Khoa học và Đời sống số 32-2024

Số 32 (4346) Thứ Năm (8/8/2024) 9 SỨC KHỎE MỚI THÔNG TIN DOANH NGHIỆP QUÉT QRCODE ĐỌC CHI TIẾT Tư thế ngồi phòng bệnh cột sống Một tư thế ngồi đúng nghĩa là các cấu trúc chính của cơ thể được căn chỉnh chính xác với độ thẳng và mức độ căng cơ phù hợp... Làm sao để có tư thế ngồi đúng? Tư thế ngồi đúng hay không sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố chính, đó là chiều cao của người ngồi; Loại ghế đang sử dụng; tư thế, cách thức và thời gian ngồi. Bạn có thể điều chỉnh và đạt được tư thế ngồi đúng nếu áp dụng các mẹo nhỏ sau: - Giữ cơ thể thư giãn, vai thả lỏng - Khuỷu tay ở hai bên tạo thành hình chữ L - Giữ cẳng tay và đầu gối song song với mặt sàn nếu có thể - Hạn chế ngồi bắt chéo đầu gối hoặc mắt cá chân - Ngồi thẳng lưng và nhìn về phía trước mà không gồng căng cổ - Nên giữ khoảng cách vừa đủ giữa mặt sau của đầu gối và ghế ngồi - Đầu gối và bắp chân nên tạo thành góc 90 độ hoặc hơn một chút - Chỉnh độ cao của ghế sao cho đầu gối ở cùng độ cao hoặc thấp hơn một chút so với vùng hông - Lưng có thể tựa vào thành ghế hoặc dùng miếng tựa lưng/đệm nếu cảm thấy không thoải mái khi tựa vào ghế (đặc biệt là vùng lưng dưới) - Không ngồi tại chỗ trong thời gian dài mà nên nghỉ ngơi ít nhất 10 phút sau mỗi giờ ngồi - Đối với những người phải làm việc với máy tính trong thời gian dài, nguy cơ bị các bệnh cột sống, bệnh thần kinh-cơ sẽ tăng lên, đặc biệt là ở vùng chậu. Tình trạng ngồi lâu, ngồi không đúng tư thế, ngồi vắt chéo chân cũng có thể dẫn tới một số vấn đề nghiêm trọng như: tắc nghẽn mạch máu, cong vẹo cột sống, giãn tĩnh mạch, tăng nguy cơ tim mạch... Cách ngồi đúng khi làm việc máy tính Để hạn chế thói quen ngồi lâu gây ảnh hưởng sức khỏe cột sống, mỗi khi ngồi được khoảng 1 tiếng, bạn có thể đứng lên khoảng 1-2 phút, đi lại đâu đó hoặc vươn tay kéo giãn cơ. Ngoài ra, có thể áp dụng một số mẹo khi ngồi làm việc tại văn phòng như sau: Những tư thế ngồi sai nên tránh Bất cứ tư thế nào gây ra tác động lâu dài, khiến cơ hoặc dây chằng bị căng quá mức đều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Dưới đây là một số tư thế ngồi sai nên tránh để giảm nguy cơ mắc các bệnh cột sống: - Ngồi đúng ở một vị trí trong thời gian dài. - Ngồi nghiêng hẳn một bên khiến cột sống cong. - Ngồi bắt chéo đầu gối, bắt chéo mắt cá chân. - Ngồi lâu mà không thu xếp thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cơ. - Ngồi ở tư thế mà lưng bị chông chênh, không được hỗ trợ đầy đủ. - Căng cổ trong thời gian dài khi nhìn vào màn hình máy tính, màn hình điện thoại hoặc đọc tài liệu. - Đặt chân không đúng cách hoặc ngồi ghế quá cao khiến chân không thể đặt vuông góc với mặt sàn. - Dùng bàn đứng khi họp bàn, sắp xếp giấy tờ để xen kẽ thời gian ngồi và đứng. - Thỉnh thoảng đứng dậy và đi lại xung quanh, nhất là khi có dấu hiệu đau cơ hoặc khớp. - Thử các loại chuột và bàn phím khác nhau để cảm nhận có bị mỏi khi dùng lâu dài không. - Tùy chỉnh không gian làm việc sao cho thoải mái hơn, ví dụ như mua thêm miếng đệm cổ tay, thêm chỗ đặt chân hoặc đệm tựa lưng. - Khoảng cách màn hình với thân người nên bằng độ dài cánh tay và cao hơn khoảng 5cm so với tầm nhìn ngang thông thường (để tránh mỏi cổ và giữ được lưng thẳng). Khoảng cách bàn phím và mép bàn nên ở mức phù hợp để tay và cổ tay dễ dàng di chuyển nhất. - Kể cả khi tư thế ngồi đúng, vẫn nên tự quan sát sau 10-15 phút để xem tư thế có thay đổi không và tự điều chỉnh lại nếu bị sai tư thế. Những thay đổi này cần có sự kiên trì và thời gian thực hiện nhất định (vài tuần đến vài tháng), bạn Nâng cao năng lực quản lý các bệnh không lây nhiễm Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân, Viatris đã phối hợp với Hội Tim mạch Quốc gia Việt Nam (VNHA) và Hội Thấp khớp Việt Nam (VRA) tổ chức hội nghị khoa học “Viatris Masterclass 2024”. Đây là năm thứ 3 liên tiếp sự kiện này được tổ chức nằm trong chuỗi chương trình giáo dục của Viatris dành cho các chuyên gia y tế (HCP) trong khu vực Đông Nam Á, với mục tiêu góp phần nâng cao năng lực, trao đổi ý tưởng và khám phá các chủ đề liên quan trong lĩnh vực này. Diễn ra ngày 3/8 tại Đà Nẵng, chương trình năm nay tập trung vào việc thúc đẩy sức khỏe tim mạch và quản lý đau xen kẽ với các vấn đề sức khỏe tâm thần nhằm hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân tối ưu. CVD (bệnh lý tim mạch) vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở châu Á với tỷ lệ tăng từ 23% (năm 1990) lên 35% (năm 2019) trong tổng số các ca tử vong. Các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, thuốc lá, nồng độ lipid không tốt, chỉ số khối cơ thể cao và bệnh tiểu đường đều có thể tăng nguy cơ CVD một cách độc lập, và sự kết hợp các yếu tố này với nhau càng làm gia tăng nguy cơ về mặt tổng thể. Gánh nặng ngày càng tăng của những yếu tố nguy cơ này trong dân số châu Á đặt ra những thách thức đáng kể cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe. Tại Việt Nam, các bệnh không lây nhiễm hiện chiếm 81% trong tổng số ca tử vong, trong đó tử vong do CVD trước 70 tuổi chiếm khoảng 41,3%, và chỉ số năm sống điều chỉnh theo mức độ bệnh tật (DALY) do bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 73,7%. Giáo sư Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hội Tim mạch Quốc gia Việt Nam (VNHA), chia sẻ: "Với gánh nặng ngày càng tăng của bệnh không lây nhiễm, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong việc quản lý tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và đau thần kinh do nguồn lực chăm sóc sức khỏe hạn chế. Vì thế sự hỗ trợ cung cấp các chương trình giáo dục nâng cao năng lực cho chuyên gia y tế là rất cần thiết trong công tác quản lý các bệnh mãn tính này. Với việc mang lại cho các chuyên gia y tế những thông tin cập nhật và các lựa chọn điều trị, chúng ta có thể đảm bảo họ được trang bị tốt để cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân một cách tối ưu. Phó Giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Lan, Chủ tịch Hội Thấp khớp Việt Nam (VRA) nhìn nhận: "Bên cạnh yếu tố học thuật, những chương trình này là cơ hội tuyệt vời để các bác sĩ Việt Nam tiếp xúc và thực hành trong môi trường y tế chuyên nghiệp với các chuyên gia quốc tế đầu ngành". Tiến sĩ Nagendra Ramanjinappa, Giám Đốc Y Khoa Châu Á, Hạ Sahara và Châu Phi, cho biết thêm: "Các sự kiện giáo dục y tế như thế này tạo ra cơ hội vô giá cho các chuyên gia y tế và các bên liên quan cùng tham gia đóng góp cho một cộng đồng chăm sóc sức khỏe tốt hơn, đồng thời thúc đẩy tác động tích cực thông qua sự phối hợp y tế công lập và tư nhân. Cùng nhau kết nối, chia sẻ thông tin và kiến thức chuyên môn, đồng thời tạo ra các sáng kiến hợp tác là điều vô cùng cần thiết để giải quyết gánh nặng bệnh tật đang leo thang trong khu vực. Chúng ta phải phát triển các chương trình y khoa bền vững với kế hoạch hành động rõ ràng và tác động có thể đo lường được". Viatris Inc. (NASDAQ: VTRS) là một công ty chăm sóc sức khỏe toàn cầu có vị thế độc đáo để thu hẹp khoảng cách truyền thống giữa thuốc biệt dược gốc và generic, kết hợp ưu thế của cả hai để giải quyết toàn diện hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu. Với sứ mệnh giúp cho người dân trên toàn thế giới sống khỏe mạnh hơn ở mọi giai đoạn cuộc đời, chúng tôi mang lại khả năng tiếp cận trên quy mô lớn, hiện đang cung cấp các loại thuốc chất lượng cao cho khoảng 1 tỷ bệnh nhân trên khắp thế giới hàng năm, hiện diện ở mọi khoảnh khắc của cuộc sống từ lúc sinh ra cho đến khi mất đi, từ các bệnh lý cấp tính đến mãn tính. Tại Viatris, khái niệm tiếp cận mang một ý nghĩa sâu sắc, với danh mục thuốc đặc biệt phong phú và đa dạng, chuỗi cung ứng toàn cầu có một không hai có thể tiếp cận nhiều bệnh nhân hơn bất cứ nơi đâu và khi nào họ cần, cùng với chuyên môn khoa học sâu rộng để giải quyết một số thách thức sức khỏe tồn đọng lâu nhất trên thế giới. Chúng tôi có trụ sở chính tại Hoa Kỳ, với các trung tâm toàn cầu tại Pittsburgh, Thượng Hải và Hyderabad, Ấn Độ. Tìm hiểu thêm tại viatris.com và investor.viatris.com, và kết nối với chúng tôi trên LinkedIn, Instagram, YouTube và X (trước đây là Twitter). Tại Việt Nam, Viatris có danh mục sản phẩm đa dạng trên nhiều lĩnh vực điều trị như tim mạch, giảm đau, thần kinh trung ương và sức khỏe nam giới, trong đó bao gồm việc tiếp tục tập trung vào các nỗ lực thúc đẩy sản xuất trong nước thông qua chuyển giao công nghệ các thuốc Biệt dược gốc (“OPO”). PV Do yếu tố công việc, sinh hoạt, nhiều người phải dành phần lớn thời gian để ngồi làm việc, học tập, thư giãn tại nhà. Tuy nhiên nếu ngồi quá lâu và sai cách có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, vóc dáng và tăng nguy cơ mắc các bệnh cột sống. mới thấy được những lợi ích rõ rệt. Một khi đã có tư thế ngồi đúng, hãy cố gắng nhắc nhở bản thân duy trì tư thế ngồi tốt cho sức khỏe này. Nếu duy trì thường xuyên, tư thế ngồi đúng có thể mang lại những lợi ích tốt cho sức khỏe như: Cải thiện sức khỏe cột sống; Giảm hao mòn các khớp, cơ và dây chằng; Giảm tình trạng căng cơ và các vấn đề nhức mỏi do ngồi lâu; Giữ cơ thể cân bằng khi di chuyển và hoạt động thể dục; Giảm bớt căng thẳng trong quá trình vận động và tập luyện thể dục. BÁC SĨ NGUYỄN XUÂN TUẤN (GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI)

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==