Khoa học và Đời sống số 37-2024

Số 37 (4351) Thứ Năm (12/9/2024) Hình dáng bán nguyệt tượng trưng cho mặt trăng – biểu tượng của âm tính, đối lập với mặt trời – dương tính. Do đó, hồ bán nguyệt thường được sử dụng để cân bằng năng lượng âm dương trong không gian. Theo quan niệm phong thủy, nước là yếu tố quan trọng mang lại tài lộc và may mắn. Hồ bán nguyệt giúp nước lưu thông, chuyển hóa năng lượng, mang lại sự sung túc và thịnh vượng cho gia chủ. Hình dáng cong của hồ bán nguyệt đại diện cho sự linh hoạt, uyển chuyển trong dòng chảy năng lượng, giúp điều hòa các yếu tố phong thủy khác trong không gian sống. Bản chất của phong thủy là Khí. Khí mang năng lượng tự nhiên của trời đất và cả năng lượng của con người tác động đến mọi vật. Con người sinh sống và chịu ảnh hưởng của Khí. Trong phong thủy, một nguyên lý căn bản là “Khí gặp gió thì tán, gặp nước thì dừng” nghĩa là gió làm cho Khí tản đi và di chuyển theo gió nhưng khi gặp nước thì Khí sẽ tụ lại. Khí muốn tác động đến con người thì cần phải tụ, do đó nước là yếu tố cực kỳ quan trọng vì nước giúp cho Khí dừng, Khí tụ. Điều đó giải thích vì sao người xưa chọn đất làm nhà, lập làng hay rộng hơn là lập kinh đô, lập nước thường chọn nơi có nguồn nước. Tại nhiều công trình kiến trúc như nhà ở, các công trình công cộng, tôn giáo (như đền, chùa, miếu, phủ…) thường đào giếng, ao, hồ... trong trường hợp không có sẵn nguồn nước. Nguồn nước này trong phong thủy gọi là điểm tụ thủy hay tụ Khí hoặc tụ tài lộc. Cùng chủ đề này, tạp chí Kiến trúc Việt Nam lý giải hồ hình bán nguyệt, mang ý nghĩa để tụ khí và trừ tà. Để tụ khí nước phải có thế cuộn lại, trong phong thủy gọi là “long hồi đầu”, chứ không chảy thẳng. Nếu nước theo mạch chảy xuôi như ở đoạn sông thẳng, Khí sẽ theo dòng nước chảy đi mất. Nhưng nếu ở khúc sông cong, uốn khúc, nước đang chảy thẳng sẽ cuộn lại, Khí sẽ theo đó mà tụ lại thành huyệt. Ở khúc sông cong, nước sẽ chảy xói vào bờ cong phía ngoài tạo thành bên lở, rồi mang đất cát lắng lại bờ cong phía trong tạo thành bên bồi. Bên lở sẽ sinh ra sát khí có hại, còn bên bồi sẽ sinh ra sinh khí có lợi cho con người và vạn vật. Vì vậy, người xưa có câu “bồi ở, lở đi”. Hồ hình bán nguyệt là mô phỏng theo hình dạng của khúc sông cong với bên lở là phía vòng cung và bên bồi là cạnh thẳng của dây trương cung, để cho Khí tụ lại và tạo thành sinh khí cho khu đất. Do đó, hồ bán nguyệt bao giờ cũng hướng đường vòng cung là bên lở ra phía ngoài, cạnh thẳng là bên bồi ở phía trong để đặt công trình chính là ngôi nhà vào đúng huyệt vị để được hưởng sinh khí. Bên cạnh đó, hồ bán nguyệt có hình như một cánh cung với cạnh thẳng là dây cung và cung tròn là cánh cung để đặt mũi tên, nên trong phong thủy được dùng để trừ tà khí. Cánh cung hướng mũi tên ra bên ngoài sẽ có tác dụng xua đuổi tà ma và ngăn chặn sát khí nói chung, bảo vệ an toàn cho ngôi nhà. Vì vậy, người ta không bao giờ xây hồ bán nguyệt hướng cánh cung vào phía trong, vì nếu hướng vào trong chính là lại “bắn mũi tên” vào chính ngôi nhà của mình, tạo xung sát và không may mắn. TÂM ANH (T/H) Giả thuyết về tên gọi Đồng Tháp Mười Đồng Tháp Mười là tên gọi quen thuộc, chỉ vùng đất trũng, thấp nằm giữa hạ lưu sông Mê Kông mà ngày nay là tỉnh Đồng Tháp. Nguồn gốc địa danh Đồng Tháp Mười đã được giới nghiên cứu lịch sử và ngôn ngữ phân tích từ lâu. Trong cuốn sách “Vùng Đồng Tháp Mười” (NXB Văn Hóa - Văn Nghệ, 2019), tác giả Nguyễn Hữu Hiếu đưa ra 4 giả thuyết lưu truyền trong dân gian về tên gọi. Theo giả thuyết nhứ nhất, ngày xưa, vùng đất này thuộc về vương quốc giàu có. Trong nước có 10 đời quốc vương, mỗi vị đã xây cho mình một ngôi tháp làm nơi an nghỉ cuối cùng, tất CẢ là mười tháp, hình thành nên tên gọi “Tháp Mười”. Giả thuyết thứ hai cho rằng, vùng đất này là nơi tọa lạc của ngôi chùa tháp thứ 10, tính từ Lục Chân Lạp (phần không giáp biển của vương quốc Chân Lạp xưa) xuống. Nối liền các chùa tháp này là hệ thống đường bộ lót đá. Theo giả thuyết thứ ba, “Tháp Mười” là tòa tháp 10 tầng từng được vương quốc Chân Lạp cho xây ở vùng đất này. Có lẽ, dựa vào thuyết này mà ở Đồng Tháp năm 1958, người ta cho xây tòa 10 tầng cao 42 m, theo kiểu tháp chùa Thiên Mụ (Huế). Theo giả thuyết thứ tư, “Tháp Mười” là tháp canh thứ 10, hoặc tòa tháp 10 tầng, được nghĩa quân của Thiên Hộ Dương xây dựng để quan sát động tĩnh trong cuộc chiến chống thực dân Pháp. Những giả thuyết về tên gọi Đồng Tháp Mười TRI THỨC NHÂN LOẠI 15 GIẢI MÃ KHOA HỌC Vì sao hồ nước thường được xây hình bán nguyệt? QUỐC LÊ Hồ bán nguyệt, hay còn gọi là hồ hình trăng lưỡi liềm, thường được xây dựng trong các không gian quan trọng như đình, chùa, cung điện, và cả nhà ở, nhằm tạo ra sự thịnh vượng, cân bằng âm dương và sự điều hòa về năng lượng trong không gian sống. Nguồn gốc địa danh “Đồng Tháp Mười” được giới nghiên cứu lịch sử và ngôn ngữ phân tích từ lâu nhưng vẫn chưa tìm ra lời giải thích thấu đáo. Chùa Một Cột Dân tộc nào ít người nhất Việt Nam? A: Dân tộc Ngái B: Dân tộc Chứt C: Dân tộc Ơ Đu Đáp án đúng Quizz test số trước: A: Lạng Sơn Lạng Sơn được mệnh danh là “thủ phủ” của cây hồi của nước ta. Hồi ở Lạng Sơn được trồng chủ yếu tại các huyện Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, Tràng Định, Chi Lăng, Văn Lãng và Cao Lộc. Trong đó, rừng hồi tại xã Yên Phúc, huyện Văn Quan, nơi được xem là “thủ phủ của thủ phủ hoa hồi” ở Lạng Sơn. Hồi chính vụ thường cho thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 9. Do thiên nhiên ưu đãi về đặc điểm khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương, sản phẩm Hoa Hồi Lạng Sơn vẫn được đánh giá có chất lượng tốt nhất, hàm lượng tinh dầu cao và đặc biệt trong tinh dầu không có độc tố. Cây hồi phát triển tốt tại Lạng Sơn do phù hợp loại đất và sinh trưởng ở địa hình cao. Người dân xứ Lạng gắn bó với rừng hồi kiểu cha truyền con nối. Trồng một lần và cho thu hoạch cả trăm năm sau. Trên địa bàn tỉnh, hồi được trồng rải rác tại hầu hết huyện (nhiều nhất là tại các huyện Văn Quan, Bình Gia, Văn Lãng, Lộc Bình, Cao Lộc) với tổng diện tích hơn 35.000 ha, chiếm trên 70% diện tích hồi cả nước. Tên gọi “Tháp Mười” có từ lúc nào? Trong các văn bản hành chính , tên gọi “Tháp Mười” chính thức xuất hiện và được triều Nguyễn lẫn chính quyền thực dân Pháp sử dụng phổ biến kể từ những năm 1860, liên quan cuộc khởi nghĩa của Thiên Hộ Dương, với căn cứ địa ở vùng Đồng Tháp Mười. Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu nhận định: “Địa danh Đồng Tháp Mười mới được phổ biến từ khi Thiên Hộ Dương lấy nơi này làm căn cứ cho nghĩa quân chống Pháp. Đồng Tháp Mười đã là địa danh chính thức do người Việt đặt ra, mang nhiều ý nghĩa về địa lý, lịch sử quan trọng”. Ngày nay, bản đồ hành chính của Việt Nam không có địa danh nào tên là “Đồng Tháp Mười”, nhưng lại có tỉnh Đồng Tháp và huyện Tháp Mười - một huyện vùng sâu, xa của tỉnh Đồng Tháp. Huyện Tháp Mười chính là nơi có di tích Gò Tháp. Tại đây, các nhà khảo cổ học đã tìm ra dấu tích của cả chục tòa tháp cổ được vương quốc Phù Nam xây dựng cách nay 1.500 năm. Gò đất cao này cũng chính là căn cứ địa của nghĩa quân Thiên Hộ Dương năm xưa. Hồ bán nguyệt ở Đền Đô, Bắc Ninh. ẢNH: BÁO VOV

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==