Số 32 (4346) Thứ Năm (8/8/2024) 10 CÔNG NGHỆ SỐ Đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành; lãnh đạo UBND thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa; các Hội và tổ chức thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai tham dự hội thảo. Nhằm nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trong việc phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt, tận dụng nguồn tài nguyên từ rác thải để tái chế, tái sử dụng phục vụ cho hoạt động nhà máy xử lý rác thải thành phố đạt hiệu quả và đáp ứng yêu cầu góp phần giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ngày 29/12/2015, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 4815/QĐUBND về việc phê duyệt “Đề án Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Lào Cai, huyện Sa Pa, Bát Xát giai đoạn 2016 - 2020”. Từ đó đến nay, với sự vào cuộc của chính quyền, tổ chức đoàn thể các cấp, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều cách làm, mô hình hiệu quả nhằm từng bước nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải tại nguồn đã góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường cả ở đô thị và nông thôn của Lào Cai. Tuy nhiên, việc thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở một số nơi vẫn còn hạn chế, chất thải rắn sinh hoạt không được phân loại tại các hộ gia đình, vứt rác bừa bãi không đúng giờ, không đúng nơi quy định dẫn đến tình trạng ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí… Tất cả vấn đề trên đặt ra yêu cầu cấp thiết về quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt trong thời gian tới. Tại hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm, mô hình và cách làm hay, hiệu quả, đồng thời đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý, phân loại, thu gom và xử lý rác thải góp phần bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai theo hướng nhanh, bền vững trong thời gian tới. Những định hướng và giải pháp cơ bản cũng đã được các đại biểu bàn và đề cập tới, như: Tăng cường hơn nữa công tác phân loại rác thải tại nguồn; tiếp tục nghiên cứu đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng công nghệ xử lý rác thải hiện đại; nghiên cứu phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn; xây dựng các chương trình giáo dục và tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo vệ môi trường thông qua việc quản lý và xử lý rác thải hiệu quả; đề nghị tỉnh đưa ra các chính sách hỗ trợ và các gói tài chính khuyến khích các doanh nghiệp, cộng đồng tham gia vào công tác xử lý rác thải, đồng thời tìm kiếm các nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế để hỗ trợ. Phát biểu kết luận hội thảo, đồng chí Bùi Văn Thắng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai, nhấn mạnh, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh sẽ nghiêm túc tiếp thu, tổng hợp ý kiến phát biểu của đại biểu để kiến nghị với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai đưa ra một số giải pháp phù hợp, nhằm thực hiện tốt hơn công tác phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt ở đô thị, nông thôn, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai. ThS Thái Văn Tào - Phó Chủ tịch LHH tỉnh Vĩnh Long; TS Nguyễn Bách Khoa - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch; ThS Nguyễn Xuân Hoanh - Phó Giám đốc DNTN Tân Hiệp Phát II đồng chủ trì hội thảo. Đến tham dự hội thảo có bà Nguyễn Thị Quyên Thanh - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long; bà Nguyễn Thị Minh Hạnh - Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; bà Lê Thị Thúy Kiều - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Long; đại diện lãnh đạo các Sở, ban ngành, huyện/ thị xã/ thành phố của tỉnh; cán bộ giảng viên các trường CĐ - ĐH trên địa bàn tỉnh, Hội viên thuộc Hiệp Hội Du lịch Vĩnh Long, doanh nghiệp và nhà sản xuất địa phương; báo đài đến dự và đưa tin. Tại hội thảo, đại biểu được nghe các tác giả trình bày nhiều tham luận mang tính trực quan, sáng tạo và tích cực về sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm cho khách du lịch khi đến Vĩnh Long. Đại biểu tập trung thảo luận và giới thiệu tiềm năng, du lịch của địa phương, đồng thời đề xuất giải pháp xây dựng, phát triển sản phẩm cho thị trường quà tặng, quà lưu niệm du lịch đặc trưng của tỉnh trong thời gian tới. Trong đó, sản phẩm gốm đỏ và mặt hàng vẽ trên gốm đỏ là sản phẩm quà tặng, lưu niệm mới có tính thương mại cao, được đánh giá sẽ góp phần thúc đẩy thị trường quà tặng và lưu niệm của Vĩnh Long phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Ngoài ra, tại hội thảo, đại biểu đã tập trung thảo luận, giới thiệu tiềm năng, những sản phẩm quà tặng lưu niệm du lịch đặc trưng của tỉnh cùng những giải pháp phù hợp để sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm thật sự thu hút du khách khi đến tham quan du lịch tại Vĩnh Long. Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Thị Quyên Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long - đánh giá cao việc tổ chức hội thảo và các tham luận trình bày tại hội thảo rất tâm huyết, chất lượng, sáng tạo, mới mẻ của các diễn giả là nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp và cá nhân khởi nghiệp. Các ý kiến đã cho thấy thực trạng về sản phẩm, sự quan tâm đối với sản phẩm quà tặng. Đề án phát triển du lịch đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Vĩnh Long xác định và tập trung sản phẩm du lịch gồm sản phẩm đặc sắc, dịch vụ chuyên nghiệp, môi trường vệ sinh xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện. Việc phát triển sản phẩm du lịch cần mang tính đặc thù, tạo điểm nhấn đặc trưng của từng địa phương và có tính liên kết cao; ưu tiên các ý tưởng phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với thị trường và du khách. Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, thời gian tới, các cấp, các ngành và địa phương trong tỉnh cần quan tâm, hỗ trợ phát triển và quy hoạch vùng nguyên liệu sản phẩm du lịch; hỗ trợ quảng bá và xúc tiến sản phẩm làng nghề trên các kênh thương mại điện tử; cần có cơ chế, chính sách cho nghệ nhân làng nghề truyền thống, làm ra các sản phẩm, quà tặng du lịch; quan tâm tạo không gian quảng bá, trải nghiệm sản phẩm, quà tặng du lịch. Ngoài ra, các ngành, cấp cần rà soát toàn diện hiện trạng và nhu cầu thị trường để xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp các sản phẩm phục vụ thị trường quà tặng du lịch trong từng giai đoạn, đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm OCOP gắn với mục đích phát triển du lịch; nghiên cứu đề xuất các cuộc thi sáng tác mẫu quà tặng mang tính độc đáo, phù hợp từng điểm đến, mang dấu ấn của vùng đất con người Vĩnh Long. Hội thảo tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển sản phẩm du lịch và sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm du lịch đặc trưng của địa phương, góp phần nâng cao năng lực và phát huy vai trò của các hội, tổ chức, đơn vị, chính quyền địa phương cùng tham gia, để tuyên truyền, vận động, nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, nhằm liên kết, phối hợp cấp, ngành, doanh nghiệp trong tổ chức hoạt động thúc đẩy phát triển du lịch, sản phẩm lưu niệm, quà tặng của tỉnh Vĩnh Long phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Đồng thời, quảng bá nét văn hóa truyền thống của Vĩnh Long đến du khách trong nước và quốc tế. KIỀU DIỄM Vĩnh Long: Phát triển sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm du lịch đặc trưng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai: Giải pháp phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt ở đô thị, nông thôn NGUYỄN THỊ THU THUỶ Ngày 6/8, tại Lào Cai, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp Hội Môi trường Đô thị Lào Cai tổ chức Hội thảo “Giải pháp phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt ở đô thị, nông thôn góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai”. Ngày 3/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Long phối hợp Hội Du lịch tỉnh, Sở VHTT&DL và Công ty Tân Hiệp Phát II tổ chức Hội thảo với chủ đề “Phát Triển Sản Phẩm Cho Thị Trường Quà Tặng, Quà Lưu Niệm Du Lịch Đặc Trưng Vĩnh Long”. Quang cảnh hội thảo TS Nguyễn Thị Quyên Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long - phát biểu chỉ đạo tại hội thảo.
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==