Khoa học và Đời sống số 33-2024

Số 33 (4347) Thứ Năm (15/8/2024) 15 PHONG THUỶ VÀ KHOA HỌC TRI THỨC NHÂN LOẠI QUIZZ TEST SỐ 33 Khu rừng nào có diện tích lớn nhất Việt Nam? Ẩn số những viên gạch xây tháp Chăm QUỐC LÊ Việc giải đáp thấu đáo ẩn số về những viên gạch Chăm sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với công cuộc bảo tồn và tái thiết các di tích Chăm cổ ở Việt Nam hiện tại. Tháp Chăm là loại hình kiến trúc nổi tiếng gắn liền nền văn hóa Champa cổ ở khu vực miền Trung nước ta. Đến nay, nhiều ẩn số liên quan kỹ thuật xây dựng tháp Chăm vẫn chờ được giải mã, trong đó có gạch dùng để xây những tòa tháp này. Quá trình sản xuất gạch Trong quá trình nghiên cứu tháp Chăm, các chuyên gia đã làm nhiều thực nghiệm liên quan gạch xây tháp và thu được kết quả bất ngờ. Theo đó, cùng một kích thước nhưng gạch đúc theo quy trình thủ công thông thường nặng hơn gạch Chăm cổ 1,3 lần, độ chịu nén, va đập cũng cao hơn. Ngoài ra, gạch Chăm và cả tháp Chăm đều rất nhanh khô sau những cơn mưa dầm. Điều này không xảy ra đối với gạch xây dựng thông thường. Nhiều viên gạch Chăm khi bị vỡ ra để lộ phần đất sống bên trong, chứng tỏ gạch chỉ được nung chín đều phần bên ngoài. Đặc biệt, phần đất sống bên trong những viên gạch gãy vỡ vẫn không bị rã qua thời gian. Các kết quả phân tích cho thấy rằng, sở dĩ tháp Chăm nhanh khô ráo là do trong quá trình sản xuất gạch, ngoài thành phần chính là đất sét ruộng, còn có thêm vỏ trấu, một ít vôi nung từ vỏ sò, vỏ ốc. Do có vỏ trấu nên khi nung xong, vỏ trấu cháy, để lại những lỗ rỗng, viên gạch nhờ thế mà dễ thoát nước nhưng vẫn đủ độ chắc bảo đảm cho việc xây dựng tháp. Kỹ thuật đặc biệt cũng làm cho gạch Chăm có thành phần silic cao hơn gạch xây dựng thông thường. Thêm vào đó, bã thực vật trong những viên gạch Chăm cũng khá nhiều. Thành phần này khiến cho các mảnh vỡ của gạch không bị mục rã. Câu hỏi về sự liên kết của những viên gạch Sự liên kết của viên gạch Chăm cũng là vấn đề rất đáng quan tâm. Chúng được dán chặt vào nhau, không có đường lằn - dấu hiệu chứng tỏ có sự hiện diện của vôi vữa. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện, khi xây dựng tháp, người Chăm không sử dụng vôi vữa mà dùng loại chất kết dính những viên gạch với nhau là dầu rái - loại nhựa cây có độ kết dính rất chặt và bền, hoàn toàn không thấm nước. Mặt khác, độ kết dính giữa các viên gạch không chỉ do hỗn hợp kết dính mà còn do kỹ thuật mài chập. Đó là kỹ thuật mài nhẵn hai viên gạch để tạo ra hỗn vị cho gạch. Hỗn vị này là bột gạch, chất kết dính hai viên gạch với nhau. Một điều đặc biệt nữa về gạch Chăm là những bức tường gạch nguyên bản của các đền tháp Champa không bị rêu phong, đen sạm bởi sương gió, ngoại trừ khi bị vỡ, tách biệt khỏi môi trường kiến trúc tự nhiên. Trong khi đó, nếu sử dụng chính loại đất sét địa phương để làm gạch tu bổ tháp, thì chỉ một thời gian ngắn sau, phần phục chế lại bị rêu phong, đen sạm, hoặc mủn ra và muối hóa, không còn giữ được màu đỏ rực như ở các tháp Chăm cổ. Câu hỏi được đặt ra là, phải chăng có thành phần phụ gia nào đó trong nguyên liệu làm gạch của người Chăm ngày xưa để gạch trường tồn cùng thời gian mà hiện nay các nhà chuyên môn vẫn chưa tìm ra? Việc giải đáp thấu đáo câu hỏi này sẽ có ý nghĩa rất to lớn đối với công cuộc bảo tồn và tái thiết di tích Chăm cổ ở Việt Nam hiện tại. Thánh địa Mỹ Sơn ở Duy Xuyên, Quảng Nam Tháp Cánh Tiên ở An Nhơn, Bình Định. Đồ vật không nên trưng bày ở phòng khách Theo chuyên gia phong thủy, việc đặt một số thứ ở phòng khách như cây khô héo hoặc đã chết, treo tranh hổ, đại bàng... sẽ không tạo ra năng lượng tốt cho ngôi nhà, ảnh hưởng đến tâm trạng và cuộc sống của gia chủ. Phòng khách là nơi tiếp đón khách, diễn ra các sinh hoạt chung của các thành viên trong gia đình. Theo quan niệm phong thủy, việc bố trí đồ đạc trong phòng khách rất quan trọng. Dưới đây là một số thứ không nên đặt trong phòng khách vì nó sẽ không tạo ra năng lượng tốt cho ngôi nhà, ảnh hưởng đến tâm trạng và cuộc sống của gia chủ. Cây khô héo hoặc đã chết Nhiều gia đình thích đặt các chậu cây như cây kim tiền, cây kim ngân... trong phòng khách. Chúng không chỉ giúp thanh lọc không khí, tô điểm thêm không gian sống mà còn được cho mang đến nhiều may mắn, sức khỏe, tài lộc và hạnh phúc ấm no cho gia đình. Thế nhưng, nếu không chăm sóc tốt thì cây cảnh đặt trong phòng khách có thể bị héo úa, thậm chí chết hẳn. Theo các chuyên gia phong thủy, trong phòng khách có cây khô héo, chết được xem là điềm báo của sự kém may mắn cũng như khiến mọi người trong gia đình khó chịu, không thoải mái. Đồ đạc lộn xộn, bừa bãi Phòng khách là một trong những khu vực quan trọng nhất trong căn nhà. Nếu đồ đạc để trong phòng khách không gọn gàng, ngăn nắp thì khách đến chơi nhà sẽ cảm thấy không vui, thậm chí có thể cho rằng gia chủ không tôn trọng họ. Đồng thời, việc để đồ đạc lộn xộn, bừa bãi cũng cho thấy gia chủ có lối sống không sạch sẽ, gọn gàng. Theo quan niệm phong thủy, việc làm trên mang đến năng lượng tiêu cực cho căn nhà. Treo tranh động vật hung dữ Một số gia đình thích treo tranh trong phòng khách. Tuy nhiên, không phải loại tranh nào cũng phù hợp để treo trên tường phong khách. Tranh vẽ hổ, đại bàng hoặc một số động vật hung dữ được các gia chủ lựa chọn bày trí trong phòng khách như một cách thể hiện sự mạnh mẽ, quyết đoán và uy lực. Thế nhưng, khi bày trí những bức tranh động vật hung dữ như trên sẽ không tạo được không gian vui vẻ, bình yên cho gia chủ và khách tới chơi nhà. Bởi lẽ, khi nhìn vào những bức tranh vẽ hổ, sư tử, đại bàng..., nhiều người sẽ cảm thấy sợ hãi, không thoải mái, thậm chí tạo ra không khí nguy hiểm luôn kề cận. Thông tin trong bài chỉ mang tính chiêm nghiệm, tham khảo. TÂM ANH (TH) Cây chết khô ở trong phòng khách. Đáp án đúng Quizz test số trước: C: Bình Thuận Bình Thuận là một trong những tỉnh có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất cả nước. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận, diện tích trồng thanh long toàn tỉnh đạt gần 27.000 ha, sản lượng hơn 550.000 tấn/năm. Đến nay, Bình Thuận có 653 mã số vùng trồng thanh long và khoảng 325 cơ sở đóng gói được cấp mã số. Việc chủ động được mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói giúp nông dân, doanh nghiệp ý thức hơn về vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật, tăng cường giám sát đảm bảo sản xuất đúng quy trình, từ đó ổn định chất lượng sản phẩm, tạo sự tin tưởng của các nước nhập khẩu. Bình Thuận phấn đấu trong năm 2024, toàn tỉnh có 10.500 ha thanh long đạt tiêu chuẩn VietGAP. A: Phong Nha - Kẻ Bàng B: Cúc Phương C: Nam Cát Tiên

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==