Khoa học và Đời sống số 32-2024

Số 32 (4346) Thứ Năm (8/8/2024) 3 ông Ngô Ngọc Đức thôi giữ các chức vụ Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hòa Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình và chức danh Bí thư Thành ủy Hòa Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025 theo nguyện vọng cá nhân, liên quan một việc khác về trách nhiệm nêu gương người đứng HẢI NINH CHUYỂN ĐỘNG 247 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Thực hiện nghiêm chống tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật TIỂU PHƯƠNG Ngày 7/8, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì buổi làm việc với Ủy ban Kinh tế; Ủy ban Tài chính, Ngân sách; Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường về kết quả hoạt động của các cơ quan từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến nay; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối nhiệm kỳ. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển/Báo Đại biểu Nhân dân. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các Ủy ban phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, chủ động triển khai và hoàn thành tốt nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch, công việc đột xuất, phát sinh. Các cơ quan tiếp tục đổi mới căn bản, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động lập pháp, bảo đảm quản trị quốc gia bằng Hiến pháp và pháp luật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; quán triệt thực hiện Quy định 178-QĐ/TW của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật. Trước mắt, khẩn trương giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật thuộc lĩnh vực phụ trách để trình thông qua tại Kỳ họp thứ 8 và thẩm tra đối với những dự án lần đầu trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là nhiệm vụ cấp bách vì chỉ còn 3 tháng nữa diễn ra Kỳ họp thứ 8; do đó, phải chuẩn bị kỹ lưỡng và tích cực. Chủ tịch Quốc hội lưu ý, trong quá trình thẩm tra, cần phải thể hiện được chính kiến, quan điểm rõ ràng, cụ thể, khách quan, không né tránh của các Ủy ban về chính sách, nhất là nội dung nhạy cảm, dễ xảy ra trục lợi chính sách trong công tác xây dựng pháp luật. Đặc biệt, thời gian tới đây tiếp tục triển khai sửa đổi nhiều dự án luật quan trọng, phức tạp, như dự án luật về thuế, điện lực, quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, quản lý, phát triển đô thị… Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các Ủy ban tiếp tục nghiên cứu để xác định rõ hơn phạm vi, đối tượng, phương pháp, hình thức giám sát tối cao của Quốc hội phù hợp thực tiễn; nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn, giải trình, giám sát văn bản quy phạm pháp luật, chú trọng theo dõi, đôn đốc thực hiện kiến nghị sau giám sát. Về một số nhiệm vụ cụ thể, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường sớm xây dựng, hoàn thiện các văn bản để triển khai hoạt động của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2025 về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”. Trong năm 2025, Quốc hội tiến hành 1 chuyên đề giám sát trên và sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10. Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải triển khai sớm vì phạm vi chuyên đề này khá rộng, được cử tri và Nhân dân quan tâm. Đối với Ủy ban Kinh tế, Chủ tịch Quốc hội đề nghị khẩn trương tham mưu hoàn thiện dự thảo Báo cáo của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở từ năm 2015 đến hết năm 2023” cùng tài liệu khác liên quan để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 36 (tháng 8/2024). Chủ tịch Quốc hội giao Ủy ban Tài chính, Ngân sách tiếp tục phối hợp Chính phủ, cơ quan liên quan nghiên cứu tham mưu đổi mới quy trình quyết định về ngân sách Nhà nước bảo đảm thực chất, đi đôi với giám sát thực hiện ngân sách, từng bước thay thế việc ban hành các nghị quyết bằng các đạo luật về tài chính, ngân sách theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; đôn đốc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, lộ trình xây dựng Báo cáo tài chính nhà nước từ niên độ 2025, bảo đảm hoàn chỉnh, đầy đủ, toàn diện thông tin, số liệu theo quy định của Luật Kế toán. Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các Ủy ban chuẩn bị sớm kế hoạch, nội dung về đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch 5 năm và kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư một số chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 đã được thông qua từ đầu nhiệm kỳ. Quốc hội dự kiến xem xét nội dung này tại Kỳ họp thứ 10. Hộ gia đình không phân loại rác sinh hoạt sẽ bị xử phạt đến 1 triệu đồng Theo Luật Bảo vệ Môi trường, chậm nhất ngày 31/12/2024 phải áp dụng phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Hộ gia đình không phân loại rác sinh hoạt sẽ bị xử phạt đến 1 triệu đồng. Chung cư, tòa nhà văn phòng không phân loại rác có thể bị phạt đến 250 triệu đồng. TS Hoàng Dương Tùng, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), cho rằng, yêu cầu chính của phân loại rác tại nguồn hiện nay là vấn đề tư duy, cũng như cách quản lý rác. Kinh nghiệm của các nước đã thành công trong phân loại rác tại nguồn cũng vậy, đó là đổ rác, phân loại rác phải quy định bắt buộc, theo giờ nhất định. “Các nước tiên tiến xây dựng khu, điểm tập kết rác rất sạch sẽ, lắp camera và có người đứng đó để giám sát. Phân loại theo màu sắc túi cũng dễ dàng kiểm soát hơn, nhưng vẫn phải có những cách kiểm tra đột xuất”, TS Tùng nói. Ông cho biết thêm, thay đổi thói quen, nâng cao ý thức của người dân là yếu tố quyết định đến việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn. Bởi lẽ, phân loại rác không chỉ giúp giảm ô nhiễm môi trường, giảm áp lực diện tích chôn lấp, mà còn tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, hướng tới cuộc sống xanh, bền vững. Tuy nhiên, ngoài trách nhiệm của người dân trong phân loại rác, TS Hoàng Dương Tùng cũng cho rằng, đơn vị thu gom, vận chuyển xử lý rác cũng cần quan tâm. Đơn vị thu gom rác phải đáp ứng các điều kiện kỹ thuật, trang bị máy móc để đáp ứng yêu cầu đặt ra mới được thu gom, vận chuyển. THIÊN TUẤN Nguyên Bí thư Thành ủy Hòa Bình bị bắt Băn khoăn chọn tổ hợp môn học khi vào lớp 10 TS Hoàng Dương Tùng, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam Ông Ngô Ngọc Đức Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an vừa thông báo về việc bắt tạm giam ông Ngô Ngọc Đức, nguyên Bí thư Thành ủy Hòa Bình, về hành vi đánh bạc Ông Ngô Ngọc Đức (SN 1974) trú tại số nhà 70, đường Lê Lợi, phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, bị cáo buộc có hành vi đánh bạc trái phép, vi phạm khoản 2, Điều 321, Bộ Luật Hình sự. Trước đó, ngày 12/4/2023, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã họp và thống nhất để Nhiều gia đình có con năm nay vào lớp 10 gặp khó khăn, lo lắng vì chưa hiểu hết các tổ hợp. Trong khi đó, không ít học sinh lớp 10 chưa nhận thức được thế mạnh bản thân và định hướng ngành nghề. Chị Nguyễn Thị Nhung có con vừa trúng tuyển Trường THPT Thạch Bàn (Long Biên, Hà Nội), cho biết, con vào lớp 10, gia đình thấy phải định hướng về việc lựa chọn tổ hợp môn học. Ban đầu, hai mẹ con rất hoang mang, nhưng sau khi tìm hiểu và được nhà trường tư vấn, con chọn được tổ hợp phù hợp nhu cầu xã hội và sở thích của bản thân. Đó là tổ hợp với các môn Địa lý, Giáo dục Kinh tế và pháp luật, Vật lý và Công nghệ. Chị Hoàng Thị Thủy, phụ huynh có con đỗ lớp 10 Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Gia Lâm, Hà Nội) cho hay, khi bắt đầu thực hiện đăng ký lựa chọn tổ hợp môn cho cấp THPT, vợ chồng chị và con không biết chọn tổ hợp nào. Chị phải gọi điện nhờ bạn bè có con học lớp 10 năm trước chia sẻ kinh nghiệm. Bên cạnh đó, gia đình cũng phân tích, trao đổi với con và tham khảo thông tin trên diễn đàn, nhờ giáo viên tư vấn... Cuối cùng, con chọn tổ hợp môn Khoa học tự nhiên phù hợp thế mạnh của bản thân. Không chỉ chị Nhung, chị Thủy, nhiều phụ huynh lúng túng, không biết nên chọn tổ hợp nào phù hợp sở trường, đam mê, cũng như định hướng nghề nghiệp trong tương lai của con. Chưa kể, trong tất cả tổ hợp đều có môn các con thích và không thích nên phụ huynh, học sinh cần phải “cân não” mới đưa ra được lựa chọn phù hợp. Các tổ hợp môn học sẽ ảnh hưởng định hướng lựa chọn nghề nghiệp sau này của học sinh. Theo đó, môn tự chọn phù hợp công việc các em sẽ làm trong tương lai, không phải chọn một cách tùy tiện; nếu chọn sai sẽ khó sửa. Mặc dù còn nhiều khó khăn, lúng túng khi chọn tổ hợp môn học vào lớp 10, học sinh cũng có nhiều thuận lợi. Nhiều phụ huynh ủng hộ phân ban để không phân tán với những môn học không phải thế mạnh. Bên cạnh đó, cũng có phụ huynh cho rằng, nếu các con được học tất cả môn, sẽ có nhiều sự lựa chọn và định hướng hơn. BÌNH NGUYÊN

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==