Khoa học và Đời sống số 35-2024

Số 35 (4349) Thứ Năm (29/8/2024) 15 Nhà thờ tộc Trần Ở số 21 đường Lê Lợi, thành phố Hội An, nhà thờ tộc Trần là một trong những di tích lịch sử tiêu biểu của Di sản thế giới đô thị cổ Hội An. Các nhà nghiên cứu xem công trình này là hình mẫu gốc cho kiến trúc nhà thờ tộc của người Việt thời xưa. Theo tư liệu lịch sử, cuối năm 1802, cụ Trần Tứ Nhạc - vị quan thanh liêm chính trực, rất được vua Gia Long tin dùng - được cử đi sứ Trung Quốc. Trước khi lên đường, ông xây dựng nhà thờ tộc Trần cho con cháu mai sau và cũng để báo hiếu tổ tiên. Về cách xây dựng, nhà thờ tộc Trần có nét tương đồng với nhiều ngôi nhà khác trong phố cổ Hội An như xây bằng vật liệu gỗ, lợp ngói âm dương… Điểm khác biệt là ngôi nhà nằm ở khu vườn có diện tích lên đến 1.500 m2, là ngôi nhà cổ có khuôn viên rộng bậc nhất Hội An. Ngôi nhà được xây 3 gian, chia làm 2 nếp nhà. Nếp nhà phía trước là không gian tiếp khách và nơi lưu trú của những người trong họ. Phía sau là không gian thờ cúng với bàn thờ lớn nằm ở vị trí trung tâm và các bàn thờ nhỏ xung quanh. Nhà thờ họ Phạm Văn Trong số hàng chục ngôi nhà cổ ở huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), nhà thờ họ Phạm Văn (thôn Đông, xã An Vĩnh) được xây dựng cách nay khoảng 200 năm. Công trình này không chỉ độc đáo về kiến trúc, mà còn mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc đối với công cuộc bảo vệ biển đảo Tổ quốc. Ngôi nhà được xây 5 gian 2 chái theo lối kiến trúc "nhà rường đắp đất" phổ biến ở đảo Lý Sơn. Nó được xây kiểu nhà rường miền Trung, có đắp thêm lớp đất giữa hai mái để giảm bớt bức xạ nhiệt, mang lại thoáng đãng vào mùa hè và ấm cúng trong mùa đông. Trải qua quá trình tu sửa cách giờ khoảng 100 năm, ngôi nhà khung gỗ được xây thêm hàng hiên bằng bê tông vững chắc mang ảnh hưởng kiến trúc phương Tây ở mặt tiền. Các hoạ tiết, hoa văn trang trí thể hiện tín ngưỡng tâm linh văn hóa Việt. Ngôi nhà là nơi thờ tự Cai đội thủy quân Phạm Hữu Nhật cùng các tiền nhân họ Phạm Văn - dòng họ có vai trò quan trọng trong công cuộc khai phá đảo Lý Sơn và khẳng định chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam. Nhà thờ họ Dương Nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, nhà thờ họ Dương, còn gọi là nhà cổ Bình Thủy, là một trong những ngôi nhà cổ đẹp nhất miền Tây Nam Bộ. Ngôi nhà được ông Dương Chấn Kỷ, thương gia giàu có, cho xây dựng năm 1870. Về tổng thể, đây là khu nhà 3 gian 2 chái, nền nhà cao hơn mặt sân 1 m, có bốn bậc thang hình cánh cung tao nhã kết nối nhà với khoảng sân rộng. Công trình được xây theo trào lưu Tây phương thịnh hành kết hợp những nét phong cách kiến trúc truyền thống. Nét phương Tây thể hiện ở mặt tiền với những vòm cửa cao rộng trang trí phù điêu đắp nổi mang đậm phong cách châu Âu cổ điển. Nét "ta" nằm ở hệ thống vì kèo bao lơn cùng 16 cây cột lớn được nối kết bằng mộng - ngoàm. Gian giữa ngôi nhà là bàn thờ gia tộc họ Dương. Dòng họ này khởi nghiệp ở Nam Bộ vào cuối thế kỷ 18 với thế hệ thứ nhất là ông Dương Văn Đạo khai phá ở vùng Nha Mân, Đồng Tháp. Thế hệ thứ hai là ông Dương Văn Hưng chuyển đến sinh cơ lập nghiệp ở làng Bình Thủy, Cần Thơ. PHONG THUỶ VÀ KHOA HỌC TRI THỨC NHÂN LOẠI QUIZZ TEST SỐ 35 Thành phố nào nằm ở vị trí cao nhất Việt Nam? 3 nhà thờ họ có kiến trúc đặc sắc QUỐC LÊ Là công trình kiến trúc tâm linh gắn liền tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, các nhà thờ họ cổ xưa lưu giữ nhiều câu chuyện lịch sử giàu ý nghĩa. Nhà thờ tộc Trần là một trong những di tích lịch sử tiêu biểu của Di sản thế giới đô thị cổ Hội An. Không chỉ độc đáo về kiến trúc, nhà thờ họ Phạm Văn còn mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Phong thuỷ nhà ở giúp gia chủ chiêu tài, nạp phúc Chuyên gia phong thủy gợi ý một số bí kíp bố trí căn nhà để thu hút nguồn năng lượng tích cực, giúp vợ chồng hạnh phúc viên mãn, con đàn cháu đống. Cửa chính thoáng đãng Để đón nguồn sinh khí dồi dào, chuyên gia phong thủy khuyên nên để cửa chính thoáng đãng, không nên để vật chắn trước cửa. Theo quan niệm, cửa chính là nơi dẫn nguồn năng lượng tích cực vào nhà. Khi vào bên trong, nguồn năng lượng này không được di chuyển quá nhanh hay quá chậm mà phải hài hòa. Thêm nữa, để gia đình có vận khí dồi dào, cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, viên mãn và đông con cháu, chuyên gia phong thủy khuyên mọi người không nên thiết kế nhà theo cấu trúc “cửa đối cửa”. Điều này có nghĩa gia chủ nên thiết kế cửa chính và cửa sau của ngôi nhà hơi lệch nhau. Chọn phòng ngủ ở hướng Nam, Bắc Theo phong thủy, hướng Nam và Bắc là những vị trí quan trọng, có thể ảnh hưởng chuyện con cái. Gia chủ muốn sớm có "tin vui", thêm thành viên mới trong gia đình, hãy ở trong căn phòng nằm ở hướng Nam hoặc Bắc. Trường hợp ngôi nhà không có căn phòng nào ở hướng Nam hoặc Bắc, gia chủ hãy lựa chọn căn phòng luôn sáng sủa, có ánh nắng Mặt trời chiếu vào, tuyệt đối không ở phòng tối tăm, ẩm thấp. Màu sắc phòng ngủ Những cặp vợ chồng muốn sớm có con hãy chú trọng màu sắc trong phòng ngủ. Theo quan niệm phong thủy, màu sắc trong phòng ngủ nên có sự kết hợp hài hòa giữa những gam màu nóng và lạnh nhằm tạo sự cân bằng âm dương trong phòng. Những màu sắc của gối, chăn, rèm cửa, tủ quần áo, bàn trang điểm... cũng nên được kết hợp hài hòa với nhau, cùng tông màu sắc chủ đạo của phòng ngủ. Những màu sắc phù hợp trong phòng ngủ giúp vợ chồng hạnh phúc, sớm có "tin vui" bao gồm xanh lá cây, xanh lá, tím hoa oải hương, màu be, vàng, đào, san hô, nâu… Thông tin trong bài chỉ mang tính chiêm nghiệm, tham khảo. TÂM ANH (TH) Đáp án đúng Quizz test số trước: A: Cúc Phương Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên được thành lập năm 1966 thuộc địa bàn 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình. Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Vườn quốc gia này có hệ động thực vật phong phú, đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây. Cúc Phương đồng thời là trung tâm du lịch, nơi đây được Tổ chức World Travel Awards bầu chọn và vinh danh là Vườn quốc gia hàng đầu châu Á trong 5 năm liên tiếp 2019 - 2023. Vườn quốc gia Cúc Phương còn là địa điểm khảo cổ. Các di vật của người tiền sử có niên đại khoảng 12.000 năm đã được phát hiện như mồ mả, rìu đá, mũi tên đá, dao bằng vỏ sò, dụng cụ xay nghiền... trong một số hang động ở đây, chứng tỏ con người từng sinh sống tại khu vực này từ 7.000 đến 12.000 năm trước. A: Hà Giang B: Điện Biên Phủ C: Đà Lạt

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==