Số 30 (4344) Thứ Năm (25/7/2024) 7 SỨC KHỎE MỚI Thực phẩm tốt cho xương khớp của trẻ Những loại thực phẩm tốt cho xương khớp của trẻ rất cần thiết trong giai đoạn trẻ từ 1 đến 3 tuổi, cha mẹ cần bổ sung cho con. Một trong những thực phẩm tốt cho xương khớp của trẻ là sữa và các sản phẩm từ sữa như bơ, pho-mát. Những sản phẩm này cung cấp rất nhiều canxi cho trẻ nhỏ trong quá trình phát triển xương khớp và phục vụ cho việc mọc răng. Thêm nữa, sữa còn có rất nhiều tác dụng khác cho cơ thể bé như tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện hệ tiêu hóa, giúp phòng tránh táo bón... Khoai lang cũng là loại thực phẩm giúp trẻ phát triển xương khớp tốt. Khoai lang có chứa rất nhiều canxi và vitamin C giúp tăng mật độ xương khớp và tăng sức hấp thụ các khoáng chất khác của cơ thể. Sữa đậu nành rất dễ uống và bổ dưỡng cho trẻ. Đặc biệt, đây là một trong những loại thức uống lành, giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm sạch dạ dày. Hạt đậu chứa nhiều canxi, vitamin E và chất xơ, giúp bé phát triển cả về não bộ. Tuy nhiên, với trẻ em dưới 1 tuổi, bạn cần có phương pháp chế biến đặc biệt như xay nhuyễn, tránh để trẻ ăn nguyên hạt, dễ dẫn đến hóc, nghẹn. Trái cam có chứa rất nhiều canxi và vitamin C. Đây cũng là loại thực phẩm dễ ăn cho trẻ, có thể xay ra nước hoặc cho trẻ mút, nhá từng múi cam nhỏ để dạy cách nhai ngay từ khi còn bé. Hạt kê là một loại thực phẩm có rất nhiều dưỡng chất như canxi, vitamin A, B1, B2, E... Loại hạt này tốt không kém thịt, cá, rất tốt cho trẻ nhỏ từ 1 đến 3 tuổi. Tất cả loại hạt đều chứa rất nhiều dưỡng chất như canxi, vitamin C và chất xơ, không những tốt cho sự phát triển xương khớp, mà còn tốt cho hệ tiêu hóa, bài tiết của trẻ. TUẤN ANH (THEO BS) Bí quyết ngăn ngừa loãng xương Loãng xương là chứng bệnh làm cho xương bị yếu và giòn. Bị chứng này, xương dễ gãy hơn bình thường. Chỉ cần một va chạm nhẹ hoặc ngã, xương có thể bị gãy. Phòng ngừa sớm: Nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh loãng xương hoặc cảm nhận cơ thể có dấu hiệu mắc bệnh loãng xương, bạn hãy phòng ngừa sớm bằng chế độ ăn uống và tập luyện thích hợp. Tập thể dục: Đây là một trong những cách quan trọng để ngăn ngừa loãng xương. Các bài tập như đi bộ, chạy, leo cầu tháng 2-3 lần/tuần có thể giúp tránh nguy cơ bị loãng xương. Ăn ít muối: Muối làm tăng lượng canxi trong nước tiểu và mồ hôi, gây thiếu canxi trong xương, dẫn đến bị loãng xương. Đặc biệt, ở những người mắc bệnh huyết áp cao, lượng canxi đào thải trong nước tiểu càng lớn. Hạn chế đồ uống có gas: Một số nghiên cứu cho thấy, thay vì uống sữa, những người thường xuyên uống soda bị suy yếu xương và gia tăng bệnh loãng xương. Trẻ nhỏ uống nhiều soda (đặc biệt coca) làm chậm quá trình phát triển của xương. Uống ít caffeine: Các nhà nghiên cứu thấy rằng, phụ nữ uống 330 mg caffeine mỗi ngày tương đương bốn tách cà phê tăng nguy cơ gãy xương hơn những người khác. Đặc biệt, điều này còn ảnh hưởng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Nói không với thuốc lá: Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc phát hiện hút thuốc thụ động làm tăng nguy cơ loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh đến 3 lần. Hút thuốc làm tăng nguy cơ phát triển các khối xương yếu hoặc bệnh loãng xương. Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Thuốc chống viêm hay thuốc điều trị trào ngược acid dạ dày làm ảnh hưởng quá trình hấp thụ canxi của xương. Do đó, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Uống nhiều rượu: s không chỉ làm cho xương bị loãng, mà còn làm tăng nguy cơ bị gãy xương, kéo dài quá trình liền xương khi bị gãy. Nguyên nhân của những hiện tượng này là lượng rượu quá lớn gây ảnh hưởng ức chế tới quá trình hình thành xương mới của cơ thể. Bổ sung canxi: Canxi quan trọng không chỉ vì nó cấu thành xương, mà còn bởi nó ngăn chặn sự loãng xương, giảm mật độ xương. Người lớn trung bình cần 1 g canxi mỗi ngày. Có thể bổ sung canxi bằng sản phẩm từ sữa hay một thực phẩm có chứa canxi như chuối, tỏi tây, súp lơ xanh... Bổ sung vitamin D: Vitamin D cho phép cơ thể hấp thụ canxi. Nếu thiếu vitamin D, xương trở nên giòn và yếu. Ở người lớn, quá ít vitamin D dẫn tới dị dạng xương và loãng xương. Có thể bổ sung vitamin D bằng thực phẩm. Theo dõi hormone: Giảm sản xuất oestrogen liên quan tuổi mãn kinh ở nữ giới gây ra sự thay đổi trong thành phần xương. Các tế bào huỷ xương (osteoclast) tăng lên chính là thủ phạm làm giảm mật độ xương. Còn ở nam giới, thời kỳ tắt dục với sự giảm các hormone sinh dục cũng khiến xương yếu, giòn và dễ gãy hơn. Lưu ý chế độ ăn uống: Chỉ số khối lượng cơ thể BMI quá thấp cũng có thể thúc đẩy chứng loãng xương. Nên duy trì chỉ số BMI 20 - 25 và nếu phải giảm một chút cân nặng. Hãy đề cao nguyên tắc cân bằng: Không lạm dụng chất xơ, không “tuyệt thực” protein cũng như canxi. CẨM LINH (THEO MSN) Dùng không đúng cách, nguy cơ gây hại sức khỏe Theo Dược sĩ Lê Phước Thành Nhân, Trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP HCM), sử dụng TPCN phải có sự tư vấn của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng. Đặc biệt, dùng TPCN không bảo đảm nguồn gốc xuất xứ, rất nguy hiểm cho sức khỏe. Dược sĩ Nhân thông tin, TPCN cũng chỉ là "thực phẩm". Bởi không có nghiên cứu, chứng minh đạt hiệu quả rõ ràng nên chúng được xếp vào nhóm TPCN. Sử dụng TPCN tùy tiện s dẫn đến tình trạng ngộ độc do thừa chất, thậm chí biến chứng. Ví dụ, người không có dấu hiệu loãng xương hay thiếu canxi nhưng vẫn bổ sung canxi, s dẫn đến thừa canxi, gây ức chế hấp thu các chất khác như sắt và k m, từ đó làm cho cơ thể có nguy cơ thiếu hai chất này. Bên cạnh đó, thừa canxi còn gây tình trạng quá tải cho thận, nếu vẫn tiếp tục bổ sung thừa trong thời gian dài thì làm tăng nguy cơ sỏi niệu quản, sỏi thận. Nếu sử dụng TPCN không có chỉ định của bác sĩ, biến chứng có thể dẫn đến dư thừa, như thừa vitamin C gây tiêu chảy, nổi mụn, đau đầu, buồn nôn và phá hủy chức năng của thận, gây sỏi thận; thừa acid folic gây ung thư, đau bao tử, khó ngủ, tim đập nhanh, co giật… "Thực tế hiện nay, rất nhiều loại TPCN bị làm giả. Sử dụng những loại sản phẩm này s ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, có thể bị tiêu chảy, ngộ độc, nôn mửa, nổi mẩn đỏ, da phồng rộp, trụy tim mạch, huyết áp giảm, khó thở… Người dùng trong thời gian dài dẫn đến các bệnh lý về thận, gan, mật…", Dược sĩ Thành Nhân nhấn mạnh. Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), thực tế đã ghi nhận nhiều sản phẩm TPCN trộn những loại chất độc hại bị cấm sử dụng, hoặc trộn chất được phép sử dụng nhưng với liều lượng không đảm bảo. Riêng Trung tâm Chống độc của Bệnh viện Bạch Mai, trước đây, tiếp nhận những trường hợp ngộ độc những loại TPCN có chứa chất cấm. "Đã có trường hợp bệnh nhân hôn mê, co giật, tổn thương não và phải cấp cứu điều trị. Xét nghiệm những loại sản phẩm này phát hiện có chứa chất cấm, ảnh hưởng sức khỏe như Sibutramine, Phenolphtalein... Thậm chí, có những chất chỉ được phép có trong thuốc nhưng lại được cho vào TPCN. Dùng những chất này rất ảnh hưởng sức khỏe vì hoàn toàn không thể kiểm soát chất lượng và liều lượng", TS.BS Nguyễn Trung Nguyên nói.
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==