Khoa học và Đời sống số 33-2024

Số 33 (4347) Thứ Năm (15/8/2024) 3 Theo quy hoạch phân khu sông Hồng, phân khu quy hoạch có tổng diện tích 11.000 ha. Trong đó, sông Hồng chiếm 33%, tương ứng khoảng 3.600 ha, đất bãi sông chiếm 50% - tương đương hơn 5.400 ha. Quy mô dân số tối đa dự kiến đạt mức 300.000 người vào năm 2030. Điểm nhấn quan trọng ở quy hoạch này là 3.000 ha bãi giữa sông Hồng. Chiều dài đô thị dọc hai bờ sông khoảng 40 km. Khu vực hai bên sông Hồng được xác định là trục không gian cảnh quan trung tâm. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là làm sao để đảm bảo hành lang thoát lũ và đảm bảo không thay đổi dòng chảy. KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), cho rằng, Luật Thủ đô sửa đổi đã bổ sung, giao thẩm quyền cho HĐND xây dựng quy định, cụ thể hóa và UBND thành phố được quyền phê duyệt công trình trên những bãi này. Để làm được, cần có cơ sở khoa học, tính toán đến an toàn hành lang thoát lũ và tính liên kết của khu vực này với những khu vực khác khi có lũ. Cũng đã có nhiều nghiên cứu suốt 30 năm qua, vấn đề là cần rà soát, có biện pháp huy động vốn tốt là thực hiện được. “Đảm bảo an toàn thoát lũ và xói lở do thay đổi dòng chảy là hai vấn đề được quan tâm nhiều khi đặt ra bài toán xây dựng đô thị hai bên bờ sông. Cả hai vấn đề đều đã có cơ sở nghiên cứu thực tiễn trước đó. Quy hoạch trục sông Hồng là hoàn toàn khả thi. Quan trọng, là khi triển khai Hà Nội cần có sự kế thừa kinh nghiệm từ trước đó. Đồng thời, tính toán và nghiên cứu cụ thể, chi tiết để đưa ra phương án thực thi phù hợp”, KTS Đào Ngọc Nghiêm cho biết. THIÊN TUẤN CHUYỂN ĐỘNG 247 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội HẢI NINH Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không vì đẩy mạnh công tác này mà ảnh hưởng, cản trở phát triển kinh tế - xã hội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, phát biểu chỉ đạo tại phiên họp. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN. KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam Bài toán xây dựng đô thị hai bên bờ sông Hồng Bộ Công an thông tin mới về vụ án Thuận An, Phúc Sơn, Vạn Thịnh Phát Chiều 14/8, Ban Nội chính Trung ương tổ chức họp báo thông báo kết quả phiên họp thứ 26 Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trả lời câu hỏi của phóng viên về tiến độ điều tra vụ án liên quan Tập đoàn Thuận An và Tập đoàn Phúc Sơn, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an, cho biết, đây là hai vụ án đã được đưa vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo từ tháng 5/2024. Cơ quan điều tra Bộ Công an đang tập trung lực lượng cao độ để đẩy nhanh tiến độ. Liên quan kế hoạch mở rộng điều tra vụ Vạn Thịnh Phát, Người phát ngôn Bộ Công an thông tin, TAND Cấp cao tại TP HCM chuẩn bị xét xử phúc thẩm giai đoạn 1 vụ Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB. Sau giai đoạn 1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiếp tục mở rộng điều tra vụ án và đến nay đã ban hành kết luận điều tra, đề nghị truy tố 34 bị can trong các vụ án Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; Rửa tiền; Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới… Như vậy, vụ án đã được mở rộng và giai đoạn 2 đã hoàn tất điều tra. Bên cạnh đó, Cơ quan Cảnh sát Điều tra cũng đang điều tra vụ án Đưa - Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và địa phương khác liên quan Vạn Thịnh Phát và SCB. BẢO CHÂU Hơn 80% vụ cháy là do sự cố thiết bị điện Theo thông tin từ Cục Cảnh sát Phòng cháy, Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC & CNCH), trong tháng 7/2024, cả nước xảy ra 305 vụ cháy. Trong đó, 82,2% nguyên nhân là sự cố thiết bị điện. Cục Cảnh sát PCCC & CNCH cho hay, trong tháng 7, cả nước xảy ra 305 vụ cháy, làm chết 19 người, bị thương 10 người, thiệt hại về tài sản ước tính 11 tỷ đồng và 12,2 ha rừng. Cả nước xảy ra 3 vụ nổ, làm bị thương 3 người, chưa thống kê được thiệt hại về tài sản. Lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH Công an các địa phương đã xuất 1.202 lượt phương tiện và 7.536 lượt cán bộ, chiến sĩ, trực tiếp tổ chức chữa cháy, cứu nạn cứu hộ 316 vụ cháy, nổ, sự cố, tai nạn; cứu 117 người, hướng dẫn, trợ giúp cho hàng trăm người bị nạn trong đám cháy thoát nạn an toàn, cứu được lượng tài sản trị giá 10,5 tỷ đồng. So với tháng 6/2024, số vụ cháy tăng 16 vụ; thiệt hại về người tăng 2 người; người bị thương giảm 5 người, tài sản giảm 15,5 tỷ đồng. So với tháng 7/2023, số vụ cháy tăng 10 vụ, thiệt hại về người chết tăng 7 người, người bị thương tăng 5 người, thiệt hại về tài sản giảm 16,5 tỷ đồng. Các vụ cháy chủ yếu tập trung tại thành thị và 82,2% nguyên nhân là sự cố thiết bị điện. Theo Cục Cảnh sát PCCC & CNCH, các vụ cháy vẫn chủ yếu tập trung tại địa bàn thành thị với 187 vụ (chiếm 61,3%), nông thôn xảy ra 118 vụ (chiếm 48,7%). Đáng chú ý, trong tháng 7 vừa qua, 5 vụ cháy lớn gây thiệt hại 37,9 tỷ đồng; xảy ra 8 vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người, làm 19 người chết. Các vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người đang được điều tra, làm rõ nguyên nhân. BÌNH NGUYÊN Ngày 14/8, tại Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) chủ trì phiên họp thứ 26 của Ban Chỉ đạo. Theo thông báo của Ban Nội chính Trung ương về nội dung phiên họp, từ đầu năm 2024, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh quyết liệt, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường, củng cố niềm tin của Nhân dân. Về nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2024 và thời gian tới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan chức năng tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn với những kết quả đạt được. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu tiếp tục triển khai mạnh mẽ, đồng bộ những giải pháp, kiên quyết, kiên trì đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực theo đúng phương châm "không ngừng, không nghỉ", "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai". Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh 3 yêu cầu. Cụ thể, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không vì đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà ảnh hưởng, cản trở phát triển kinh tế - xã hội. Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải được triển khai đến tận cơ sở Đảng, chi bộ, phải được sự giám sát của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống tiêu cực, nhất là biểu hiện tiêu cực là nguồn gốc, nguyên nhân dẫn đến tham nhũng... Các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan chức năng phải tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm những khâu còn yếu, việc đang làm dở, nhất là chỉ đạo xử lý dứt điểm hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định, định giá tài sản, cung cấp tài liệu, tương trợ tư pháp, truy bắt, dẫn độ đối tượng bỏ trốn. Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cũng lưu ý tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thu hồi tài sản tham nhũng, có giải pháp mạnh mẽ để khắc phục tình trạng "tham nhũng vặt", gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, các cơ quan phải đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm. "Phấn đấu từ nay đến hết năm 2024, tập trung kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 30 vụ án; kết thúc xác minh, giải quyết 6 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, nhất là tập trung điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc liên quan Công ty AIC, Xuyên Việt Oil, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Thuận An, Phúc Sơn, Vạn Thịnh Phát, dự án Sài Gòn Đại Ninh (Lâm Đồng)... và các vụ án, vụ việc liên quan nhân sự đại hội Đảng các cấp", Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhấn mạnh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cũng yêu cầu hoàn thiện thể chế về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; xử lý vật chứng, tài sản bị tạm giữ, kê biên, phong tỏa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc… Các cấp, cơ quan chức năng cũng phải chỉ đạo đẩy mạnh, đồng bộ, hiệu quả hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, tập trung những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và các chuyên đề, vụ việc theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo. Trong đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu tập trung kiểm tra, xử lý dứt điểm sai phạm của các tổ chức Đảng, đảng viên liên quan vụ án, vụ việc xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn, Tập đoàn Thuận An, Công ty AIC... Tiếp tục chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng Tiêu cực cấp tỉnh; khắc phục hiệu quả tình trạng “tham nhũng vặt”, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong công tác này ở địa phương. Tăng cường kiểm soát việc thực thi quyền lực, xử lý nghiêm minh, kịp thời sai phạm, tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==