Số 29 (4343) Thứ Năm (18/7/2024) 23 ĐỜI SỐNG XANH TÒA SOẠN: KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG ẤN PHẨM CỦA BÁO TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG TRỤ SỞ: 70 TRẦN HƯNG ĐẠO, HOÀN KIẾM, HÀ NỘI TỔNG ĐÀI: (024) 6.2732677; EMAIL: baotrithuccuocsong@gmail.com VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI TP HCM: Số 54 Phạm Huy Thông, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP HCM HOTLINE: 096 523 77 56 TỔNG BIÊN TẬP: NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG PHÓ TỔNG BIÊN TẬP: NGUYỄN DANH CHÂU CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP: TSKH PHAN XUÂN DŨNG CHỦ TỊCH LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM ĐẶT MUA BÁO ONLINE TẠI ĐÂY: https: //khoahocdoisong.vn/dat-bao-khds.html TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - QUẢNG CÁO VÀ PHÁT HÀNH: (024) 6 254 3519 GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 536 - GP-BTTTT NGÀY 19/11/2020 IN TẠI: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN IN QUÂN ĐỘI I TRÌNH BÀY: VIỆT HƯNG Giá: 11.800đ Về Phước Hải tìm yên bình nơi làng chài trăm tuổi LÊ VŨ Giữa cung đường uốn lượn nối liền hai huyện Long Điền và Đất Đỏ, một bên là biển, bên còn lại là núi, mùa mưa cỏ lá xanh rì, mùa xuân anh đào nở rộ. Nơi đó có một làng chài Phước Hải yên bình đã tồn tại suốt trăm năm... Không ai nhớ nổi làng chài này có từ bao giờ, theo lời các bậc cao niên, làng chài Phước Hải (nay là Thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã tồn tại ít nhất hơn trăm năm. Phước Hải hình thành theo bước đường của bà con ngư dân từ các tỉnh miền Trung dọc theo bờ biển về đây lập nghiệp sinh sống từ cuối thế kỷ thứ 18, đầu thế kỷ thứ 19. Có gì ở làng chài trăm tuổi? Có lẽ Phước Hải cũng sẽ chẳng khác gì các làng chài nằm dọc theo chiều dài đất nước, nếu như nơi đây không biết cách tự gìn giữ lại riêng cho mình những nét đặc trưng vốn có của một làng chài quê bình dị nằm êm ả bên bờ biển. Mặc cho phía dưới là biển Long Hải với các khu du lịch, bãi tắm nhộn nhịp, mặc cho sát phía trên là Bãi biển Hồ Tràm với những resort và khu nghỉ dưỡng cao cấp với nhiều du khách nước ngoài. Làng chài Phước Hải vẫn nằm đó, nhỏ bé, trong lành. Không ồn ào cũng không quá yên tĩnh để “chữa lành”, Phước Hải níu chân người bằng một cách riêng từ sự trong lành của biển sáng, sự lãng mạn của biển chiều, sự suy tư của biển tối, màu xanh đầy hy vọng ban ngày hay những vì sao lấp lánh ước mơ của bầu trời đêm không hề bị những tòa nhà cao tầng che khuất. Bên cạnh đó, đặc sắc nhất là nhịp sống của một làng chài đúng nghĩa với đầy ắp tình người. Có chứng kiến khung cảnh bãi biển Phước Hải vào mỗi buổi sáng sớm mới cảm nhận hết được đẹp của lao động mưu sinh, cái đẹp của biển trời tổ quốc. Mỗi chiếc thuyền thúng nhấp nhô vươn mình ra biển sớm mai tựa như những thân phận người ngư dân, tuy nhỏ bé, bấp bênh mà vẫn kiên cường vượt qua bao sóng gió. Mỗi ngày, mỗi thân phận ấy, mỗi chuyến biển ấy đều đang tiếp tục viết nên những câu chuyện bất hủ của riêng mình. Người dân ở đây, hầu hết đều làm nghề biển, có gia đình đã truyền đến tận 4-5 đời. Hằng ngày đàn ông thường ra biển đánh bắt vào buổi sáng, phụ nữ ở nhà làm các công việc nhà và phụ gỡ lưới, làm cá, làm khô… Điều đặc biệt ở làng chài Phước Hải là đa số các chuyến biển đều không đánh bắt xa bờ bằng tàu thuyền lớn, chỉ chủ yếu bằng thuyền thúng. Mùa lưới thuyền thúng có thể diễn ra quanh năm, những khi biển động, tàu lớn không thể ra khơi thì thuyền thúng chính là nguồn đánh bắt và cung cấp hải sản sản tại chỗ chủ lực, đảm bảo đời sống. Dần dà đánh bắt bằng thuyền thúng đã trở thành nét riêng, độc đáo của nơi đây và cũng chính vì thế nhiều người vẫn quen gọi là làng thúng Phước Hải. Đi dạo trên bờ biển, dọc bờ kè làng Phước Hải để check-in: Đây có lẽ là trải nghiệm thú vị nhất của những ai đã đặt chân đến đây. Du khách có thể thoải mái tham quan, ngắm cảnh biển đầy thơ mộng hay chụp những tấm ảnh check-in “nghìn like” tại đoạn bờ kè, các bãi đá có hình thù kỳ lạ,… nơi này gần đây cũng từng “sốt rần rần” trên mạng xã hội với những “chiếc view thần thánh”. Ngắm hoàng hôn và bình minh: Sẽ thật thiếu sót khi không tham gia hoạt động này khi đến Phước Hải. Dù ngồi 1 mình hay với “một nửa còn lại” trên bờ kè, phóng tầm mắt hướng thẳng ra biển để tận hưởng sự thay đổi của đất trời, du khách sẽ muốn giây phút ấy như ngừng trôi. Tắm biển tại làng chài Phước Hải: Nước biển ở đây rất xanh mát, sạch sẽ, những bãi cát vàng mịn, sóng biển bọt tung trắng xóa ở sẽ là những điều kiện tuyệt vời cho trải nghiệm tắm biển. Khám phá cuộc sống ngư dân: Du khách có thể vào bên trong làng Phước Hải, tìm hiểu và trực tiếp trải nghiệm cuộc sống đời thường của những người ngư dân vùng biển. Người dân ở đây rất thân thiện, mến khách, hãy thử thách mình một lần trong vai ngư dân để đánh bắt cá, chèo thuyền thúng, kéo lưới,… đây chắc chắn sẽ là những hoạt động vô cùng thú vị và đáng nhớ. Tham quan nhà nhờ và khu mộ cá Ông: Đặc biệt, tại Phước Hải có 2 điểm du lịch văn hóa, tâm linh nổi bật mà du khách không nên bỏ qua khi đặt chân đến, đó là khu nhà thờ và khu mộ cá Ông (linh vật biển được hầu hết người dân đi biển tôn thờ, xem như thần hộ mạng) lớn nhất Việt Nam. Cùng bên cạnh là “Nhà truyền thống nghề cá Phước Hải” nơi lưu giữ rất nhiều hiện vật, các mô hình tàu, thuyền quá các thời kỳ mưu sinh, lập làng, lập nghiệp của ngư dân Phước Hải. Kinh nghiệm du lịch Phước H i Làng chài Phước Hải nằm cách thành phố Bà Rịa khoảng 20km, nên cũng khá dễ dàng cho du khách di chuyển. Từ TP Hồ Chí Minh, du khách di chuyển đến TP Bà Rịa, rồi từ đây đi theo cung đường ven biển Long Hải, sau đó sẽ đến Phước Hải, hoặc có thể đi theo Quốc lộ 55, vào trung tâm huyện Đất Đỏ, rồi đi tiếp ra Phước Hải. Khách du lịch có thể đến Phước Hải du lịch bất cứ mùa nào trong năm, biển Phước Hải có khí hậu đẹp quanh năm, nhiệt độ ôn hòa dao động từ 24 - 27o. Tuy nhiên, nếu muốn dạo quanh bờ biển, chiêm ngưỡng khung cảnh làng chài bình yên thì hãy đến vào mùa nắng. Đối với một số người hướng nội, mùa mưa cũng có nét đẹp riêng, ngắm biển ngày mưa cũng là trải nghiệm tuyệt vời. Dịch vụ lưu trú tại Phước Hải hiện nay khá đa dạng. Nếu muốn trải nghiệm sự bình dị của làng chài, du khách có thể chọn những nhà nghỉ hoặc homestay bình dân trong thị trấn với giá tầm 400.000 – 700.000 đồng/ ngày. Cần cao cấp hơn, sẽ có các khách sạn và resorts ở xung quanh như khu vực Long Hải hoặc Hồ Tràm cách chừng vài cây số, tuy nhiên giá cả sẽ cao hơn. Cuối cùng, đến Phước Hải mà không trải nghiệm mua sắm tại chợ quê làng chài thì cũng rất thiếu sót. Khu chợ tại đây chủ yếu bán các loại hải sản biển, tuy không quá đa dạng nhưng bù lại đều đặc biệt tươi mới vì hầu như đánh bắt trong ngày. Du khách có thể mua hải sản và thuê chế biến trực tiếp với giá khá “ổn áp”, chỉ tầm 20.000 – 50.000 đồng/món. Nếu muốn đem quà về tặng bạn bè hay người thân, du khách có thể ghé qua khu đồ khô và nước mắm tại làng chài Phước Hải. Hương vị của hai loại đặc sản này được nhiều người yêu thích, nức tiếng thơm ngon khắp Việt Nam.
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==