Số 32 (4346) Thứ Năm (8/8/2024) 19 BẠN ĐỌC Cá chết bất thường ở hồ thủy lợi Rào Đá Những ngày qua, tại hồ Rào Đá ở xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) xuất hiện tình trạng cá chết bất thường trôi dạt vào bờ, khiến người dân lo lắng. Mới đây, UBND huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) cho biết, đơn vị này vừa chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên - Môi trường, UBND xã Trường Xuân phối hợp các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra tình trạng cá chết bất thường tại tại hồ thủy lợi Rào Đá. Cụ thể, đầu tháng 8/2024, tại hồ Rào Đá - hồ thủy lợi lớn nhất tỉnh Quảng Bình xuất hiện cá chết bất thường trôi dạt vào bờ. Trong đó, nhiều nhất là cá mè và cá rô phi trên dưới 1kg, có con nặng đến vài ký, gây mùi hôi thối khó chịu. Nhận được tin báo, UBND huyện Quảng Ninh chỉ đạo các phòng ban chức năng và UBND xã Trường Xuân phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra hiện trường. Theo báo cáo kết quả kiểm tra của các cơ quan, đơn vị liên quan cho thấy cá trôi dạt vào bờ đã chết trước đó vài ngày nên không lấy được mẫu để xét nghiệm xem có bị dịch bệnh hay không; chỉ lấy mẫu nước kiểm tra xét nghiệm các yếu tố thủy lý, thủy hóa... Hiện, UBND huyện Quảng Ninh yêu cầu chính quyền địa phương rà soát số liệu hộ, tàu cá tham gia khai thác thủy sản trong hồ Rào Đá, lập danh sách chi tiết để theo dõi và buộc các hộ ký cam kết không vi phạm quy định về khai thác thủy sản như chất nổ, chất độc, xung điện, ngư cụ cấm, nhất là việc sử dụng công cụ xung điện công suất lớn mang tính hủy diệt. Hạo Nhiên Dọc bờ sông Phước Giang từ xã Hành Minh đến thị trấn Chợ Chùa (huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) những năm qua thường xuyên bị sạt lở. Mùa mưa sắp đến, khu tái định cư Đồng Giá phục vụ tái định cư cao tốc có nguy cơ tiếp tục bị kéo xuống sông. Bà Từ Thị Minh Trâm (thôn Long Bàn Bắc, xã Hành Minh, huyện Nghĩa Hành) vừa chuyển vào làm nhà trong khu tái định cư Đồng Giá (xã Hành Minh), vì nhường đất cho dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Niềm vui của gia đình chưa thể trọn vẹn khi khu vực Đồng Giá đứng trước nguy cơ ảnh hưởng do sạt lở bờ sông đang tái diễn. Nhiều vết sạt lở ăn sâu vào bờ hàng chục mét, vị trí mép sạt lở cách tuyến đường khu dân cư Đồng Giá chưa đến 10m. Bà Trâm cho biết: “Chúng tôi đã nhiều lần phản ánh đến chính quyền qua các cuộc họp, tiếp xúc cử tri và mong muốn sớm có biện pháp ngăn chặn tình trạng sạt lở bờ sông để yên tâm làm ăn, sinh sống”. Dọc sông Phước Giang hiện có hàng chục điểm sạt lở, nhiều vị trí sạt nặng kéo dài cả trăm mét. Những bụi tre, cây cối trồng chống sạt lở cũng bị cuốn phăng xuống sông. Theo người dân thôn Long Bàn Nam (xã Hành Minh), sông Phước Giang chảy qua thôn sạt lở nhỏ hàng chục năm qua. Từ khi thi công cao tốc, tình trạng sạt lở thêm nghiêm trọng. Nhiều diện tích đất trở thành lòng sông chỉ sau một đêm. Các công trình hạ tầng dọc bờ sông Phước Giang cũng bị đe dọa như: khu tái định cư Đồng Giá, đường giao thông liên xã Hành Minh - thị trấn Chợ Chùa, có nguy cơ cao sẽ bị cuốn trôi trong thời gian tới. Mặc dù dọc bờ sông, người dân trồng tre để giữ đất, nhưng do dòng nước chảy xiết nên vẫn gây sạt lở, cuốn theo nhiều đất đai và đe dọa sự an toàn của hàng chục hộ dân. Tại khu vực Cầu Vông, gia đình bà Nguyễn Thị Thúy Vân (thôn Long Bàn Bắc, xã Hành Minh) luôn sống trong cảnh phấp phỏng lo sợ khi tình trạng sạt lở gia tăng qua từng năm. Bụi tre phía sau vườn nhà bà Vân đã bị các đợt mưa lớn cuối năm 2023 kéo dần ra mé nước. Trước mùa mưa lũ năm 2024, bà Vân mua vài xe đất gia cố lại vườn, ngăn cây cối trôi tuột ra sông. “Mỗi lần nước lớn là dâng ngập tới ngực, tới cổ, cả nhà 8 người phải kéo nhau đi chỗ khác ở tạm, sợ nước cuốn trôi. Bụi tre sau vườn chắc không trụ nổi qua mùa mưa năm nay, bà Vân nói. Sạt lở nặng nhất là nhà ông Tự Cảnh (thôn Long Bàn Nam), giờ không còn người ở. Đường vào ngôi nhà bị "xóa sổ" trong trận lũ cuối năm ngoái. Mỗi lần con cái về cúng giỗ gia tiên phải đi nhờ qua vườn hàng xóm. Sông Phước Giang là con sông lớn với diện tích lưu vực hơn 100 km2, chảy qua địa phận các huyện Minh Long, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa. Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hành - Đinh Xuân Sâm cho biết, việc đầu tư xây dựng dự án kè chống sạt lở bờ sông Phước Giang, đoạn qua xã Hành Minh và thị trấn Chợ Chùa rất cấp thiết và cũng là mong mỏi của bà con, đặc biệt là các hộ dân đã phải di dời, tái định cư ở khu Đồng Giá. "Khi xây Khu tái định cư Đồng Giá, huyện đã đề nghị chủ đầu tư quan tâm làm kè chống sạt lở, nhưng công trình này lại không nằm trong hạng mục thi công. Trong điều kiện nguồn thu của huyện còn hạn chế, huyện nhiều lần kiến nghị tỉnh hỗ trợ”, ông Sâm thông tin thêm. Kiểm tra cơ sở tiêm chủng FPT Long Châu liên quan bé 6 tháng tuổi bị nứt sọ TUỆ MINH Tình trạng sạt lở bờ sông Phước Giang đe dọa sự an toàn của nhiều hộ dân và một số công trình, trong đó có Khu tái định cư Đồng Giá phục vụ cao tốc Bắc - Nam. Sạt lở tiến sát vào Khu tái định cư Đồng Giá Cơ sở tiêm chủng của FPT Long Châu nơi xảy ra vụ việc bé gái 6 tháng tuổi bị té nứt sọ. Cá chết bất thường trôi dạt vào bờ. Quảng Ngãi: Nhường đất cho cao tốc, dân tái định cư đối mặt sạt lở Chiều 7/8, trao đổi với PV Khoa học và Đời sống/Báo Tri thức và Cuộc sống, đại diện Sở Y tế Đắk Lắk cho biết, thanh tra Sở Y tế đã tiến hành kiểm tra tại cơ sở tiêm chủng của FPT Long Châu. Sự việc hiện tại vẫn đang trong quá trình xác minh, chưa có báo cáo chính thức, khi có kết quả sẽ thông tin với báo chí sau. Theo khảo sát của PV, từ 8h sáng ngày 7/8, Công ty Cổ phần Dược phẩm FPT Long Châu, vẫn đông đúc khách hàng đến mua thuốc. Đến 15h cùng ngày, Đoàn kiểm tra của Sở Y tế Đắk Lắk vẫn đang trong quá trình làm việc với cơ sở tiêm chủng của FPT Long Châu. Trước đó, Sở Y tế cũng đã mời đơn vị này lên làm việc liên quan đến thông tin một bé gái 6 tháng tuổi bị nứt sọ khi đi tiêm chủng tại đây. Theo thông tin ban đầu, ngày 2/8, gia đình đưa bé A. đến cơ sở tiêm chủng Long Châu trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột. Tại đây, người nhà giao bé A. cho nhân viên của cơ sở để kiểm tra cân nặng (một bước trong quá trình khám sàng lọc trước khi tiêm chủng). Sau khi nhân viên đặt bé A. lên cân, bất ngờ bé rơi từ bàn cân xuống đất. Lúc này, thấy bé A. khóc, tím tái, gia đình vội vã đưa đến Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột để cấp cứu. Theo đại diện Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột, ngày 2/8, bệnh viện có tiếp nhận trường hợp bé gái như thông tin nêu trên. Các bác sĩ đã tiến hành chụp CT-scan đầu cho bé A. Kết quả cho thấy, bệnh nhi bị xuất huyết dưới nhện thùy thái dương, chấm (T); đường nứt sọ thái dương, chấm (T); sưng nề mô mềm vùng thái dương (T). Sau đó, bé gái đã được chuyển lên tuyến trên để tiếp tục điều trị. *Khoa học và Đời sống/Báo Tri thức và Cuộc sống sẽ tiếp tục thông tin. Nguyễn Tâm - Đinh Oanh Đoàn kiểm tra của Sở Y tế Đắk Lắk tiến hành kiểm tra Công ty CP dược phẩm FPT Long Châu, liên quan vụ bé 6 tháng tuổi bị nứt sọ khi đi tiêm chủng. Cơ sở tiêm chủng của FPT Long Châu, nơi xảy ra vụ việc bé gái 6 tháng tuổi bị té nứt sọ có địa chỉ tại số 35 đường Lý Thường Kiệt, phường Thống Nhất, TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk). Hồ Rào Đá có sức chứa hơn 80 triệu m3 nước, nằm ở xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình). Hồ thủy lợi này có nhiệm vụ tưới cho vựa lúa huyện Quảng Ninh và cấp nước sinh hoạt cho 7 xã gồm: Xuân Ninh, Hiền Ninh, Tân Ninh, An Ninh, Vạn Ninh, Duy Ninh và Hàm Ninh.
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==