Khoa học và Đời sống số 31-2024

Số 31 (4345) Thứ Năm (1/8/2024) 20 DOANH NGHIỆP - HỘI NHẬP THÔNG TIN DOANH NGHIỆP Vinahud tiếp tục “chìm sâu”, lỗ lũy kế 240 tỷ đồng QUỲNH ÁI Áp lực lãi vay quá lớn khiến Vinahud (VHD) tiếp tục báo lỗ hơn 55 tỷ đồng trong quý 2/2024, đẩy tổng lỗ lũy kế của công ty vượt quá 240 tỷ đồng. Mới đây, CTCP Phát triển Nhà và Đô thị Vinahud (UPCoM: VHD) đã công bố báo cáo tài chính quý II/2024, với doanh thu thuần 69 tỷ đồng, giảm 11,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, giá vốn giảm 14% giúp lợi nhuận gộp cải thiện từ 2,3 tỷ đồng lên 3,8 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động tài chính của Vinahud giảm 32,5%, còn 11 tỷ đồng. Ngược lại, chi phí tài chính tăng 44,5% lên 62 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay chiếm 55 tỷ đồng. Sau khi khấu trừ thuế phí, Vinahud báo lỗ sau thuế hơn 55 tỷ đồng, không cải thiện nhiều so với khoản lỗ 60 tỷ đồng của quý II/2023, nâng lỗ lũy kế lên 241 tỷ đồng tính đến ngày 30/6/2024. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Vinahud ghi nhận doanh thu thuần 119 tỷ đồng, giảm hơn 20% so với nửa đầu năm ngoái. Chi phí tài chính tăng 144% lên 116,9 tỷ đồng, dẫn đến lỗ sau thuế 106,5 tỷ đồng, xa rời mục tiêu lãi 18,75 tỷ đồng đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên hồi tháng 6. Dù lỗ lớn trong nửa đầu năm, tổng nguồn vốn của Vinahud tính đến ngày 30/6/2024 vẫn tăng 1,55% so với đầu năm, đạt 5.052 tỷ đồng. Trong đó, nợ phải trả chiếm 4.913 tỷ đồng, tăng 3,9%. Nợ vay tài chính là 2.629 tỷ đồng, tăng 11,5%, bao gồm 328 tỷ đồng vay ngắn hạn và 2.301 tỷ đồng vay dài hạn. Phần lớn nợ của Vinahud đến từ 1.986 tỷ đồng vay dài hạn từ Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), không đổi so với đầu năm. Trong quý II/2024, Vinahud còn phát sinh khoản nợ 303 tỷ đồng với CTCP Tập đoàn R&H (R&H Group). Theo tìm hiểu, R&H Group là đối tác của Vinahud trong hai năm qua. Tính đến cuối quý II/2024, Vinahud ghi nhận 510 tỷ đồng phải thu về cho vay ngắn hạn từ R&H. Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên ngày 12/4/2023, cổ đông Vinahud đã thông qua việc nhận chuyển nhượng từ R&H Group 83% vốn tại Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Friends với giá 987,5 tỷ đồng và 100% Công ty TNHH Mê Linh Thịnh Vượng với giá 950 tỷ đồng. Tổng giá trị của hai thương vụ là 1.937,5 tỷ đồng, trong đó 80% nguồn vốn (1.550 tỷ đồng) sẽ được thu xếp bởi TPBank, cao gấp 2,6 lần tổng tài sản và 3,8 lần vốn chủ sở hữu của Vinahud tại đầu năm 2023. Các thương vụ M&A này diễn ra không lâu trước khi 3 lô trái phiếu trị giá 2.500 tỷ đồng của R&H Group đáo hạn từ ngày 14/4-3/5/2023. Giai đoạn cuối năm 2021 và đầu năm 2022, R&H Group đã phát hành thành công 8.150 tỷ đồng trái phiếu, do CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS) thu xếp. Liên quan đến khoản nợ tại TPBank, Vinahud đã triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường, dự kiến tổ chức cuối tháng 8/2024. Một trong những nội dung đáng chú ý là việc chuyển nhượng phần vốn góp của Vinahud tại Công ty TNHH Mê Linh Thịnh Vượng và thanh toán trước hạn khoản vay tại TPBank. Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào tháng 6, Vinahud cho biết đang tìm nhà đầu tư cho dự án Làng Hoa và có thể bán một phần vốn để tăng nguồn thu và giảm chi phí vay. Có thể doanh nghiệp đã tìm được nhà đầu tư liên quan để chuyển nhượng dự án này, nên cần tổ chức đại hội để được cổ đông thông qua. Khu nhà ở Làng Hoa Tiền Phong, dự án chậm triển khai nhiều năm tại huyện Mê Linh, dự kiến xây dựng trên diện tích khoảng 40ha với tổng mức đầu tư 3.864,5 tỷ đồng. Theo báo cáo thường niên 2023, Vinahud đã đầu tư 39,732% cổ phần vào CTCP Đầu tư Bất động sản Prime Land, chủ đầu tư dự án Khu nhà ở Làng Hoa Tiền Phong tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội. Về tiến độ dự án, lãnh đạo Vinahud cho biết công ty chưa có kế hoạch gia tăng sở hữu tại Khu nhà ở Làng Hoa Tiền Phong tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội. Dự án đang hoàn thiện thủ tục pháp lý về đất đai và chưa đủ điều kiện khởi công. HĐQT đang phối hợp cùng các đối tác trong liên doanh triển khai dự án, với mục tiêu khởi công trong năm 2025. Vinahud “chìm sâu” trong lỗ lũy kế lên tới 240 tỷ đồng. Lãi trước thuế 6 tháng đầu năm của SHB đạt 6.860 tỷ đồng, thực hiện 61% kế hoạch 2024 Kết thúc 6 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận trước thuế của SHB đạt hơn 6.860 tỷ đồng, tăng 13% so với năm trước, hoàn thành 61% kế hoạch năm, tiếp tục giữ CIR thấp nhất ngành. Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (HoSE: SHB) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2024, ghi nhận tổng tài sản tại ngày 30/6 ở mức 659.767 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 36.629 tỷ đồng, giữ vị trí TOP 5 ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam. Huy động vốn thị trường I của SHB đạt 500.177 tỷ đồng. Nhiều năm qua, SHB luôn nằm trong nhóm tăng trưởng huy động cao hơn bình quân ngành, là điểm đến tin cậy của người dân, doanh nghiệp và khách hàng gửi tiết kiệm, thanh toán sử dụng các dịch vụ, giải pháp tài chính. Dư nợ tín dụng đạt 475.267 tỷ đồng, thuộc nhóm đầu các ngân hàng cung ứng dòng vốn ra thị trường. Trước bối cảnh nhu cầu vốn của nền kinh tế cải thiện, toàn hệ thống SHB đã tích cực thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), chủ động làm việc trực tiếp với khách hàng, cùng tìm cách tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn, đáp ứng kịp thời nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận trước thuế của SHB đạt 6.860 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2023, thực hiện 61% kế hoạch năm; tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) ở mức 25,91%. SHB tiếp tục là ngân hàng có chỉ số chi phí trên thu nhập (CIR) thấp nhất hệ thống ở mức 22,25%, với đóng góp từ chuyển đổi số, tự động hóa quy trình vận hành. Các chỉ tiêu về an toàn hoạt động tiếp tục được ngân hàng củng cố, quản trị rủi ro theo Basel II và Basel III. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của SHB ở mức 12,32%, cao hơn so với quy định của NHNN, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%. Trong bối cảnh nợ xấu toàn ngành có xu hướng tăng trong 6 tháng đầu năm, SHB đang tập trung cao độ công tác giám sát và xử lý nợ xấu. Ngân hàng đã thành lập các tổ từ hội sở đến chi nhánh/phòng giao dịch, trực tiếp làm rõ và đưa ra các giải pháp phù hợp thu hồi nợ xấu, hỗ trợ khách hàng tháo gỡ/ vượt qua khó khăn. Chuẩn bị chi trả cổ tức bằng tiền và cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng Vừa qua, SHB đã chốt danh sách cổ đông ngày 19/7 để chi trả cổ tức 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%, thời gian thực hiện tại ngày 6/8. Ngân hàng cũng đang hoàn thiện hồ sơ trình cơ quan quản lý, thực hiện thủ tục phát hành cổ tức 2023 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 11% trong quý III/2024, dự kiến nâng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng. SHB luôn đảm bảo quyền lợi cổ đông, chi trả cổ tức bằng cổ phiếu hằng năm với tỷ lệ 9,9 - 18% trong 5 năm qua (riêng cổ tức 2023 chi trả bằng hình thức tiền mặt và cổ phiếu). Ngân hàng liên tục nâng cao nền tảng vốn, các hệ số an toàn vốn, quản trị rủi ro luôn tuân thủ tốt hơn so với quy định của NHNN. SHB kiên định với định hướng phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả, liên tục nâng cao năng lực quản trị theo chuẩn quốc tế, mô hình hiện đại. Năm 2024 là năm bản lề của chiến lược chuyển đổi 2024-2028 của SHB. Ngân hàng đang tập trung nguồn lực để triển khai Chiến lược Chuyển đổi mạnh mẽ, toàn diện dựa trên 4 trụ cột: Cải cách cơ chế, chính sách, quy định, quy trình; Con người là chủ thể; Lấy khách hàng và thị trường làm trung tâm; Hiện đại hóa công nghệ thông tin và chuyển đổi số và kiên định theo 6 giá trị văn hóa cốt lõi “Tâm – Tin – Tín –Tri – Trí – Tầm”. SHB đặt mục tiêu chiến lược trở thành Ngân hàng TOP 1 về hiệu quả; Ngân hàng Số được yêu thích nhất; Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất, đồng thời là Ngân hàng TOP đầu cung ứng nguồn vốn, sản phẩm tài chính dịch vụ với khách hàng doanh nghiệp chiến lược tư nhân và Nhà nước, có chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, hệ sinh thái, phát triển xanh.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==