Khoa học và Đời sống số 34-2024

Số 34 (4348) Thứ Năm (22/8/2024) 18 BẠN ĐỌC Theo Bộ Y tế, mức sinh thấp kéo dài sẽ để lại nhiều hệ lụy như già hóa dân số nhanh, thiếu hụt lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Xu hướng mức sinh giảm, ngoài tác động về quy mô dân số còn dẫn đến tỷ trọng trẻ em dưới 15 tuổi giảm, tỷ trọng người già tăng lên. Hiện nay, Việt Nam vẫn đang ở trong quá trình già hóa dân số và là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Theo đó, khi mức sinh giảm càng làm thúc đẩy nhanh chóng quá trình già hóa dân số ở nước ta. Hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con Nhằm duy trì vững chắc mức sinh thay thế, đảm bảo tốc độ gia tăng dân số và duy trì cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động hợp lý góp phần vào sự phát triển dân số bền vững, ngày 28/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 588/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030, trong đó, tại những địa phương đã đạt mức sinh thay thế và có mức sinh thấp, cần tập trung ưu tiên thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp nhằm vận động, hỗ trợ, khuyến khích người dân sinh đủ 2 con: Thứ nhất, điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích sinh đủ 2 con: Bãi bỏ các quy định của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cộng đồng liên quan đến mục tiêu giảm sinh, tiêu chí giảm sinh con thứ 3 trở lên... Sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con trên cơ sở phân tích, đánh giá tác động của các chính sách về lao động, việc làm, nhà ở; phúc lợi xã hội; giáo dục; y tế;…đến việc sinh ít con; xây dựng, triển khai các mô hình can thiệp thích hợp. Chính quyền địa phương nghiên cứu, ban hành các biện pháp hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh đủ hai con. Một số nội dung hỗ trợ, khuyến khích cần thí điểm như: Có 4 loại tật khúc xạ của mắt thường gặp, gồm: Cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị. Một nghiên cứu tại Việt Nam năm 2020 cho thấy, mỗi năm Quỹ BHYT cần chi trả 652,6 tỷ đồng cho điều trị tật khúc xạ (bao gồm cận thị); 11,1 tỷ đồng cho điều trị lác; 3 tỷ đồng cho điều trị sụp mí cho trẻ em dưới 16 tuổi. Nếu mở rộng quyền lợi cho người dưới 18 tuổi, mỗi năm ước tính BHYT cần chi trả 734,2 tỷ đồng cho điều trị tật khúc xạ; 12,5 tỷ đồng cho điều trị lác; 3,4 tỷ đồng cho điều trị sụp mí. Theo tính toán của Bộ Y tế, việc BHYT chi trả cho điều trị tật khúc xạ (bao gồm cận thị) sẽ giúp người bệnh giảm chi phí đáng kể. Cụ thể: THUÝ NGA Bộ Y tế cũng đã nghiên cứu đưa một số nội dung hỗ trợ, khuyến khích sinh đủ 2 con vào dự án Luật Dân số. Từng bước thí điểm tăng trách nhiệm đóng góp xã hội với người không muốn hoặc kết hôn quá muộn. Đề xuất người dưới 18 tuổi bị cận, viễn thị được BHYT chi trả Ngại cưới, lười sinh đang ở mức báo động Xu hướng "ngại cưới, lười sinh", không muốn hoặc sinh rất ít con đã xuất hiện tại Việt Nam và đang ở mức báo động tại một số đô thị. Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, trong hơn 30 năm qua, xu hướng hôn nhân và mức sinh tại Việt Nam thay đổi rất lớn khi tuổi kết hôn tăng mạnh và tỉ lệ kết hôn giảm làm mức sinh giảm tới một nửa. Xu hướng không muốn hoặc sinh 1 con đang lan rộng tại các đô thị, nhất là những thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM. Mức sinh đã giảm rõ rệt từ 3,8 con vào năm 1989 xuống dưới mức 2 con vào năm 2023. Trong giai đoạn 2013 - 2023, trung bình mỗi năm dân số Việt Nam chỉ tăng khoảng 1 triệu người. Số liệu từ báo cáo của Tổng cục Thống kê tháng 7 vừa qua cho thấy, độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu tại TP HCM là 30,4 tuổi, mức cao kỷ lục tại Việt Nam. Số con trung bình của một phụ nữ thành phố trong độ tuổi sinh đẻ chỉ 1,32 con. Trước vấn đề cử tri TPHCM đề nghị có biện pháp cụ thể để nâng tỷ lệ sinh ở các vùng đô thị, không để tình trạng già hóa dân số từ đó dẫn đến thiếu hụt nguồn lao động trong thời gian sắp tới, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Việt Nam chính thức đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 (TFR = 2,09 con/phụ nữ), tuy nhiên mức sinh thay thế chưa thực sự bền vững, xuất hiện xu thế mức sinh thấp. Tổng tỷ suất sinh trên toàn quốc đang có xu hướng giảm dưới mức sinh thay thế (TFR=2,1) giảm từ 2,11 con/phụ nữ (2021) xuống 2,01 con/phụ nữ (2022) và năm 2023 là 1,96 con/phụ nữ, mức giảm thấp nhất từ năm 2006 trở lại đây và được dự báo là sẽ tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo. 21/63 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp, chiếm khoảng 39,37% dân số cả nước; hầu hết là những tỉnh nằm ở vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 154 triệu người trên toàn thế giới bị tật khúc xạ nhưng chưa được điều trị, trong đó có hơn 13 triệu là trẻ em. Châu Á là nơi có tỷ lệ mắc tật khúc xạ học đường cao nhất thế giới. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ cận thị cao và gia tăng nhanh chóng, nhất là khu vực đô thị, số học sinh bị cận thị chiếm 40%. Số liệu thống kê năm 2022 cho thấy khoảng 5 triệu trẻ em Việt Nam mắc phải các tật khúc xạ ở mắt. Trẻ từ 6-15 tuổi là nhóm mắc phải cận thị phổ biến nhất. Trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (sau đây tạm gọi là Luật BHYT sửa đổi) đang được lấy ý kiến rộng rãi, Bộ Y tế đề xuất mở rộng độ tuổi được hưởng quyền lợi BHYT trong điều trị tật về mắt (lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt) đối với người dưới 18 tuổi. Theo quy định hiện hành, Quỹ BHYT chỉ thanh toán chi phí này với trẻ dưới 6 tuổi. Tuy nhiên, theo đánh giá, điều này chưa phù hợp về chuyên môn. Lý do là tuổi được chỉ định kỹ thuật này thường trên 6-18 tuổi mới bảo đảm hiệu quả. Vì thế, từ khi ban hành Luật BHYT (hiệu lực từ năm 2009) đến nay, hầu như không có trẻ em được hưởng quy định này. Nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích sinh đủ 2 con Bộ Y tế đề xuất trường hợp dưới 18 tuổi phải điều trị tật về mắt sẽ được Bảo hiểm y tế thanh toán. Trước đây, Quỹ BHYT chỉ thanh toán chi phí này đối với trẻ dưới 6 tuổi. Nhật Hà Hỗ trợ tư vấn, cung cấp dịch vụ hôn nhân và gia đình: Phát triển câu lạc bộ kết bạn trăm năm, hỗ trợ nam, nữ thanh niên kết bạn; tư vấn sức khỏe trước khi kết hôn; khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi, không kết hôn muộn và sớm sinh con, phụ nữ sinh con thứ hai trước 35 tuổi,…; Xây dựng môi trường, cộng đồng phù hợp với các gia đình nuôi con nhỏ. Thí điểm, nhân rộng các dịch vụ thân thiện với người lao động như đưa, đón trẻ, trông trẻ, ngân hàng sữa mẹ, bác sĩ gia đình... Chú trọng quy hoạch, xây dựng các điểm trông, giữ trẻ, nhà mẫu giáo phù hợp với điều kiện của bà mẹ, nhất là các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị; Hỗ trợ phụ nữ khi mang thai, sinh con và sinh đủ hai con: Tư vấn, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em bao gồm sàng lọc vô sinh, sàng lọc trước sinh và sau sinh, phòng chống suy dinh dưỡng; tạo điều kiện trở lại nơi làm việc cho phụ nữ sau khi sinh con; giảm thuế thu nhập cá nhân; miễn giảm các khoản đóng góp công ích theo hộ gia đình; Hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con: mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở; ưu tiên vào các trường công lập, hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em...; xây dựng mô hình quản lý, phát triển kinh tế gia đình; từng bước thí điểm các biện pháp tăng trách nhiệm đóng góp xã hội, cộng đồng đối với những trường hợp cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn. Thứ hai, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi: nội dung tuyên truyền, vận động tập trung vào lợi ích của việc sinh đủ hai con; các yếu tố bất lợi của việc kết hôn, sinh con quá muộn; sinh ít con đối với phát triển kinh tế - xã hội; đối với gia đình và chăm sóc bố, mẹ khi về già. Tập trung vận động nam, nữ thanh niên không kết hôn muộn, không sinh con muộn, mỗi cặp vợ chồng sinh đủ hai con và nuôi dạy con tốt. Thứ ba, mở rộng tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình và các dịch vụ có liên quan: xây dựng và triển khai các loại hình phòng, tránh vô sinh từ tuổi vị thành niên tại cộng đồng; đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, phát triển mạng lưới hỗ trợ sinh sản… Ngày 25/01/2021, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 01/2021/TT-BYT hướng dẫn một số nội dung để địa phương ban hành chính sách khen thưởng, hỗ trợ đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số. Bộ Y tế cũng đã nghiên cứu đưa một số nội dung hỗ trợ, khuyến khích nêu trên vào dự án Luật Dân số, dự kiến trình Quốc hội thông qua vào tháng 10/2025.” - Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==