Khoa học và Đời sống số 28-2024

Số 28 (4342) Thứ Năm (11/7/2024) 7 Hiểu rõ da của mình sẽ giúp bạn lựa chọn chính xác loại sữa rửa mặt phù hợp, từ đó nâng cao hiệu quả chăm sóc da. Với những người sở hữu làn da dầu, lỗ chân lông to và khuôn mặt trở nên nhờn bóng nhanh chóng ngay sau khi rửa mặt, chọn sữa giúp kiểm soát dầu để làm sạch lỗ chân lông sẽ mang lại hiệu quả. Loại sữa này cũng cần bảo đảm khả năng điều tiết sản xuất dầu để không làm da mặt bị khô. Với những người có làn da khô, họ thường bị ngứa, bong tróc, cảm giác da bị thắt chặt, đặc biệt sau khi tắm hoặc bơi lội. Vì thế, lựa chọn loại sữa rửa mặt phù hợp giúp loại bỏ bụi bẩn và tạp chất mà không làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da. Trong khi đó, người có làn da nhạy cảm, da thường có màu đỏ, đặc biệt là sau khi cạo râu hoặc làm sạch vết thương và dễ bị kích ứng, nên lựa chọn loại sữa rửa mặt có chứa các thành phần làm dịu như nha đam, vỏ cây liễu và cây phỉ. Với những người sở hữu làn da thường, việc lựa chọn loại sữa rửa mặt phù hợp sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với người có làn da khô, da dầu và da nhạy cảm. Có thể lựa chọn những sản phẩm có tác dụng chống lão hóa, làm săn chắc da và có chứa các thành phần dưỡng ẩm. Những người có làn da hỗn hợp nên lựa chọn loại sữa rửa mặt tương tự loại sữa rửa mặt dành cho da khô, vừa làm sạch dầu và bụi bẩn mà không làm mất độ ẩm của da. HÀ NGUYỄN (THEO BIRCHBOX) Chị Trần Thị Ngọc Anh (42 tuổi, TP HCM) chia sẻ, qua báo chí, chị biết nhiều sản phẩm mỹ phẩm thuộc họ GAMMA bị thu hồi. “Nếu lỡ dùng các sản phẩm mỹ phẩm thuộc diện bị thu hồi, tôi có bị ảnh hưởng sức khỏe hay biến chứng gì không?”, chị Ngọc Anh đặt câu hỏi. Chị Kim Anh (54 tuổi, TP HCM) nêu vấn đề, trường hợp sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm thuộc diện bị thu hồi mà bị ảnh hưởng sức khỏe, ai sẽ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng? Trách nhiệm của đơn vị sản xuất và chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường như thế nào? Về vấn đề này, luật sư Nguyễn Thị Hương - Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - cho biết, theo quy định tại Điều 48, Thông tư 06/2011/TT-BYT, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán, nhập khẩu mỹ phẩm để lưu thông trên thị trường Việt Nam được quy định rất chi tiết, rõ ràng. Cụ thể: Trách nhiệm về thông tin và chất lượng sản phẩm: Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung kê khai trong Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm. Điều này bao gồm đảm bảo tính an toàn, hiệu quả và chất lượng của sản phẩm. Sản phẩm mỹ phẩm phải đáp ứng tất cả yêu cầu của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN và các Phụ lục kèm theo, từ thành phần đến quy trình sản xuất. Trách nhiệm theo dõi, thu hồi và báo cáo: Tổ chức, cá nhân đưa sản phẩm mỹ phẩm lưu hành trên thị trường có trách nhiệm theo dõi, phát hiện và thu hồi ngay mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Khi nhận thông báo thu hồi từ cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, họ phải thực hiện ngay lập tức và báo cáo việc thu hồi này. Việc giải quyết khiếu nại của khách hàng về chất lượng mỹ phẩm cũng là trách nhiệm của họ, bao gồm cả bồi thường thiệt hại và hoàn trả tiền cho người mua hàng, cùng các chi phí phát sinh trong quá trình bảo quản, vận chuyển, lưu thông sản phẩm. Trường hợp phát hiện tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng tính mạng người tiêu dùng, do chất lượng sản phẩm mỹ phẩm, tổ chức và cá nhân đưa sản phẩm ra thị trường phải báo cáo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) trong 7 ngày, kể từ ngày nhận thông tin đầu tiên về tác dụng phụ này. Báo cáo chi tiết phải được gửi về Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) trong vòng 8 ngày tiếp theo, tuân thủ mẫu tại Phụ lục số 18-MP. Lưu giữ Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF): Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường phải lưu giữ Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) trong thời gian tối thiểu 3 năm, kể từ khi lô sản xuất cuối cùng được đưa ra thị trường. Họ cũng phải xuất trình hồ sơ này khi có yêu cầu kiểm tra, thanh tra từ cơ quan chức năng. Tuân thủ nguyên tắc "Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm" (CGMPASEAN): Các đơn vị sản xuất mỹ phẩm phải triển khai áp dụng và đáp ứng những nguyên tắc, tiêu chuẩn "Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm" của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (CGMP-ASEAN). Điều này đảm bảo rằng, sản phẩm được sản xuất trong điều kiện tốt nhất, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cao. Kiểm tra, thanh tra và quyền khiếu nại: Tổ chức, cá nhân kinh doanh mỹ phẩm phải tuân thủ yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra, thanh tra về chất lượng mỹ phẩm. Họ phải thực hiện thu hồi mỹ phẩm vi phạm nếu có và có quyền khiếu nại về kết luận và hình thức xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Tuân thủ quy định về sở hữu trí tuệ: Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường phải tuân thủ các quy định và luật pháp Việt Nam về sở hữu trí tuệ. Khi có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân phải ngừng sản xuất, buôn bán, nhập khẩu để tiến hành thay đổi nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp theo đúng quy định và có trách nhiệm bồi hoàn và xử lý hậu quả (nếu có). SỨC KHỎE MỚI Theo thông tin trên trang masothue.com, Công ty TNHH MTV Sản xuất Dược - Mỹ phẩm GAMMA được thành lập ngày 8/11/2000, mã số thuế 0302153644, do Chi Cục thuế quận Tân Phú TP HCM quản lý. Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh. Người đại diện pháp luật là ông Lý Trọng Chinh. Ông Chinh còn đại diện các doanh nghiệp: Chi nhánh Công ty TNHH MTV Sản xuất Dược - Mỹ phẩm GAMMA (số 201/21 Nguyễn Thị Nê, ấp Phú Hiệp, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP HCM); Chi nhánh DNTN Sản xuất Hóa mỹ phẩm GAMMA (tổ 1, ấp Phú Hiệp, Xã Phú Hòa Đông, Huyện Củ Chi, TP HCM). Chiều 10/7, PV liên hệ với ông Lý Trọng Chinh qua số điện thoại di động được đăng tải trên trang tra cứu masothue.com để tìm hiểu về việc chấp hành quyết định xử phạt của Thanh tra Sở Y tế TP HCM đối với mỹ phẩm GAMMAPHIL - chai 125 ml, số lô GMDK010124; ngày sản xuất 2/1/2024; hạn sử dụng 2/1/2027. Tuy nhiên, người nghe máy không trả lời câu hỏi của PV mà có những lời nói khiếm nhã và cho rằng: “Chuyện này chẳng dính dáng gì đến báo chí, muốn giám sát thì tự đi giám sát…?!”. Chọn sữa rửa mặt thích hợp cho từng loại da Bí quyết giúp da mặt săn chắc, căng bóng Có nhiều cách giúp sở hữu da mặt săn chắc, căng bóng, trong đó massage mặt là phương pháp có thể thực hiện tại nhà mà không tốn một xu. Massage là phương pháp làm săn chắc da mặt hữu hiệu nhất có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi. Cần lưu ý vệ sinh da mặt sạch sẽ trước khi tiến hành các bước massage mặt. Có thể sử dụng đá viên sữa tươi (sữa tươi không đường đông thành đá viên) chà đi chà lại khắp mặt cho đến khi nào viên đá tan hết. Sau đó, để nguyên lớp sữa trên mặt, chờ chúng khô lại thì rửa với nước lạnh. Sữa tươi giàu vitamin A, D, E và axit lactic nên có tác dụng dưỡng da mềm mịn, làm sạch tế bào chết và ngăn ngừa hình thành mụn. Có thể massage da mặt với đá viên sữa tươi hai lần mỗi ngày, liên tục trong 3 - 4 ngày để cảm thấy sự khác biệt của làn da: Mềm mịn, săn chắc, trắng hồng hơn, lỗ chân lông se khít và các vết sẹo thâm cũng mờ hẳn. Ngoài ra, có thể thay sữa tươi không đường bằng nước dưa chuột đông lạnh. Cho dưa chuột vào máy xay sinh tốt, xay nhuyễn rồi đổ vào khay rồi bỏ vào ngăn đá tủ lạnh. Mỗi khi sử dụng, bạn chỉ cần lấy một viên dưa chuột đông đá, bọc trong một lớp vải rồi massage khắp mặt. Nên di chuyển viên đá đều khắp mặt, tập trung vào vùng chữ T và bên dưới bọng mắt. Sau khi viên đá dưa chuột tan hết, dùng khăn thấm nhẹ cho da khô. Áp dụng cách này một tháng, bạn sẽ thấy làn da mình thay đổi rõ rệt. Da mềm mịn và lỗ chân lông cũng thu nhỏ đáng kể. Công dụng làm đẹp da với nha đam có lẽ ai cũng rõ. Vì vậy, có thể ép lấy nước cốt nha đam, cho vào tủ lạnh đông để dùng dần. Massage da mặt bằng viên đá nha đam này, da không những không có mụn mà còn trắng mịn và hồng hào hơn. Ngoài sữa tươi, nha đam, dưa chuột, cũng có thể làm đá viên từ trà để massage mặt. Pha trà với nước sôi và để trà nở sau 15 - 20 phút. Dùng nước trà này cho vào khay đá và để đông rồi sử dụng. H.N. (TỔNG HỢP)

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==