Khoa học và Đời sống số 29-2024

Số 29 (4343) Thứ Năm (18/7/2024) 15 THÂM CUNG BÍ SỬ TRI THỨC NHÂN LOẠI QUIZZ TEST SỐ 29 Đáp án đúng Quizz test số trước: B: Qu ng Ng i Hồ Thới Lới (Lý Sơn, Quảng Ngãi) là hồ nước ngọt nằm trên miệng núi lửa. Huyện đảo này từng thiếu nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, trồng trọt nên vào năm 1898, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo xây dựng hồ chứa nước trên đỉnh Thới Lới. Ban đầu, hồ có diện tích gần 10ha, dung tích khoảng 300.000m3. Để xây dựng được hồ Thới Lới, người dân đã phải đào trong 18 tháng mới hoàn thành, công cuộc xây dựng cũng gặp nhiều khó khăn bởi vị trí địa lý. Đây là công trình thủy lợi đầu tiên và có ý nghĩa to lớn trong việc cung cấp nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất cho toàn thể người dân huyện đảo Lý Sơn. Từ khi hồ nước ngọt đưa vào hoạt động, 60 ha tỏi khát nước như được gặp mưa rào. Hiệu quả năng suất tăng lên đáng kể, góp phần phát triển kinh tế cho người dân Lý Sơn. Riêng về Lý Sơn, đây là hòn đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi, nằm cách đất liền 14 hải lý. Huyện Đảo được chia thành 3 xã An Hải, An Vĩnh và An Bình, trong đó An Hải và An Vinh thuộc Đảo Lớn (hay được gọi là Cù Lao Ré) còn An Bình nằm ở Đảo Bé. Nước sử dụng sinh hoạt của người dân nơi đây đều được khai thác từ mạch nước ngầm, phần lớn là nước lợ và không phải ở đâu cũng có thể tìm được những mạch nước ngầm như vậy. Đâu là tuyến đường sắt trên cao đầu tiên đi vào hoạt động ở Việt Nam? A: Cát Linh - Hà Đông B: Nhổn - Ga Hà Nội C: Bến Thành - Suối Tiên Cổ vật làm từ ngà voi tinh x o của Việt Nam QUỐC LÊ Trong xã hội xưa, ngà voi là vật liệu quý chỉ dùng để chế tác các vật phẩm dành cho giới đế vương, quý tộc. Cùng ngắm những món cổ vật bằng ngà voi ở Hà Nội, Huế và TP HCM. Ba chiếc ngà voi thuyền rồng Bảo tàng Hà Nội đang lưu giữ và trưng bày ba chiếc ngà voi có tuổi đời trên dưới một thế kỷ, được chạm khắc hết sức tinh xảo. Ba chiếc ngà này có cùng một môtíp tạo hình, thể hiện hình ảnh hai chiếc thuyền nối đuôi nhau. Những chiếc thuyền khắc trên ngà đều mang dáng dấp của con rồng lướt đi trên sóng nước. Hình tượng rồng được tạo tác rất sinh động. Dù có cùng mô-típ, nghệ thuật tạo hình trên mỗi chiếc ngà lại mang nét đặc sắc riêng, không chiếc nào giống chiếc nào. Kỹ thuật chạm lộng ở những tác phẩm này đã đạt đến đỉnh cao, thể hiện tay nghề điêu luyện của nghệ nhân xưa. Có lẽ, ba chiếc ngà voi - thuyền rồng này từng thuộc về những gia đình quyền quý ở Hà Nội đầu thế kỷ 20, do thăng trầm của thời cuộc đã lưu lạc nhiều nơi trước khi trở thành hiện vật trong bảo tàng... Bộ sưu tập ấn ngà của Vua Tự Đ c Được giới thiệu tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, bộ sưu tập ấn ngà của Vua Tự Đức là hiện vật quý, phản ánh một khía cạnh đặc biệt trong cuộc đời của vị Vua thứ tư triều Nguyễn. Nổi tiếng là hay chữ, sinh thời, Vua Tự Đức đã cho đúc nhiều chiếc ấn ngà tinh xảo, khắc những lời răn đầy ý nghĩa về quan niệm sống của bậc trí thức đương thời. Ví dụ “Hóa cửu thành đạo”, nghĩa là “Dạy lâu thì thành đạo”. “Học vu huấn nãi hữu hoạch”, nghĩa là “Học theo phép tắc xưa mới có được kết quả”. “Đọc thư bất cẩu thậm giải”, nghĩa là “Đọc sách không cần suy diễn sâu xa”... Về mặt tạo hình, những chiếc ấn ngà của Vua Tự Đức đều có hình rồng trên núm được chế tác rất sống động, không chiếc nào giống chiếc nào. Đây là bộ sưu tập ấn cổ đặc sắc và hiếm có không chỉ của Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. M hình Ngọ M n bằng ngà và gỗ cẩn xà cừ Được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM, mô hình Ngọ Môn bằng ngà và gỗ cẩn xà cừ là một hiện vật lịch sử đặc sắc được chế tác vào thời nhà Nguyễn. Mô hình có chiều dài khoảng 80 cm, rộng 50 cm, cao 50 cm, đặt trên chiếc sập chân quỳ bằng gỗ, tái hiện cổng Ngọ Môn - công trình kiến trúc cổ nổi tiếng của Cố đô Huế - với độ chi tiết cao. Phần nền đài phía mô hình dưới có tường làm bằng gỗ cẩn xà cừ, các ô cửa làm bằng ngà. Phần lầu phía trên được làm hoàn toàn bằng ngà với hàng trăm chi tiết, được ghép vào nhau một cách chính xác. Từng chi tiết nhỏ nhất của được chạm khắc tỉ mỉ, giống với công trình nguyên mẫu nhất ở mức có thể. Độ cầu kỳ của mô hình khiến hậu thế không khỏi trầm trồ trước sự tài hoa của các nghệ nhân Việt xưa. Ba chiếc ngà voi được chạm khắc hết sức tinh xảo. Bộ sưu tập ấn ngà của vua Tự Đức là hiện vật quý. Thành tựu y học vượt trội của Ai Cập cổ đại Người Ai Cập cổ đại đã đạt được nhiều thành tựu y học vượt trội. Các chuyên gia đã tìm được bằng chứng họ thực hiện những ca phẫu thuật điều trị ung thư não từ hơn 4.000 năm trước. TÂM ANH (THEO HISTORY) Khi nhắc đến nền văn minh Ai Cập cổ đại, nhiều người nghĩ ngay đến kim tự tháp và xác ướp. Ngoài những điều này, người Ai Cập còn để lại di sản để đời trong lĩnh vực y khoa. Theo các nhà nghiên cứu, trong khoảng 3.000 năm tồn tại, người Ai Cập cổ đại đã đạt được nhiều thành tựu từ phẫu thuật cho đến nha khoa, sản khoa, sản xuất chân tay giả... Người Ai Cập cổ đại coi trọng y học, thành lập các cơ sở học tập, nghiên cứu y khoa. Cả nam giới và nữ giới đều có thể trở thành thầy thuốc. Nhà sử học Hy Lạp Herodotus ghi chép về việc Ai Cập có nhiều thầy thuốc chuyên chữa trị các bệnh về răng miệng, mắt, hô hấp... Ở mỗi lĩnh vực, họ đều là những chuyên gia giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, một số thầy thuốc người Ai Cập đã thực hiện những ca phẫu thuật đòi hỏi kỹ thuật cao trong điều trị ung thư não cho bệnh nhân từ hơn 4.000 năm trước. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một số xác ướp hàng ngàn tuổi của người Ai Cập cổ đại. Ở phần hộp sọ của những người này có dấu hiệu bị ung thư và dấu vết của những nỗ lực cứu chữa họ bằng việc thực hiện phẫu thuật. Trong số này, một hộp sọ thuộc về người đàn ông Ai Cập cổ đại qua đời khi khoảng 30 tuổi. Người này sống trong khoảng thời gian từ năm 2687 trước Công nguyên đến năm 2345 trước Công nguyên. Hộp sọ của người đàn ông trên có một tổn thương lớn phù hợp với sự phá hủy mô do sự phát triển của ung thư gây ra. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện hàng chục tổn thương di căn nhỏ hơn nhưng lan khắp hộp sọ của người này. Qua kiểm tra, các chuyên gia kết luận, những vết cắt trên hộp sọ có thể được tạo ra bằng dụng cụ kim loại sắc nhọn quanh các vết thương nhỏ hơn này. Những vết cắt có rất ít hoặc không có dấu hiệu lành lại cho thấy cuộc phẫu thuật diễn ra vào lúc người đàn ông tử vong. Đây có thể là biện pháp cuối cùng của các thầy thuốc khi đó nhằm cố chữa trị căn bệnh ung thư cho bệnh nhân. Thầy thuốc ở Ai Cập cổ đại đã nỗ lực điều trị căn bệnh ung thư nhằm cứu sống bệnh nhân nhưng gặp nhiều khó khăn, thử thách.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==