Khoa học và Đời sống số 38-2024

Số 38 (4352) Thứ Năm (19/9/2024) Tấm bản đồ cổ nhất thế giới Tấm đất sét có tên Imago Mundi là một hiện vật quan trọng của người Babylon. Được tạo ra từ 2.600 - 2.900 năm trước, các nhà nghiên cứu cho hay đã giải mã được nội dung trên Imago Mundi. Từ lâu, nó được cho là tấm bản đồ cổ nhất thế giới. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, việc giải mã Imago Mundi giúp làm sáng tỏ những bí ẩn về tín ngưỡng và hiểu biết của người Babylon về thế giới, bao gồm địa lý của nhiều nơi trên Trái đất. Trên tấm đất sét Imago Mundi có hình tròn và được chia thành hai vòng tròn đồng tâm. Những đoạn văn bản trên hiện vật cổ xưa này được biết bằng chữ hình nêm - một hệ thống chữ viết cổ sử dụng các ký hiệu hình nêm - mô tả sự sáng tạo ban đầu của thế giới. Bản đồ trên tấm đất sét Imago Mundi mô tả Lưỡng Hà - hay vùng đất “giữa các con sông” - một khu vực lịch sử ở Trung Đông được cho là toàn bộ “thế giới đã biết” vào thời điểm đó. Tấm bản đồ cũng xác nhận niềm tin của người Babylon vào Thần sáng tạo vĩ đại là Marduk và các sinh vật và quái vật thần thoại như người bọ cạp và Anzu - loài chim có đầu sư tử. Ở trung tâm phía dưới của bản đồ là Lưỡng Hà. Điều khiến giới nghiên cứu chú ý nhiều là hai vòng tròn bao quanh thành phố. “Vòng tròn kép rất quan trọng vì nó có chữ hình nêm ghi là “sông đắng” và dòng nước này được cho là bao quanh thế giới đã biết” - chuyên gia Bảo tàng Anh, tiến sĩ Irving Finkel cho biết trong một video trên Youtube. Nhóm nghiên cứu đã xác nhận vòng tròn trên tấm bia đá bao quanh Lưỡng Hà ủng hộ niềm tin của người Babylon rằng, khu vực này là trung tâm của thế giới. Dù vậy, họ vẫn hiểu rằng, Lưỡng Hà là một phần của một vùng đất rộng lớn hơn. Cổ vật quý giá Tấm đất sét Imago Mundi còn mô tả một con sông khác - sông Euphrates - cắt qua Lưỡng Hà cổ đại từ Bắc vào Nam, nối liền “sông đắng”. Theo tiến sĩ Irving, đó là một vành đai nước rất quan trọng. Người Babylon đã có ý tưởng về ranh giới của thế giới nơi họ sinh sống vào khoảng thế kỷ 6. Những dòng chữ hình nêm trên tấm bản đồ cổ này có điểm tên thành phố hoặc bộ tộc từng sinh sống ở đó, bao gồm: Assyria, Der và Urartu. Ngoài ra, người Babylon còn vẽ các hình tam giác ở góc phải của tấm đất sét thể hiện điểm kỳ diệu và bí ẩn đối với họ. Theo các nhà nghiên cứu, Imago Mundi được tạo ra vào thời điểm Đế chế Babylon là quốc gia dẫn đầu về những thành tựu trong kiến trúc, văn hóa, toán học và khoa học. Tấm đất sét trên được nhà khảo cổ học nổi tiếng Hormuzd Rassam phát hiện vào năm 1882 tại Sippar - một thành phố cổ của Babylon ở Iraq ngày nay. Mặc dù nhà khảo cổ Rassam đã phát hiện ra tấm đất sét này cách đây gần 150 năm nhưng Imago Mundi luôn được đặt trong hộp đựng những phát hiện khai quật của ông cho đến khi nó được phát hiện lại ở Iraq cách đây 29 năm. Hiện cổ vật quý giá này được lưu giữ tại Bảo tàng Anh ở London. TÂM ANH (theo Mail Online) Lăng Khải Định Nằm trên triền núi Châu Chữ bên ngoài kinh thành Huế, nay thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế, lăng Khải Định, còn gọi là ng Lăng, là nơi an nghỉ của Vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của nhà Nguyễn. So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Định có diện tích khiêm tốn hơn nhiều, với kích thước 117 × 48,5 mét nhưng lại được xây cực kỳ công phu và tốn kém. Công trình thường được đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi phong cách kiến trúc có phần kỳ lạ. Giới kiến trúc sư đánh giá, lăng Khải Định chịu ảnh hưởng của nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique… Điều này là kết quả của sự giao thoa văn hóa Đông – Tây trong buổi giao thời của lịch sử và cả cá tính của Khải Định. Cho đến nay kiến trúc lăng Khải Định vẫn còn gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong giới nghiên cứu. Dù vậy, chính điều này lại làm nên vị thế đặc biệt của công trình trong hệ thống các lăng tẩm của nhà Nguyễn nói riêng và các triều đại phong kiến Việt Nam nói chung. Cung An Định Tọa lạc bên bờ sông An Cựu, địa chỉ số 97 đường Phan Đình Phùng, TP Huế, cung An Định là cung điện riêng của Vua Khải Định từ khi còn là thái tử đến khi làm vua. Công trình có từ năm 1902, được vua cho cải tạo toàn diện vào năm 1917-1919. Về tổng thể, cung trên một khu đất có địa thế bằng phẳng, tổng diện tích mặt bằng 23.463 m2, có khoảng 10 công trình khi còn nguyên vẹn. Lầu Khải Tường là công trình chính, có ba tầng, xây dựng bằng các vật liệu mới theo kiểu lâu đài châu Âu, có diện tích mặt bằng tới 745 m2. Toàn bộ mặt trước của lầu Khải Tường được trang trí công phu, tỉ mỉ các mô típ kiến trúc Roman cận đại (bắc đẩu bội tinh, thiên thần…) xen lẫn các đề tài trang trí phương Đông truyền thống (rồng, phượng, bát bửu, hoa văn cách điệu…). Các nhà nghiên cứu đánh giá, cung An Định đánh dấu thời kỳ mỹ thuật Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng phương Tây. Các công trình trong cung An Định đều có sự kết hợp giữa đề tài trang trí truyền thống của Việt Nam với các đề tài trang trí của châu Âu, tạo nên bức tranh kiến trúc độc đáo. Độc đáo kiến trúc công trình của Vua Khải Định ở Huế TRI THỨC NHÂN LOẠI 15 GIẢI MÃ KHOA HỌC Giải mã tấm đất sét gần 3.000 tuổi của người Babylon QUỐC LÊ Các nhà nghiên cứu đã giải mã được nội dung trên tấm đất sét của người Babylon được cho là bản đồ lâu đời nhất thế giới. Hiện vật này cung cấp thông tin quan trọng về tín ngưỡng và hiểu biết của người Babylon về thế giới. Dấu ấn kiến trúc Vua Khải Định để lại cho Cố đô Huế được đánh giá rất độc đáo và rõ nét. Loạt công trình ông cho xây dựng được xem là hình mẫu của kiến trúc tân – cổ điển (Néo – Classique) Việt Nam. Đảo Hải Tặc nằm ở tỉnh nào của Việt Nam? A: Kiên Giang B: Cà Mau C: Khánh Hòa Đáp án đúng Quizz test số trước: C: Dân tộc Ơ Đu Dân tộc ít người nhất là dân tộc Ơ Đu, còn gọi là người Tày Hạt. Tại Việt Nam, dân tộc Ơ Đu sinh sống chủ yếu ở huyện Tương Dương, phía Tây tỉnh Nghệ An. Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019: Dân tộc Ơ Đu có tổng dân số: 428 người, trong đó nam là 237 người, nữ là 191 người. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn: 93,2%. Người Ơ Đu lấy họ theo họ Thái, Lào (chẳng hạn như Lò Khăm, Lò May, Lò Văn). Ngôn ngữ của dân tộc này thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer trong ngữ hệ Nam Á. Đa số người Ơ Đu sẽ dùng tiếng Khơ Mú hoặc Thái để giao tiếp với nhau hàng ngày. Cổng Hiển Nhơn và Chương Đức 3. Ở Hoàng thành Huế, nếu cổng Ngọ Môn gây choáng ngợp bởi quy mô bề thế thì hai cổng Hiển Nhơn và Chương Đức lại lôi cuốn du khách bởi vẻ đẹp tinh xảo. Diện mạo của các cổng này có từ đầu thập niên 1920, khi Vua Khải Định cho hạ giải các cổng cũ bằng gỗ để xây cổng mới bằng gạch. Cổng Chương Đức có từ năm 1921, còn cổng Hiển Nhơn được xây năm 1923 theo nguyên mẫu của cổng Chương Đức. Vì vậy mà hai cổng có kiến trúc rất giống nhau. Khác biệt lớn nhất là trước cổng Hiển Nhơn có cầu thông ra bên ngoài Hoàng Thành, cổng Chương Đức thì không. Hai cánh cổng này được giới nghiên cứu đánh giá cao về giá trị mỹ thuật, đặc biệt là nghệ thuật trang trí đắp mảnh sành sứ vô cùng cầu kỳ. Hầu hết các diện tích mặt tường ngoài của cả hai cổng đều có các họa tiết trang trí gắn sành sứ dưới nhiều hình thức, chi tiết khác nhau. Đó là các mô típ mỹ thuật cung đình điển hình như rồng, hổ phù, cuốn thư, cây lá... Các chi tiết trang trí này được phân bố với một mật độ khá dày đặc, nhưng hài hoà cả về màu sắc, bố cục mang đến cho mỗi cánh cửa một nét kiến trúc vừa tráng lệ, vừa độc đáo. Nguồn ảnh The British Museum Lăng Khải Định Cung An Định

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==