Khoa học và Đời sống số 28-2024

Số 28 (4342) Thứ Năm (11/7/2024) 15 THÂM CUNG BÍ SỬ TRI THỨC NHÂN LOẠI QUIZZ TEST SỐ 28 Đáp án đúng Quizz test số trước: A: 3.260km Với chiều dài bờ biển 3.260km, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển so với diện tích lãnh thổ. Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Với bờ biển trải dài từ Bắc xuống Nam, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam (chưa kể bờ biển của các hải đảo), đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Cùng với trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng và lợi thế lớn về tài nguyên biển và hải đảo. Trong 64 tỉnh, thành phố của cả nước thì có 28 tỉnh thành giáp biển, chiếm 42% diện tích đất liền và 45% dân số toàn quốc, gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP.HCM, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Hồ nước ngọt trên miệng núi lửa duy nhất ở Việt Nam nằm tại tỉnh nào? A: Lâm Đồng B: Quảng Ngãi C: Lai Châu 3 đồ gốm sứ là bảo vật của Hoàng thành Thăng Long QUỐC LÊ Trong các loại hình cổ vật, đồ gốm sứ có sức cuốn hút đặc biệt do lưu giữ vẻ đẹp trường tồn cùng thời gian. Cùng điểm qua những món đồ gốm sứ Bảo vật quốc gia của Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Hai bát sứ ngự dụng Hoàng thành Thăng Long Đây là hai chiếc bát sứ cổ có từ thời Lê sơ (thế kỷ 15 - 16), được giới chuyên gia đánh giá là đẹp và độc đáo nhất từng được tìm thấy ở Việt Nam. Hai chiếc bát này có kích thước khác nhau (đường kính miệng lần lượt 14,5 cm và 12,4 cm), từng là vật dụng dành cho vua ở hoàng cung Thăng Long xưa. Bát có thân cong đều, thành mỏng “như vỏ trứng”, ánh sáng có thể xuyên qua. Cấu trúc, đề tài và kỹ thuật trang trí hoa văn trên hai chiếc bát giống nhau gần như hoàn toàn. Hoa văn được trang trí trong lòng bát với đồ án chính hình rồng. Giữa lòng bát in nổi một chữ “Quan”. Đôi rồng được thể hiện trong tư thế đang bay lượn trong mây tạo thành hình vòng tròn. Hai chiếc bát sứ này là minh chứng cho trình độ phát triển cao của kỹ nghệ sản xuất gốm sứ Đại Việt thời Lê sơ. Nguyên liệu của bát là cao lanh có độ tinh khiết cao, được nung nhiệt độ cao giúp cho sản phẩm có xương rất mỏng mà vẫn đảm bảo độ bền và thấu quang. Bát đĩa gốm hoa lam ngự dụng thời Lê sơ Đây là bộ sưu tập gồm 2 bát, 5 đĩa có niên đại từ thời Lê sơ, thế kỷ 15-16. Chúng từng là đồ dùng của nhà vua và thân quyến ở kinh thành Thăng Long thời kỳ này. Mặc dù có chút khác nhau về kích thước, bố cục hoa văn, đề tài và kỹ thuật trang trí hoa văn trên các di vật trong bộ sưu tập giống nhau với trung tâm là hình tượng rồng được thể hiện sống động, hình khối uyển chuyển, tư thế mạnh mẽ. Rồng có 4 chân, các chân thể hiện tư thế vận động như đang đạp vào mây với các bắp cơ nổi khối, 5 ngón chân mở rộng. Đầu rồng ngẩng cao, miệng nhả ngọc, thân uốn thành nhiều khúc. Bao quanh rồng là các đồ án cánh sen, hoa liên tiền và hồi văn. Đây là sản phẩm của các quan xưởng, một tổ chức do triều đình lập lên, quy tụ những nghệ nhân giỏi nhất lo việc sản xuất những vật phẩm phục vụ cho hoàng cung. Bộ sưu tập này là tư liệu quan trọng cho việc nghiên cứu về lịch sử và văn hóa của hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ. Mô hình kiến trúc thời Lê Sơ Đó là hiện vật có giá trị đặc biệt trong nghiên cứu kiến trúc cổ Việt Nam nói chung và kiến trúc Hoàng thành Thăng Long thời Lê Sơ nói riêng. Hiện vật này là phần còn lại của mô hình hoàn thiện làm bằng gốm. Khi mới được tạo tác, mô hình gồm ít nhất ba phần: Nền, bộ khung cột chịu lực và bộ mái. Phần còn lại này bao gồm một phần của bộ mái và bộ khung kết cấu. Dù không còn nguyên vẹn, mô hình cho thấy rõ nét hệ cột, hệ xà, hệ đấu củng của kiến trúc thời bấy giờ. Các thành tố cấu thành bộ mái kiến trúc thời Lê sơ cũng được thể hiện tương đối đầy đủ và rõ nét qua mô hình. Các nhà nghiên cứu đánh giá, mô hình kiến trúc thời Lê Sơ có giá trị thông tin rất lớn trong công tác phục dựng kiến trúc cung đình Hoàng thành Thăng Long. Bảo vật quốc gia “Bát đĩa gốm hoa lam ngự dụng thời Lê sơ” là bộ sưu tập gồm 2 bát, 5 đĩa, có niên đại từ thời Lê sơ, thế kỷ 15 - 16. Bảo vật quốc gia “Hai bát sứ ngự dụng Hoàng thành Thăng Long” được giới chuyên gia đánh giá là đẹp và độc đáo nhất từng được tìm thấy ở Việt Nam. Những công trình “bất tử” của người La Mã cổ đại Trải qua hàng nghìn năm với những thăng trầm lịch sử, các cuộc chiến tranh, thảm họa thiên nhiên..., nhiều công trình “bất tử” của người La Mã cổ đại vẫn còn khá nguyên vẹn và có sức ảnh hưởng lớn đến nhân loại. Đấu trường La Mã nằm ở Rome, Italy, ngày nay là một trong những công trình “bất tử” nổi tiếng thế giới của La Mã cổ đại. Được xây dựng từ năm 72 sau Công nguyên, hoàn thành năm 80, công trình có chiều dài 188 m, rộng 156 m, cao khoảng 48 m và có 240 mái vòm. Là nhà hát tròn (amphitheater) La Mã lớn nhất, đấu trường La Mã diễn ra nhiều hoạt động vui chơi, giải trí của người dân khi ấy, bao gồm các cuộc so tài “nảy lửa” của võ sĩ giác đấu với nhau hay với động vật hung dữ như hổ, báo, sư tử... Theo các chuyên gia, người La Mã thời cổ đại tạo ra loại bê tông rất kiên cố, có khả năng hàn gắn những vết nứt hình thành theo thời gian, giúp đấu trường La Mã “bất tử”, tồn tại đến ngày nay. Pont du Gard là cây cầu ba tầng nằm ở tỉnh Vers-Pont-du-Gard, phía nam nước Pháp ngày nay. Tuyệt tác kiến trúc của người La Mã cổ đại đóng vai trò dẫn nước từ vùng Vzes ở phía bắc đến thành phố Nimes ở phía nam nước Pháp. Với kiến trúc hình vòm đặc trưng của đế chế La Mã, những phiến đá tạo thành Pont du Gard được cắt gọt, đục đẽo chính xác đến mức thậm chí không cần sử dụng bất cứ chất kết dính hay loại vữa nào để gắn kết chúng lại với nhau. Đền Aphrodisias được đặt theo tên của nữ thần tình yêu Aphrodite trong thần thoại Hy Lạp. Nằm ở phía tây nam Thổ Nhĩ Kỳ, thuộc thung lũng thượng lưu sông Morsynus. Đền Aphrodisias được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 2017. Những di tích trong đền Aphrodisias của người La Mã được bảo tồn rất tốt. Trong số này, có những cột đá cao đặc trưng của kiến trúc La Mã, một rạp hát hình bán nguyệt và những khu vực xây bằng đá cẩm thạch - nơi diễn ra các cuộc họp chính trị quan trọng của giới cầm quyền. Theo chuyên gia, đền Aphrodisias là nơi lưu giữ nhiều tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch thời La Mã cổ đại. Thông qua nghiên cứu chúng, giới khoa học đã giải mã những thành tựu trong lĩnh vực điêu khắc của người La Mã. TÂM ANH (TH) Đấu trường La Mã được xem là công trình kiến trúc tiêu biểu, vượt thời gian, là biểu tượng của đế chế La Mã cổ đại

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==