Số 32 (4346) Thứ Năm (8/8/2024) 14 TRI THỨC NHÂN LOẠI 12 CON GIÁP Hải Vân Quan “hồi sinh” sau hơn 2 năm trùng tu THANH BÌNH Ngày 1/8/2024, Hải Vân Quan trên đỉnh đèo Hải Vân, ranh giới giữa Đà Nẵng với Thừa Thiên Huế, mở cửa đón khách sau hơn hai năm trùng tu. Phía sau sự hồi sinh của di tích này là câu chuyện mà không phải ai cũng biết. Tọa lạc trên đỉnh đèo Hải Vân - nơi được mệnh danh “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” - Hải Vân Quan được xây dựng năm Minh Mạng thứ 7 (1826). Đây là công trình quân sự cổ độc đáo, chứng kiến nhiều biến động lịch sử. Thăng trầm lịch sử của một cửa ải Ngược dòng thời gian, từ nhiều thế kỷ trước khi Hải Vân Quan được xây dựng, đèo Hải Vân đã được coi là vị trí xung yếu về quân sự, cũng như giao thông đường bộ, có vai trò chiến lược rất quan trọng trong hệ thống phòng thủ của Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế. Dù vậy, những đồn binh, trạm gác được bố trí trước thời điểm năm 1826 chỉ có quy mô nhỏ bé, đơn lẻ. Đến đầu thế kỷ 19, Phú Xuân - Huế thành kinh đô, đèo Hải Vân càng trở nên quan trọng, là cửa ngõ đi vào vùng kinh kỳ, cần phải tăng cường phòng ngự. Vì thế, tháng Hai năm Bính Tuất (1826), Vua Minh Mạng xuống chỉ cho xây một cửa quan ở đỉnh đèo Hải Vân. Công trình có hai lần cửa xây bằng gạch vồ theo lối vòm cuốn, giống cửa ở kinh thành Huế, nhưng không có vọng lâu. Phía trên cửa là sân thượng, dùng để quan sát bốn phía, có xây bậc thang lên xuống. Cửa trước viết ba chữ “Hải Vân Quan”, cửa sau viết sáu chữ “Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan”. Hai bên tả hữu xếp đá làm tường, trước sau liền nhau. Hải Vân Quan được xây dựng trong vài tháng, do phủ Thừa Thiên và tỉnh Quảng Nam cùng thuê dân làm. Sau đó, triều đình phái biền binh (cách gọi binh lính thời Nguyễn - PV) mang súng ống theo viên tấn thủ đóng giữ. Hải Vân Quan do chính viên Đề đốc Kinh thành quản lý, dưới quyền quan Phủ doãn phủ Thừa Thiên. Sau khi xây dựng xong cửa ải, triều đình chuẩn định từ cửa quan trở về Bắc thuộc quản hạt phủ Thừa Thiên, ngoài cửa quan trở về Nam thuộc quản hạt tỉnh Quảng Nam. Toàn cảnh di tích Hải Vân Quan sau khi trùng tu. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Tử vi tuần mới (12 - 18/8): 3 con giáp có sự nghiệp thăng tiến Bước sang tuần mới, 3 con giáp phát huy sở trường, không ngừng tiến lên, tìm ra con đường thành công riêng. Nhờ đó, sự nghiệp của những người này “lên như diều gặp gió”, phú quý trong tầm tay. Tuổi Dần TTheo tử vi tuần mới, người tuổi Dần thông minh, lanh lợi, có tầm nhìn xa trông rộng nên sẽ nhanh chóng nắm bắt được vấn đề, phân tích tình hình và tìm được phương án giải quyết trong thời gian ngắn. Tuổi Dần không ngừng mở rộng các mối quan hệ xã giao, học hỏi và vận dụng kiến thức mới vào công việc để sự nghiệp có bước tiến vượt trội. Với những thành công đạt được, người tuổi Dần trở thành nhà lãnh đạo tài năng, được nhiều người kính trọng, ngưỡng mộ và coi là tấm gương noi theo. Con giáp này tận hưởng cuộc sống giàu sang, phú quý và hạnh phúc bên những người thân yêu. Tuổi Tỵ Trong 7 ngày tới, người tuổi Tỵ giỏi giao tiếp, biết cách xây dựng và duy trì các mối quan hệ bền chặt. Nhờ đó, con giáp này có thể nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ lớn từ họ khi mở rộng sự nghiệp. Không chỉ đạt được những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực sở trường, người tuổi Tỵ có thể gia tăng tài sản, kiếm được những khoản tiền lớn nhờ đưa ra những lựa chọn thông minh. Người tuổi Tỵ sẽ có khoảng thời gian vui vẻ, tạo nên nhiều kỷ niệm đẹp bên gia đình và bạn bè. Con giáp này chia sẻ may mắn với người xung quanh. Tuổi HỢI Người tuổi Hợi siêng năng, cần mẫn, làm việc chăm chỉ hơn những người khác. Họ cũng không ngại khó khăn, sẵn sàng đón nhận thử thách khi coi đó là cơ hội để bứt phá, vượt ra khỏi vùng an toàn. Thành công hoàn toàn nằm trong tầm tay của tuổi Hợi. Danh tiếng của con giáp này được nhiều người biết đến, không itd đối tác tìm đến hợp tác. Tuổi Hợi có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý tài chính. Họ biết cách phân bổ số tiền kiếm được vào tiêu dùng và đầu tư một cách khôn ngoan. Theo đó, con giáp này có cuộc sống sung túc, có thể do làm điều yêu thích. Họ cũng giúp đỡ tài chính khi bạn bè gặp khó khăn. Thông tin trong bài chỉ mang tính chiêm nghiệm, tham khảo. TÂM ANH Triều đình cũng ban hành các chính sách khuyến khích dân cư đến sinh sống từ chân núi đến đỉnh đèo, đồng thời dựng đền thờ thần núi Hải Vân. Sau một thế kỷ tồn tại, Hải Vân Quan phải chịu số phận hẩm hiu cùng sự suy tàn của nhà Nguyễn. Năm 1876, trước khi người Pháp lập nền Bảo hộ, cửa ải có 50 lính canh phòng. Năm 1885, sau khi ký Hòa ước Giáp Thân (1884), số lính chỉ còn khoảng 5 người. Sang đầu thế kỷ 20, khi toàn bộ Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, cửa ải bị bỏ hoang. Năm 1926, xung quanh Hải Vân Quan, quân đội Pháp xây dựng một hệ thống lô cốt được gọi là Đồn Nhất, bảo vệ con đèo chiến lược này. Sau năm 1954, hệ thống đồn bốt ấy được chuyển sang tay quân đội Mỹ. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Đồn Nhất - Hải Vân Quan là nơi diễn ra nhiều trận đánh lớn. Sau năm 1975, một số công trình mới được xây dựng trong khu vực di tích cùng những công trình do quân đội Pháp, Mỹ xây dựng trước đây đã làm thay đổi hoàn toàn bố cục mặt bằng nguyên gốc của Hải Vân Quan. Ngoại trừ hai cánh cổng đã xuống cấp nặng nề, các công trình kiến trúc cũ của cửa ải này hầu như không còn. Sự hồi sinh của Hải Vân Quan Trong những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, Hải Vân Quan tồn tại như một phế tích giữa đỉnh đèo lộng gió. Với tầm nhìn bao quát núi rừng kỳ vĩ và biển khơi bao la, nơi đây trở thành điểm dừng chân ưa thích của du khách mỗi khi qua đèo Hải Vân. Đến năm 2017, giá trị lịch sử của Hải Vân quan chính thức được khẳng định khi Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 1531/QĐBVHTTDL. Sau quyết định này, dự án phục hồi Hải Vân Quan được phê duyệt và triển khai. Ngày 19/12/2021, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao TP Đà Nẵng tổ chức lễ khởi công dự án Bảo tồn tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan. Tổng mức đầu tư dự án hơn 42 tỷ đồng từ nguồn ngân sách TP Đà Nẵng 50% và ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế 50%. Thời gian thực hiện dự án đến hết năm 2023. Công trình được nghiên cứu phục dựng sát với kiến trúc triều Nguyễn, với cổng chính làm bằng gạch vồ, bao quanh bởi tường bằng đá. Các công trình khác được tái thiết gồm cổng phụ, ụ gác, nhà trú sở, nhà vũ khố, các vị trí pháo đài, tường đá, lối đi, tường chắn đất, mương thoát nước... Ông Phan Văn Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế - cho biết, trong quá trình trùng tu Hải Vân Quan, đơn vị thi công dựa vào hồ sơ khảo sát, tư liệu khảo cổ để xây dựng phương án trùng tu phù hợp đối với các hạng mục công trình còn nguyên trạng, nhằm giữ được giá trị kiến trúc lịch sử quân sự của di tích. Những hạng mục chưa có tư liệu hoặc nghiên cứu trên địa hình thì sẽ có phương án trùng tu về sau. Trong quá trình trùng tu, tu bổ, đơn vị thi công sử dụng vật liệu gạch đá lấy trong khu vực để hài hòa đồng nhất về tổng thể, tuân thủ đảm bảo quy định, nguyên tắc bảo quản tu bổ di tích. Tín hiệu tích cực về hoạt động trùng tu, bảo tồn di tích Ngày 1/8/2024, di tích Hải Vân Quan mở cửa đón khách sau hơn hai năm trùng tu. Ngay trong những ngày đầu mở cửa, di tích lịch sử này đã thu hút rất đông du khách ghé thăm. Theo thống kế của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, sau 4 ngày mở cửa, di tích đón 8.700 lượt khách. Trong đó, ngày 1/8 đón trên 1.400 lượt, ngày 2/8 khoảng 2.700 lượt, ngày 3/8 khoảng 4.600 lượt và ngày 4/8 hơn 3.800 lượt khách. Diện mạo mới của Hải Vân Quan đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ du khách. Anh Phạm Hoàng Sơn, người mới trở về Hà Nội sau chuyến du lịch Đà Nẵng, chia sẻ: “Tôi từng ghé thăm Hải Vân Quan năm 2014 và 2017, lần này trở lại rất bất ngờ khi thấy di tích được xây dựng lại nguyên gốc. Công trình ở đây mang đậm nét cổ xưa và hài hòa với cảnh quan thiên nhiên”. Trên mạng xã hội, Hải Vân Quan mở cửa sau trùng tu cũng trở thành chủ đề được nhiều “tín đồ” du lịch quan tâm. Hàng loạt clip trải nghiệm được chia sẻ trên các nền tảng TikTok, YouTube, Facebook... thu hút nhiều lượt xem. Đa số cư dân mạng để lại bình luận tích cực. Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Sở Văn hóa Thể thao Đà Nẵng, du khách vào cửa miễn phí tham quan Hải Vân Quan cho đến đến khi tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng thống nhất việc xây dựng bảng giá vé phù hợp. Hải Vân quan thu hút nhiều du khách tham quan sau khi mở cửa. Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh/ Sài Gòn Tiếp Thị.
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==