CHUYỂN ĐỘNG 247 Số 36 (4350) Thứ Năm (5/9/2024) 3 Mua bán trẻ sơ sinh đối diện hình phạt nào? Vụ mua bán trẻ sơ sinh quy mô lớn, liên quan 32 tỉnh, thành, gây xôn xao dư luận. Nhiều độc giả đặt câu hỏi, nhóm đối tượng này sẽ bị xử lý thế nào? Công an TP HCM đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 16 đối tượng trong đường dây mua bán trẻ sơ sinh tại 32 tỉnh, thành phố trong cả nước. Các đối tượng bị khởi tố về các hành vi "Mua bán người dưới 16 tuổi" và "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức". Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) - nhận định, với hành vi mua bán người dưới 16 tuổi, các đối tượng sẽ phải chịu mức hình phạt thấp nhất 7 năm tù, mức cao nhất là tù chung thân. Nếu kết quả điều tra cho thấy các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội có tổ chức, tính chất chuyên nghiệp, hoặc đối với người dưới 6 tuổi, sẽ bị áp dụng khung hình phạt cao nhất là phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Đối tượng chủ mưu, cầm đầu, thực hành tích cực, phạm tội nhiều lần, sẽ phải chịu mức hình phạt nghiêm khắc, có thể là 20 năm tù hoặc tù chung thân. Theo luật sư Cường, điều đáng chú ý trong vụ việc này là có những phụ nữ đã nhẫn tâm bán con mình lấy tiền. Cơ quan điều tra sẽ làm rõ danh tính của từng trẻ em, làm rõ hành vi của những người mẹ, đối tượng môi giới, trực tiếp mua bán và chủ mưu cầm đầu trong vụ việc này để xác định trách nhiệm pháp lý. Trường hợp người mẹ vì hám lợi, thiếu trách nhiệm mà bán con mình, người mẹ đó cũng bị xử lý hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi. Để thực hiện hành vi mua bán người dưới 16 tuổi, các đối tượng còn làm giấy tờ tùy thân của các cháu như giấy khai sinh, giấy chứng sinh và giấy tờ liên quan. Hành vi này có dấu hiệu của tội làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan tổ chức theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự. Hành vi làm giả từ 6 con dấu tài liệu trở lên, các đối tượng sẽ phải đối mặt phạt tù từ 3 đến 7 năm… GIA ĐẠT TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) - cho biết, vị thế hiện có của sông Hồng, một khu vực giàu tiềm năng về giá trị văn hóa truyền thống, nơi chứa đựng truyền thuyết về kinh đô Thăng Long, điểm đến hấp dẫn trong và ngoài nước, đồng thời là nơi sinh sống của hàng vạn người dân… Bởi vậy, hơn lúc nào hết, đây là thời điểm thích hợp để sông Hồng vươn mình trở thành biểu tượng phát triển mới của Thủ đô. Để hiện thực hóa mục tiêu này, bên cạnh lợi thế, tiềm năng lớn kể trên, sông Hồng còn nhận được sự quan tâm từ cấp Trung ương đến thành phố Hà Nội. Trong đó, Bộ Chính trị nhấn mạnh, Thủ đô cần chú trọng nghiên cứu phương án phát triển trục sông Hồng để sông Hồng thực sự là trung tâm phát triển của Thủ đô với sự phân bố hài hòa không gian sinh thái, không gian văn hóa, lịch sử, không gian xanh, không gian đô thị hiện đại hai bên bờ sông, góp phần tạo diện mạo mới của Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại, với mục tiêu không gian phát triển sông Hồng sẽ là “Biểu tượng phát triển mới” của Thủ đô. Bên cạnh đó, một điểm đáng chú ý trong Luật Thủ đô năm 2024 vừa được Quốc hội khóa XV thông qua cũng đã nêu, tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng phù hợp Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Cụ thể, Luật Thủ đô 2024 cho phép được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng; được sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp ở bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê để sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm bảo đảm nguyên tắc việc xây dựng trên đất nông nghiệp ở bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê phải phù hợp quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, quy hoạch xây dựng, quy hoạch khác có liên quan. TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm cho biết, Luật Thủ đô 2024 đã bổ sung bằng cách giao thẩm quyền cho HĐND TP xây dựng các quy định cụ thể hóa và UBND TP được quyền phê duyệt các quyết định xây dựng công trình trên các bãi sông. Rõ ràng, những quy định mới này là điều kiện thuận lợi, khung pháp lý quan trọng để vừa bảo đảm công tác phòng, chống thiên tai, vừa khai thác hiệu quả quỹ đất các bãi sông trên địa bàn TP Hà Nội. THIÊN TUẤN Phát biểu tại cuộc gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu được tôn vinh trong phong trào thi đua “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt” giai đoạn 2019 - 2024, ngày 4/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, thời gian qua, phong trào "Tham mưu giỏi, phục vụ tốt" đã trở thành chất xúc tác thúc đẩy việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị ở từng cơ quan, đơn vị. Góp phần nâng cao đạo đức công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, việc triển khai sâu rộng phong trào “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt” trong cả nước đã xuất hiện hàng nghìn điển hình tiên tiến. Tong đó, 150 đại biểu được biểu dương là những tấm gương tiêu biểu của phong trào. Đây là những tấm gương tiêu biểu xuất sắc, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, lao động đạt năng suất cao, chất lượng tốt; tận tụy, trách nhiệm cao trong công việc; hết lòng, hết sức vì nhiệm vụ chung, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lưu ý, trước yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư lấy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và kinh tế tri thức làm nền tảng, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải thực sự năng động, đổi mới sáng tạo; phải không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị; nắm vững chủ trương, chính sách, pháp luật; không ngừng nâng cao tri thức, đổi mới tư duy và tầm nhìn; có tinh thần tự học suốt đời, luôn cập nhật kiến thức, phát triển kỹ năng để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho rằng, để thúc đẩy tư duy đổi mới, tinh thần sáng tạo, trong công tác cán bộ, các cấp ủy, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu phải đánh giá đúng cán bộ, thực sự quan tâm khích lệ, quy hoạch, đề bạt, khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Tập trung khắc phục trình trạng một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức né tránh, đùn đẩy, thờ ơ, vô cảm, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả, sợ sai, sợ trách nhiệm trong thực thi công vụ; không dám tham mưu, không ra quyết định, không dám đương đầu khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ được giao. TIỂU PHƯƠNG Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại cuộc gặp mặt. ẢNH: BÁO NHÂN DÂN TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC TÔ LÂM: Đánh giá đúng cán bộ, bảo vệ người dám làm, dám chịu trách nhiệm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho rằng, để thúc đẩy tư duy đổi mới, tinh thần sáng tạo, trong công tác cán bộ, các cấp ủy, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu phải đánh giá đúng cán bộ, bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Kỳ vọng biểu tượng mới của Thủ đô TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan nhận định, đây là cơn bão rất mạnh, cần ứng phó với phương châm "Chuẩn bị không hối tiếc", "Hành động không hối tiếc". Tại cuộc họp về ứng phó với bão số 3 (tên quốc tế Yagi) tổ chức chiều 4/9, tại Hà Nội, ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), đánh giá cao sự chủ động của các địa phương và bộ, ngành liên quan trong việc ứng phó, phòng chống bão. Ông Lê Minh Hoan nhận định, đây là cơn bão rất mạnh, cần ứng phó với phương châm "Chuẩn bị không hối tiếc", "Hành động không hối tiếc". Cụ thể, cần huy động mọi lực lượng, phương tiện để sẵn sàng ứng phó bão số 3; bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra. Cùng đó, các địa phương chủ động xây dựng tình huống, kịch bản phù hợp diễn biến của bão, trong đó chú trọng khuyến cáo người dân trong việc chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây…, đảm bảo an toàn cho người dân trước, trong và sau bão. Tùy diễn biến của bão, các địa phương chủ động cấm biển, tổ chức hoạt động khai giảng năm học mới phù hợp. Các cơ quan truyền thông phối hợp Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia và cơ quan liên quan, tăng cường công tác thông tin, truyền thông về bão số 3 đến địa phương, người dân để chủ động biện pháp ứng phó hiệu quả, kịp thời. BẢO CHÂU Ứng phó bão số 3, cần "hành động không hối tiếc"
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==