năm qua của Khoa học và Đời sống: Niềm tự hào của bao thế hệ! Ngày 30/9/1959, Báo Khoa học Thường thức (tiền thân của ấn phẩm Khoa học và Đời sống hiện nay) ra đời với mục tiêu tập hợp lực lượng trí thức và đẩy mạnh hoạt động phổ biến khoa học, kỹ thuật, nâng cao dân trí. TRẦN HẢI Tổng Bí thư Đỗ Mười trao đổi với Tổng Biên tập Báo Khoa học và Đời sống Trần Cư. Các phóng viên trao đổi với chuyên gia nước ngoài. Tổng Biên tập Trần Cư trong một buổi họp của Báo. Đoàn Báo Khoa học và Đời sống tham quan nhà máy của Tập đoàn An Phát, Hải Dương, ngày 16/11/2019. Với chức năng phản biện, Báo Khoa học và Đời sống đã tổ chức nhiều buổi tọa đàm với sự đồng hành của doanh nghiệp. Nguyên Tổng Biên tập Trần Thị Hiên (bên trái) trao đổi với Phó Tổng Biên tập Nguyễn Thị Mai Hương (nay là Tổng Biên tập) về chuyển đổi số báo chí ngày 26/8/2022 Tổng Biên tập Báo Tri thức và Cuộc sống Nguyễn Thị Mai Hương trao tặng giấy khen cho các nhà báo, phóng viên có thành tích xuất sắc ngày 9/1/2023.

Số 39 (4353) Thứ Năm (26/9/2024) 6 KHOA HỌC ĐỜI SỐNG VỚI DOANH NHÂN hoa học và Đời sống - ấn phẩm in của Báo Tri thức và Cuộc sống - là một trong 15 tờ báo lớn lâu đời nhất Việt Nam. 65 năm qua, Khoa học và Đời sống đã tạo được bản sắc riêng, là báo phổ biến kiến thức khoa học uy tín. Có được điều đó là nhờ sự đồng hành không mệt mỏi của các nhà khoa học. Ra đời cách đây vừa tròn 65 năm (30/1959 - 30/9/2024), Khoa học và Đời sống luôn tự hào vì có một thế hệ vàng các nhà khoa học lỗi lạc làm báo, đặc biệt là 3 vị Chủ nhiệm của Báo: GS Nguyễn Xiển, GS Lê Khắc, GS.VS Trần Đại Nghĩa. Các lãnh đạo đã đặt những viên gạch hồng làm nền móng vững chắc cho Báo Khoa học và Đời sống phát triển. Những định hướng, ý tưởng của các đồng chí về một tờ báo phổ biến khoa học, nâng cao dân trí không những là kim chỉ nam cho các thế hệ cán bộ, phóng viên của Báo trong suốt nhiều thập niên qua, mà cho đến nay và mãi mãi sau này vẫn còn nguyên giá trị. Khoa học và Đời sống tạo bản sắc riêng Nhờ uy tín của GS.VS Trần Đại Nghĩa nên những năm ông làm Chủ nhiệm Báo (từ Viện Khoa học Việt Nam đến Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), nhiều nhà khoa học đầu ngành đã cộng tác nhiệt tình với Báo. Có thể kể một số nhà khoa học như GS Tạ Quang Bửu, Phan Đình Diệu, Tôn Thất Tùng, Lê Văn Thiêm, Nguyễn Tấn Gi Trọng, Trần Hữu Tước, Bùi Huy Đáp, Hoàng Tụy, Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Văn Hiệu, Đào Vọng Đức, Nguyễn Lân Dũng Đỗ Tất Lợi, Vũ Văn Chuyên, Dương Hồng Hiên, Nguyễn Văn Trương, Đường Hồng Dật, Vũ Tuyên Hoàng… Họ coi viết báo phổ biến khoa học là trách nhiệm đóng góp nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh và thiết thực phục vụ phát triển sản xuất. Các bài báo, dù ngắn như phần giải đáp, luôn có ý kiến của chuyên gia, nhà khoa học. Hàm lượng khoa học trong mỗi bài báo luôn được Ban Biên tập đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, tờ báo có chỗ đứng trong lòng độc giả, được mọi người tin yêu và lưu giữ, coi đó là cẩm nang khoa học. Bà Trần Thị Thu Hiên, nguyên Tổng Biên tập Báo Khoa học và Đời sống, chia s , Khoa học và Đời sống tạo được bản sắc riêng. Sức mạnh to lớn nhất có được là niềm tin của bạn đọc vào tính chính xác, chỉn chu của một tờ báo khoa học. “Chúng tôi làm được điều này nhờ sự nghiêm túc và nhiệt tình của các nhà khoa học, các chuyên gia, sự tận tâm của những người làm báo Khoa học và Đời sống nhiều thế hệ. Theo đó, Báo luôn cung cấp kiến thức gốc, trực tiếp từ những người có trình độ chuyên môn nên luôn được bạn đọc tin tưởng”, nguyên Tổng Biên tập Báo Khoa học và Đời sống nhấn mạnh. Ngay khi ra mắt ngày 30/9/1959, tên Khoa học Thường thức đã nói lên nội dung Báo là phổ biến Báo Khoa học và Đời sống Tạo bản sắc riêng ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc kiến thức khoa học kỹ thuật rộng rãi cho Nhân dân. Vì thế, khi đó, Báo được xác định là một trong 4 tờ báo (cùng Báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân và Đại đoàn kết) được phát hành tới cơ sở xã, phường, có lúc phát hành trên 10 vạn tờ/kỳ mà không đủ bán. Từ tháng 1/1977, để phù hợp tình hình mới, Báo được đổi tên thành Khoa học và Đời sống, với tôn chỉ mục đích vẫn là phổ biến kiến thức nhưng rộng hơn, cao hơn, theo kịp sự phát triển khoa học, công nghệ ở Việt Nam và của thế giới. 65 năm qua, nhiều thế hệ cán bộ, phóng viên, cộng tác viên, bạn đọc đã và đang chung tay góp sức, góp trí tuệ làm nên tờ báo. Không chỉ liên tục đổi mới về nội dung cho phù hợp thời đại, Báo Khoa học và Đời sống còn tăng trang, tăng kỳ, tăng thể loại ấn phẩm mà vẫn luôn tuân thủ tôn chỉ mục đích là phổ biến kiến thức, nâng cao dân trí, ngày càng bám sát được thời sự, bám sát cuộc sống, phục vụ bạn đọc ngày một tốt hơn. Hiện nay, với xu thế số hoá, Báo nhanh chóng tổ chức thực hiện phiên bản Báo điện tử dưới định dạng ePaper, tạo điều kiện thuận lợi cho người đọc trên nền tảng điện tử. Ghi dấu ấn rõ nét trong lòng bạn đọc Khoa học và Đời sống thực sự đã ghi dấu ấn rõ nét trong lòng bạn đọc và được Nhà nước ghi nhận công lao với các Huân chương Lao Động hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Nhất và Huân chương Độc lập hạng Ba, cùng nhiều bằng khen, huân huy chương của các ngành. Năm 1984, kỷ niệm 25 năm thành lập Khoa học và KMINH ANH Thư Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Báo Khoa học và Đời sống nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Báo.

Số 39 (4353) Thứ Năm (26/9/2024) 7 KHOA HỌC ĐỜI SỐNG VỚI DOANH NHÂN Báo Khoa học và Đời sống chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân dịp Đại tướng 90 tuổi. Đời sống, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết thư gửi Báo: Nhân ngày kỷ niệm vẻ vang của Báo Khoa học và Đời sống, tôi thân ái gửi tới các đồng chí ở Bộ Biên tập và đông đảo độc giả lời chào mừng nồng nhiệt. Tờ báo của các đồng chí mang một cái tên biết bao rộng lớn và cao đẹp mà chúng ta thật khó hình dung hết nội dung phong phú, ý nghĩa sâu xa cùng tính chất thiết thực của nó và đây là điều mà chúng ta rất cần, nhất là lúc này và sau này cũng vậy. Chào thân ái và quyết thắng 23/9/1984 Phạm Văn Đồng Năm 2004, nhân kỷ niệm 45 năm thành lập, Báo Khoa học và Đời sống vinh dự được Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư tay chúc mừng: Chúc Báo Khoa học và Đời sống luôn theo sát thực tiễn Khoa học và Đời sống. Tích cực góp phần xứng đáng xây dựng nền khoa học Việt Nam theo kịp trình độ nền khoa học thế giới. Góp phần xứng đáng vào sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, cùng toàn dân ta đẩy mạnh công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đem lại cuộc sống văn minh, hạnh phúc cho toàn dân. Hà Nội, ngày 20/9/2024 Đại tướng Võ Nguyên Giáp GS Vũ Khiêu cũng từng nói, đất nước muốn hưng thịnh, phải coi trọng hiền tài. Hiền tài ở đây là những bậc trí sĩ trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực khoa học. Báo Khoa học và Đời sống có vai trò rất quan trọng, bởi người làm khoa học thường ít nói, cần có một cầu nối chia s và ghi nhận những nghiên cứu của họ với xã hội, với nước nhà. Cái tên Khoa học và Đời sống cũng rất ý nghĩa. Đời sống không có khoa học thì làm sao mà phát triển. Khoa học không ứng dụng vào đời sống thì là khoa học “chết”. Nhân dịp Tết Bính Tuất 2006, GS Vũ Khiêu viết tặng Báo Khoa học và Đời sống câu đối: Ví không khoa học trong đời sống/Sao có văn minh giữa mạnh giàu. Câu đối này đã trở thành kim chỉ nam cho Báo, với tôn chỉ Tri thức là sức mạnh. Gần đây, thực hiện chủ trương quy hoạch báo chí, Báo Khoa học và Đời sống trở thành một trong bốn ấn phẩm chung của báo thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). Đó là Báo Tri thức và Cuộc sống. Đánh giá về những thành tựu 65 năm qua của Báo Khoa học và Đời sống, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam,cho biết, trong lịch sử 65 năm, Khoa học và Đời sống đã xây dựng được uy tín với độc giả, thực hiện sự chỉ đạo của VUSTA trong việc tập hợp đội ngũ đông đảo các nhà khoa học là chuyên gia đầu ngành ở mọi lĩnh vực. Báo Tri thức và Cuộc sống là tờ báo chính thống của VUSTA, trực tiếp do Đảng Đoàn lãnh đạo. Để thực sự phát triển trong thời gian tới, Ban Biên tập, tất cả cán bộ, nhân viên, phóng viên Báo Tri thức và Cuộc sống cần nhận thức rõ, nỗ lực hết sức, không ngừng sáng tạo, không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng hình ảnh, nội dung tin tức, công nghệ làm báo để tạo dựng thương hiệu báo chí có uy tín trong hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam, thực sự trở thành cơ quan báo chí, tiếng nói của VUSTA, của giới trí thức, đặc biệt là trí thức khoa học và công nghệ. GS.VS Trần Đại Nghĩa - Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, kiêm Chủ nhiệm Báo Khoa học và Đời sống - đón tiếp và làm việc với Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1984. Thư Đại tướng Võ Nguyên Giáp chúc mừng Báo Khoa học và Đời sống nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Báo (năm 2004). GS.TS Nguyễn Lân Dũng, một trong những nhà khoa học đầu ngành, có thời gian cộng tác rất dài với Báo Khoa học và Đời sống. Ông từng chia s : Báo Khoa học và Đời sống đã làm đúng tinh thần Tri thức là sức mạnh như Nghị quyết của Đảng và lời căn dặn của Bác Hồ. Các nhà khoa học cộng tác với Báo viết hàng nghìn, hàng vạn bài báo phổ biến kiến thức khoa học. Rất nhiều kinh nghiệm có giá trị được vinh danh và phổ biến. Là nhà sinh học, ông thường xuyên tham gia viết bài hoặc góp phần giải đáp khoa học cho bạn đọc. Ông coi đó là trách nhiệm vừa là niềm vui trong cuộc sống. Một trong những kỷ niệm ông nhớ nhất là kiến thức về làm bánh men và thực hiện “tắt bếp, ủ men” đã được nông dân ở khắp nơi hưởng ứng. Để giữ vững được thương hiệu tờ báo 65 năm, Báo cần gắn bó với đội ngũ khoa học vẫn thường xuyên cộng tác với Báo. Cùng đó, giữ mối liên hệ với đông đảo bạn đọc để phản ánh với chuyên gia những thắc mắc của quần chúng lao động. GS Nguyễn Anh Trí, Đại biểu Quốc hội, cho rằng, mạng xã hội ngày càng phát triển, nhưng không thể thay được báo chính thống với thông tin nghiêm túc, chuẩn mực, được kiểm duyệt chặt chẽ. Đối với cá nhân ông, Khoa học và Đời sống là tờ báo đã đi cùng sự phát triển tri thức cá nhân, từ thuở ấu thơ cho đến khi thành nhà khoa học. Báo đã cung cấp cho ông kiến thức tổng hợp trong mọi lĩnh vực, đặc biệt về khoa học kỹ thuật, cập nhật sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong nước, cũng như nước ngoài. “Tôi rất yêu quý tờ báo này và đây là một trong những tờ báo tôi rất hay tìm đọc. Tôi đánh giá rất cao giá trị của tờ báo và thấy cần thiết phải có một tờ báo như vậy”, GS Trí nói. Tuy nhiên, trong tình hình mới, Báo cần phải chuyển đổi về hình thức và nội dung đa dạng hơn. Mạng xã hội cập nhật liên tục, các trang báo điện tử cũng phải tăng tốc rất nhanh trong việc đưa tin. Nếu báo chính thống có thông tin tốt, chính xác, tốc độ nhanh, mạng xã hội không thể cạnh tranh được.

Số 39 (4353) Thứ Năm (26/9/2024) hiều doanh nhân đánh giá cao sự hợp tác, thúc đẩy môi trường kinh doanh của Khoa học và Đời sống nói riêng và báo chí nói chung. 65 năm qua, Khoa học và Đời sống là cầu nối tin cậy, hiệu quả của doanh nghiệp với người tiêu dùng. 8 Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng Ông Nguyễn Phương Sơn - Giám đốc Đối ngoại, Công ty Amway Việt Nam: Khoa học và Đời sống là một trong những báo tiên phong quan trọng, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, phát triển bền vững, giúp nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về phương thức bán hàng trực tiếp (direct selling), một mô hình kinh doanh tiên tiến có lịch sử lâu đời. Trong suốt 65 năm qua, Khoa học và Đời sống vừa tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, vừa phản ánh tình hình, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, khích lệ tinh thần kinh doanh trong xã hội, thúc đẩy văn hóa kinh doanh có đạo đức. Chúng tôi rất vinh dự khi là một trong những doanh nghiệp được Khoa học và Đời sống đánh giá cao về sản phẩm và dịch vụ. Sự chú ý và quan tâm của Quý Báo giúp chúng tôi có thêm động lực để tiếp tục nỗ lực, phát triển hơn nữa. Hơn 16 năm có mặt tại Việt Nam, Amway nỗ lực trên hành trình phụng sự vì sức khỏe người Việt, giúp mọi người có cuộc sống tốt đẹp, khỏe mạnh hơn. Để có được niềm tin và thành công như hôm nay, không thể không nhắc đến sự đồng hành và hỗ trợ từ các tổ chức, cơ quan quản lý, đặc biệt là cơ quan báo chí truyền thông trên khắp cả nước, trong đó có ấn phẩm Khoa học và Đời sống. Thời gian tới, Amway tiếp tục tăng cường hợp tác với cơ quan báo chí nói chung, ấn phẩm Khoa học và Đời sống nói riêng, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin, tuyên truyền của báo chí về kinh tế, doanh nghiệp, doanh nhân, góp phần đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Cung cấp thông tin hữu ích cho doanh nghiệp Bà Vũ Thu Hằng - Giám đốc Truyền thông Ngân hàng TMCP Bắc Á: Quá trình phát triển của doanh nghiệp luôn có sự đồng hành của báo chí nói chung, ấn phẩm Khoa học và Đời sống nói riêng. Báo đã cung cấp cho doanh nghiệp thông tin hữu ích để đưa ra quyết định đầu tư, áp dụng khoa học công nghệ hợp lý. Hiện nay, các trang mạng xã hội có nhiều thông tin giật gân, câu view, gây hoang mang cho doanh nghiệp. Ấn phẩm Khoa học và Đời sống đi đầu về Cầu nối hữu hiệu của doanh nghiệp và người tiêu dùng mảng kiến thức kỹ thuật, khoa học công nghệ nên độc giả cũng như doanh nghiệp rất mong muốn báo mang lại thông tin nhanh, chính xác, có giá trị cho doanh nghiệp trên mặt trận thông tin. Chúng tôi luôn đặt nhiệm vụ phản biện chính sách lên hàng đầu, bởi trong nền kinh tế thị trường, thể chế rất quan trọng. Mong muốn đó của chúng tôi sẽ không bao giờ có thể lan tỏa đến xã hội, người tiêu dùng một cách đầy đủ nếu không có báo chí, trong đó có Khoa học và Đời sống. Suốt 65 năm qua, Khoa học và Đời sống tạo ra sân chơi cho bạn đọc, cũng như người tiêu dùng trong việc tìm hiểu kiến thức về sản phẩm có hàm lượng khoa học cao. Thông qua báo, doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, chất lượng tốt tới người tiêu dùng, đồng thời phổ biến, cập nhật kiến thức để khách hàng, người dân trở thành nhà tiêu dùng thông thái. Báo là kênh thông tin nhanh để sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận người tiêu dùng. Trong thời đại công nghệ 4.0, kinh tế số, Ngân hàng TMCP Bắc Á đã tư vấn đầu tư cho doanh nghiệp như Tập đoàn TH triển khai các dự án ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn hàng đầu thế giới như sữa tươi sạch TH true MILK, sản phẩm về thảo dược TH true Herbal, sản phẩm thực phẩm TH true Food... và tiếp tục hành trình khát vọng kiến tạo nên những mô hình kinh tế mà Thế giới mơ ước tiến tới. Đó cũng chính là những viên gạch nền móng lập nên tiền đề nhân sinh, trí tuệ, khoa học, nhân văn cho nền nông nghiệp ở Việt Nam thế kỷ 21, “đưa đất nước ta, dân tộc ta vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên của tiên tiến, văn minh, hiện đại”. Do đó, chúng tôi mong Khoa học và Đời sống ngày càng cải tiến, đầu tư công nghệ, không chỉ đưa thông tin, mà cả dữ liệu và tư vấn khoa học công nghệ, giúp doanh nghiệp trong hoạt động kinh tế, phát triển bền vững. Ấn phẩm quen thuộc với nhiều thế hệ độc giả Ông Đỗ Thanh Tuấn, Giám đốc Đối ngoại Vinamilk: Là công ty dinh dưỡng hàng đầu tại Việt Nam với cam kết cung cấp những sản phẩm dinh dưỡng đạt chất lượng quốc tế, Vinamilk luôn chú trọng nghiên cứu và đầu tư cho khoa học, công nghệ trong sản xuất và chăn nuôi bò sữa, xây dựng các trang trại bò sữa N Ông Nguyễn Phương Sơn - Giám đốc Đối ngoại, Công ty Amway Việt Nam: Bà Vũ Thu Hằng - Giám đốc Truyền thông Ngân hàng TMCP Bắc Á. KHOA HỌC ĐỜI SỐNG VỚI DOANH NHÂN

Số 39 (4353) Thứ Năm (26/9/2024) 9 hiện đại. Trong đó, các kênh về khoa học, công nghệ là một trong những nguồn thông tin hữu ích, giúp chúng tôi cập nhật, tham khảo để ứng dụng cho hoạt động của mình. Qua 65 năm phát triển, Khoa học và Đời sống là tờ báo quen thuộc với nhiều thế hệ độc giả tại Việt Nam, được biết đến như kênh thông tin về khoa học và công nghệ đa dạng, phong phú, hữu ích, lan tỏa kiến thức khoa học đến với cộng đồng doanh nghiệp. Trong thời đại mà công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, Khoa học và Đời sống trở thành một trong những nguồn thông tin tham khảo giúp các doanh nghiệp nắm bắt kịp thời xu hướng mới nhất. Đây cũng là nơi để các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà khoa học và độc giả chia s , thảo luận, góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết của cộng đồng. Trong chặng đường sắp tới, tôi tin tưởng rằng, Khoa học và Đời sống tiếp tục phát huy vai trò cầu nối giữa nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và cộng đồng. Tin tưởng với tư duy kiến tạo, không ngừng đổi mới, bắt nhịp sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, Khoa học và Đời sống sẽ ngày càng phát triển, gặt hái thành công hơn nữa. Kênh truyền thông hiệu quả Bà Chu Thị Minh Thơm - CEO Công ty Xây dựng và Phát triển Dịch vụ Vinhouse: Thời chưa có báo điện tử, rất nhiều độc giả sưu tầm các bài báo đóng thành từng quyển để học tập, áp dụng. Do vậy, thông tin đăng tải trên Khoa học và Đời sống cũng được người tiêu dùng tin tưởng hơn rất nhiều các trang mạng xã hội... Tôi lựa chọn Khoa học và Đời sống là đối tác hàng chục năm qua bởi theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thị trường, đây là báo trung thực, khách quan, tin cậy, chỉ quảng cáo những sản phẩm đã qua thẩm định, có chất lượng, được cấp phép, tạo dựng được uy tín trong lòng bạn đọc. Điều này phù hợp tôn chỉ, mục đích kinh doanh của doanh nghiệp chúng tôi. Đến nay, Khoa học và Đời sống là kênh truyền thông chuyên nghiệp, hiệu quả, được nhiều chủ đầu tư quan tâm trong các chiến lược marketing của mình. Từ ngày đầu khởi nghiệp, phải đối mặt nhiều khó khăn, thử thách, VinHouse đã may mắn có sự đồng hành cùng Khoa học và Đời sống. Hơn chục năm trước, vệ sinh công nghiệp là lĩnh vực còn nhiều mới m , nhất là đối với nữ doanh nhân khởi nghiệp. Đây cũng là lĩnh vực sử dụng hóa chất tẩy rửa, công nghệ làm sạch hiện đại, thường xuyên cập nhật ứng dụng khoa học kỹ thuật. Do đó, thông tin phát minh sáng chế, kiến thức khoa học trên Khoa học và Đời sống luôn là bạn đồng hành với doanh nghiệp chúng tôi. Nhờ có sự truyền tải những thông điệp về đạo đức nghề nghiệp, tinh thần yêu lao động của Khoa học và Đời sống, Vinhouse được các đối tác biết đến nhiều hơn. Đánh giá cao đóng góp của Khoa học và Đời sống Bà Hoàng Nhật Thành - CEO Công ty Cổ phần Tập đoàn Âu Lạc Việt: Một bài báo hay, chính xác, lan tỏa khí thế, tinh thần kinh doanh trong xã hội... có thể thúc đẩy thành công của doanh nghiệp. Ngược lại, một bài báo cũng có thể làm tiêu tan thương hiệu, doanh nghiệp. Trong bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào, báo chí cũng luôn đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt, trong ngành du lịch lữ hành chuyên kinh doanh, khai thác các sản phẩm vô hình, vai trò của báo chí càng cần thiết hơn. Thông qua những thước phim, hình ảnh, bài viết của mình, các nhà báo giúp du khách có thông tin, kiến thức, cảm xúc... khi lựa chọn sản phẩm du lịch, thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn. Thực tiễn chứng minh báo chí là công cụ hiệu quả để nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp quảng bá du lịch Việt Nam là điểm đến an toàn, thân thiện. Báo chí truyền thông giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đưa ra thông điệp đúng đắn, có tác động lớn đến việc thu hút khách du lịch đến Việt Nam. Âu Lạc Việt đánh giá cao những đóng góp cống hiến của báo có bề dày 65 năm như Khoa học và Đời sống. Nhóm PV Ông Đỗ Thanh Tuấn, Giám đốc Đối ngoại Vinamilk, trao tặng những phần quà ý nghĩa cho các điểm trường sau những ngày bão lũ. Bà Chu Thị Minh Thơm - CEO Công ty Xây dựng và Phát triển Dịch vụ Vinhouse Bà Hoàng Nhật Thành - CEO Công ty Cổ phần Tập đoàn Âu Lạc Việt: KHOA HỌC ĐỜI SỐNG VỚI DOANH NHÂN

Số 39 (4353) Thứ Năm (26/9/2024) 10 SỨ MỆNH DOANH NHÂN VIỆT NAM AHLĐ Nguyễn Quang Mâu, Chủ tịch HĐQT Tổ hợp Công ty Cổ phần Gốm Đất Việt, chia s , một trong những vinh dự, tự hào của ông là được tôn vinh Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu (do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức). Từ cậu bé nghèo học hết lớp 7 tới nhà khoa học được tôn vinh AHLĐ Nguyễn Quang Mâu sinh năm 1950 tại Thái Bình. Gia đình nghèo, học hết lớp 7, cậu bé Mâu phải bỏ học, ở nhà làm ruộng. Cơ duyên đưa đẩy, cùng sự cố gắng và tinh thần tự học, từ công nhân lao động phổ thông, ông trở thành Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Viglacera Hạ Long. Ở vị trí lãnh đạo, với việc thúc đẩy cơ giới hóa sản xuất, bảo vệ môi trường, ông đã góp phần giúp Viglacera Hạ Long được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động năm 2008. Cá nhân ông cũng được trao danh hiệu này năm 2009. Sau khi về hưu tháng 1/2012, ông Nguyễn Quang Mâu không nghỉ ngơi mà tiếp tục đam mê của mình. Ông sáng lập Tổ hợp Công ty Cổ phần “Gốm Đất Việt” (Tổ hợp Gốm Đất Việt) tại Quảng Ninh. Trải qua nhiều khó khăn, dưới sự dẫn dắt của “thuyền trưởng” Nguyễn Quang Mâu, Gốm Đất Việt trở thành biểu tượng trong ngành sản xuất gạch ngói đất sét nung cao cấp tại Việt Nam và trên thế giới. Sản phẩm của Gốm Đất Việt không chỉ được tin dùng trong nước, mà còn vươn tới thị trường 56 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, có cả những thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... Uy tín của gốm Đất Việt được ghi nhận qua hơn 100 giải thưởng quốc gia và 39 giải thưởng quốc tế, trong đó có Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ, một trong những giải thưởng danh giá nhất. Năm 2022, AHLĐ Nguyễn Quang Mâu được vinh danh “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu”. “Đó là niềm động viên, khích lệ, vinh dự rất lớn đối với tôi. Từ một anh nông dân, đi lên từ làng, tôi đã trở thành nhà khoa học, được “sánh vai” bên các nhà khoa học, trí thức lớn của đất nước. Tôi là nhà khoa học đi lên từ thực tiễn, nhà khoa học không chứng chỉ”, AHLĐ Nguyễn Quang Mâu bày tỏ. Ông cũng được Trường Đại học Quốc tế Hoa Kỳ, Đại học Quốc tế Paris (Pháp); Viện Đại học Kỷ lục Thế giới vinh danh Viện sĩ, Giáo sư, Tiến sĩ danh dự và là thành viên của Liên đoàn Các nhà sáng tạo Thế giới. Đam mê và ý chí Trò chuyện với PV ngay khi trở về từ chuyến “bán hàng” ở Nam Định, AHLĐ Nguyễn Quang Mâu chia s , để có được những thành quả ngày hôm nay, với ông, là cả một quá trình nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ. Ông học bất cứ khi nào có điều kiện, cái gì chưa thạo đều học. Không chỉ học từ thầy cô, giảng đường, mà ông học ở chính anh em, bạn bè, từ người lao động, công nhân, cấp dưới của mình. Khi ở vị trí lãnh đạo, ông càng chú trọng việc học, bởi không có chuyên môn, nói cấp dưới không nghe. Chìa khóa cho những thành công của ông là đam mê và ý chí. Khi thành lập Gốm Đất Việt, thương hiệu còn non tr , đúng lúc kinh tế suy thoái toàn cầu, lãi vay tăng cao, COVID-19 hoành hành. Ngoài ra, doanh nghiệp phải đối mặt tin đồn thất thiệt Gốm Đất Việt sắp phá sản, nội bộ lục đục… Thời điểm đó, lãi suất ngân hàng có lúc lên đến 22% mà cũng không giải ngân cho vay, cổ đông nhiều người muốn rút vốn. Nhiều nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào e dè, ra văn bản trói nợ, thậm chí đe dọa... Có những lúc công ty đứng trước bờ vực phá sản, đóng cửa nhà máy, nhưng trách nhiệm không cho phép ông gục ngã. “Tôi làm việc quên ngày đêm, lễ tết, thứ Bảy, Chủ nhật, thậm chí quên gia đình. Để có được thành công như hôm nay, tôi phải trả giá bằng bao mồ hôi, nước mắt. Không phải “khóc dở, mếu dở” mà là “khóc thật, mếu thật”. Không có đam mê và ý chí thì không thể vượt qua được”, ông Mâu tâm sự. Hiện tại, thử thách vẫn còn trước mắt. Cơn bão số 3 (Yagi) càn quét qua Quảng Ninh khiến doanh nghiệp của ông chịu thiệt hại nặng nề. Hàng chục nghìn m2 nhà kính bị bay mái, toàn nhà máy ngập trong nước, mấy vạn cây cối gãy gục… Trong 10 ngày mất điện lưới, riêng tiền dầu vận hành cho một nhà máy đã mất hơn 1 tỷ đồng. Tổng thiệt hại ước khoảng 30 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngay khi bão tan, ông và các giám đốc, cán bộ chủ chốt đã tỏa đi thị trường nhiều tỉnh để kiểm tra thị trường, bán hàng, không để công việc ngưng trệ. “Có người hỏi tôi, ở tuổi 75 rồi, sao ông không nghỉ ngơi đi. Nhưng với tôi, công việc chính là đam mê, niềm vui và cũng là trách nhiệm. Bao nhiêu năm qua, nhờ đam mê và ý chí, tôi cùng công ty vượt qua được thử thách, giờ cũng vẫn vậy”, AHLĐ Nguyễn Quang Mâu chia s . Thành công nhờ khoa học và công nghệ AHLĐ Nguyễn Quang Mâu cho hay, Gốm Đất Việt mang nhiều đặc tính thuần Việt, được người tiêu dùng ưa thích. Gốm có màu đỏ quýt trầu, âm thanh trong chắc; gạch lát nền không trơn trượt, không nồm, không rêu mốc; mái ngói lợp mãi mãi không phai màu, ấm áp về mùa đông, mát m về mùa hè, chịu va đập mưa đá, thời tiết khắc nghiệt. Đặc biệt, công nghệ nghiền khô siêu mịn đã vừa giúp tiết kiệm năng lượng, vừa thân thiện với môi trường. Gốm Đất Việt được sử dụng trong rất nhiều công trình đặc biệt cùng khách sạn, resort, nhà hàng cao cấp trên mọi miền Tổ quốc. Đến nay, gốm Đất Việt được trao nhiều giải thưởng danh giá. Trong đó, tháng 5 vừa qua, công trình “Ứng dụng công nghệ nghiền khô siêu mịn sản xuất gạch ngói cao cấp siêu mỏng, tiết kiệm năng lượng” của nhóm tác giả AHLĐ Nguyễn Quang Mâu và cộng sự nhận giải Nhất Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam VIFOTEC 2023 (do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức). Theo AHLĐ Nguyễn Quang Mâu, những gì mà Gốm Đất Việt có được như ngày hôm nay, là nhờ khoa học và công nghệ. “Nếu không có khoa học, lấy khoa học làm then chốt, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, Gốm Đất Việt “tiêu” từ lâu rồi. Nhờ có khoa học, chúng tôi đẩy năng suất gấp hơn 2 lần thiết kế, hàng trăm loại sản phẩm mới, nhẹ nhất, mịn nhất, mỏng nhất, bền nhất, tiết kiệm năng lượng, chi phí đã ra đời, được thị trường đón nhận”, ông Nguyễn Quang Mâu nói. Ngày 19/7/2021, Công ty Cổ phần Gốm Đất Việt được chứng nhận trở thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Ông Mâu tự hào vì đã tập hợp được đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, đưa khoa học vào thực tiễn. “Để ứng dụng khoa học và công nghệ, phải có các chuyên gia, nhà khoa học cùng làm. Mình chỉ có ý tưởng, vận hành do những người kề vai sát cánh làm. Ý tưởng như con thuyền, thuyền không có người lái, chèo thì đi sao được. Chỉ đơn giản vậy thôi”, ông Mâu tâm sự. Ông cho rằng, hiện tại, Gốm Đất Việt đã ở vị trí số 1 về chất lượng, tuy nhiên, về thương hiệu thì chưa. Trăn trở của ông là làm sao tiếp tục tăng năng suất, chất lượng, truyền thông, làm thế nào trong nước và thế giới biết đến. Anh hùng lao động (AHLĐ) Nguyễn Quang Mâu khẳng định, việc ứng dụng khoa học và công nghệ có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp như Gốm Đất Việt. Không có khoa học, doanh nghiệp của ông không thể tồn tại và phát triển. MAI LOAN Ông Nguyễn Quang Mâu nhận Viện sĩ danh dự Trường Đại học Quốc tế Hoa Kỳ. AHLĐ Nguyễn Quang Mâu đón nhận kỷ lục thế giới thứ sáu tại Ấn Độ năm 2023. Không có khoa học… doanh nghiệp của tôi “tiêu” rồi! ANH HÙNG LAO ĐỘNG NGUYỄN QUANG MÂU: Gốm Đất Việt gặt hái được rất nhiều giải thưởng và chứng nhận: Là Doanh nghiệp Văn hóa Khoa học và công nghệ, sản xuất tuần hoàn, đạt chứng chỉ không gian di sản văn hóa, nhà máy XANH; sản phẩm XANH, sạch, đẹp, thân thiện môi trường…; đồng thời là sản phẩm có độ bền cơ học cực cao, chịu axit xâm nhập mặn, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, chịu bền băng giá bão tuyết… Gốm Đất Việt đạt Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam; ba lần được vinh danh giải thưởng Sao vàng Đất Việt (năm 2012, 2015, 2018). Năm 2016, Công ty đoạt giải Vàng Chất lượng quốc gia. Năm 2020, Tổ hợp Công ty Cổ phần Gốm Đất Việt được Liên minh Kỷ lục Thế giới (Worldkings) trao 6 chứng nhận kỷ lục Thế giới: Đơn vị sản xuất Viên gạch Cotto siêu mịn lớn nhất thế giới và Doanh nghiệp khoa học công nghệ có nguồn đất sét tại chỗ trữ lượng cao. Đến nay, Tổ hợp Gốm Đất Việt nâng con số xác lập kỷ lục quốc gia lên 39, đồng thời có 2 giải nhất, 1 giải nhì của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam Vifotec, 2 huy chương vàng của Tổ chức sáng tạo Thế giới. Ban tổ chức triển lãm Khoa học Kinh tế Quốc tế năm 2022 và 2023 tại Seoul Hàn Quốc về thành tựu khoa học và công nghệ đã bình chọn, tặng 2 giải thưởng đặc biệt. Ngày 25/8/2024, tại TP HCM, Tổ hợp Gốm Đất Việt đón nhận giải vàng top 10 Thương hiệu Số 1 Việt nam 2024 và nhiều phần thưởng, giải thưởng cao quý khác của các tổ chức xã hội. Ông Nguyễn Quang Mâu nhận bằng khen Tri thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu năm 2022.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==