Khoa học và Đời sống số 28-2024

3 QUÉT QRCODE ĐỌC KH&ĐS khoahocdoisong.vn TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH Nam sinh người Nùng xuất sắc giành học bổng tiến sĩ đại học danh giá 16 Nhiều sai phạm tại dự án Khu đô thị Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 21 Mắc bệnh bạch hầu nguy cơ tử vong cao 5 Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng tiếp Trưởng đại diện JINED tại Việt Nam 10 6 Mỹ phẩ m của GAMMA nhiều lần bị thu hồi NĂM THỨ 65 THỨ NĂM (11/7/2024), SỐ 28 (4342) CƠ QUAN CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KH&KT VIỆT NAM baotrithuccuocsong@gmail.com 096 523 77 56 Hà Nội: Khu tập thể hơn 60 tuổi xuống cấp, rung lắc khi tàu chạy qua 4 THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH: Làm tốt công tác quy hoạch lãnh đạo, chỉ huy trong quân đội 2 VẪN THIẾU THUỐC CHỮA BỆNH VÌ NGUYÊN NHÂN GÌ? Nguồn ảnh: vneconomy.vn

Số 28 (4342) Thứ Năm (11/7/2024) 2 CHUYỂN ĐỘNG 247 Vẫn thiếu thuốc chữa bệnh vì nguyên nhân gì? HẢI NINH THỰC HIỆN Cử tri lo lắng trước tình trạng người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đi khám, chữa bệnh vẫn không đủ một số thuốc, hóa chất xét nghiệm thuộc danh mục thuốc do BHYT chi trả, làm ảnh hưởng quyền lợi bệnh nhân. Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình nói tại phiên thứ 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 10/7. PV Khoa học và Đời sống/Tri thức và Cuộc sống trao đổi với Đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp; PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, Đại biểu Quốc hội TP HCM và PGS. TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển Cộng đồng (thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) làm rõ thêm nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu thuốc BHYT trên. Thiếu thuốc BHYT do đâu? O Báo cáo công tác dân nguyện tháng 5 và 6 tại phiên thứ 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 10/7 có vấn đề “nóng” về việc người dân khám chữa bệnh theo bảo hiểm vẫn xảy ra tình trạng thiếu thuốc, hóa chất điều trị, chữa bệnh cho bệnh nhân, các chuyên gia nhìn nhận thế nào? Đại biểu Phạm Văn Hòa: Tình trạng thiếu thuốc cho người khám thẻ BHYT đã có từ lâu. Mới đây, Bộ trưởng Y tế cho biết, thuốc không thiếu, nhưng tại một số bệnh viện vẫn còn thiếu thuốc cục bộ. Tại những cuộc tiếp xúc cử tri, người dân cũng đặt vấn đề thiếu thuốc của bệnh viện. Họ phản ánh thực trạng bác sĩ kê đơn, thuốc mua ở ngoài nhiều hơn thuốc trong danh mục BHYT, khiến họ bức xúc. Hiện nay, chúng ta phát động người dân mua BHYT. Tuy nhiên, theo đánh giá của bảo hiểm xã hội riêng tỉnh Đồng Tháp, tình hình mua BHYT thời gian gần đây chững lại, thậm chí thấp, không đạt chỉ tiêu. Mức lương cơ sở hiện tăng, BHYT cũng tăng lên nữa, thuốc theo danh mục BHYT lại thiếu nên người dân ngại đi khám chữa bệnh theo tuyến BHYT. O Bộ trưởng Y tế từng trả lời trước Quốc hội và khẳng định không thiếu thuốc, nhưng thực tế các bệnh viện, cơ sở y tế giải quyết trường hợp này rất khó khăn, chủ yếu người dân phải đi mua ngoài một số loại thuốc trong danh mục BHYT. Cơ chế gây ách tắc dẫn đến thiếu thuốc là gì? PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan: Tình trạng thiếu thuốc cách đây một, hai năm rất trầm trọng. Đợt họp kỳ họp thứ 7, Bộ Y tế báo cáo đã khắc phục nhưng báo cáo của Ban Dân nguyện như trên cho thấy chưa khắc phục được. Vấn đề ở đây là chênh nhau giữa các báo cáo, ai đúng, ai sai. Theo tôi, cả hai bên đều có phần đúng. Bộ Y tế đã có các văn bản để điều chỉnh. Như Bộ trưởng Y tế cũng nói các văn bản quy phạm pháp luật đã có, tại các bệnh viện áp dụng chưa đúng, nói chung là tình trạng thiếu thuốc đã được cải thiện. Ban Dân nguyện báo cáo, nêu thiếu thuốc, phải xác định ở đâu thiếu, phải rõ ràng và có trường hợp cụ thể để tháo gỡ kịp thời. Do đó phải rút kinh nghiệm về báo cáo, ai đang nói không đúng. Một bên bảo thiếu thuốc đã được khắc phục, vậy khắc phục như thế nào rồi, được 100% chưa. Chúng ta phải khoanh vùng ra. Không phải thiếu trên diện rộng như trước mà đã có cải thiện rồi, nhưng cụ thể thiếu như thế nào cũng cần được chỉ rõ để Bộ Y tế trình Chính phủ có những chính sách đặc thù để bảo đảm cho người dân không bị mất quyền lợi. PGS.TS Bùi Thị An: Việc đảm bảo đủ thuốc cho các bệnh nhân phải được đặt ra thành mục tiêu đối với ngành y tế. Bởi người dân mua bảo hiểm, khi ốm cần được chăm sóc và đủ thuốc điều trị. Bộ trưởng Y tế từng nói không thiếu thuốc. Bây giờ, cần phải xác minh ý kiến phản ánh của cử tri đúng đến đâu, thiếu thuốc có thật hay không, thiếu ở đâu, bệnh viện nào, các lãnh đạo Bộ Y tế có biết không. Tại sao lại có sự vênh giữa báo cáo lên Bộ trưởng Y tế và thực tế thực thi như vậy. Phải làm rõ và có giải pháp, không thể để tình trạng thiếu thuốc khiến người dân chịu thiệt. Bộ Y tế cũng phải trả lời việc này. Để người mua BHYT không bị thiệt do thiếu thuốc O Vấn đề ở cơ chế hay ý chí chủ quan của người đứng đầu “sợ này né kia”? Cuối cùng, gánh hậu quả là người dân? PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan: Chúng ta đang thiếu chính sách. Người hưởng BHYT có quyền lợi, phải được sử dụng và có thuốc trong bệnh viện cho họ. Tuy nhiên, có thời gian dài thiếu thuốc. Bây giờ, Ban Dân nguyện phản ánh vẫn thiếu thuốc, người dân vẫn phải tự đi mua bên ngoài. Các Đại biểu Quốc hội cũng nhiều lần phát biểu về đền bù khi thiếu thuốc cho người dân. Bởi, khi bắt người dân đi mua thuốc bên ngoài, phải đền bù chi phí, không đền bù được 100% thì cũng phải bằng chi phí mua thuốc BHYT theo kết quả đấu thầu. Nhưng đến bây giờ vẫn không thay đổi. Tôi từng đặt vấn đề đó thì bảo hiểm đổ cho Bộ Y tế chưa đề xuất, còn Bộ Y tế lại chậm. Trong chuyện này, theo tôi, quyền lợi của người hưởng y tế bị mất. Những người đã bị thiếu thuốc, đang bị thiếu thuốc hoặc sẽ bị thiếu thuốc phải được đền bù để mua bên ngoài, đỡ thiệt hại cho người dân. Chúng ta có rất nhiều bệnh nhân khó khăn, khi vào viện, tiền này tiền kia, chỉ có giường bệnh cố định còn trang thiết bị cũng thiếu, thuốc cũng thiếu. Đại biểu Phạm Văn Hòa: Tôi cho rằng, nếu còn tình trạng thiếu thuốc theo danh mục BHYT, rõ ràng có trách nhiệm một phần của Bộ trưởng Y tế. Bộ trưởng trả lời tại hội trường Quốc hội là không thiếu thuốc nhưng hiện nay vẫn còn thiếu. Về nguyên nhân thiếu thuốc, tôi nghĩ vẫn do e ngại đấu thầu. Bởi thuốc trong danh mục BHYT thường rẻ, nhiều, thông thường. Bác sĩ kê đơn mua ở ngoài với giá cao khiến người dân cảm thấy phiền và thắc mắc vì sao lại thiếu. O Việc để người dân phải ra ngoài mua thuốc chữa bệnh của tư nhân, vô hình trung giúp một bộ phận đầu cơ, trục lợi từ giá thuốc, đi ngược với chủ trương về việc quản lý, điều tiết của Nhà nước đối với giá thuốc? Đại biểu Phạm Văn Hòa: Tôi nghĩ có lợi ích nhóm chứ không phải không có. Do đó, phải kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh tình trạng này, nếu phát hiện. PGS.TS Bùi Thị An: Tôi cũng đề nghị Bộ Y tế cho xác minh tại tất cả bệnh viện, làm rõ vì sao người dân đến bệnh viện nhưng lại phải đi mua thuốc ở các nhà thuốc bên ngoài. O Giá thuốc ở Việt Nam so với thế giới khác nhau như thế nào? Việc mua thuốc kháng sinh điều trị ở nước ngoài được kiểm soát rất nghiêm ngặt, phải có đơn thuốc hợp pháp của bệnh viện/bác sĩ, nhưng nước ta hiện nay vẫn “tự do thích mua thuốc gì ra hiệu thuốc có luôn, miễn có tiền”? Vậy điều này cần hiểu thế nào cho phù hợp? PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan: Người dân tự đi mua thuốc tại các nhà thuốc khi chỉ bị bệnh thông thường, có khuynh hướng cho kháng sinh đắt tiền, kháng sinh phổ rộng dẫn đến tác hại chủng vi khuẩn đề kháng và nhờn với kháng sinh. Khi người bị bệnh vào viện, dùng kháng sinh gì cũng chai lì không đáp ứng. Đây là một trong những vấn đề phải thừa nhận tại các nhà thuốc bên ngoài. Quy chế quản lý chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng người dân đến nhà thuốc muốn mua gì đều được đáp ứng, kể cả thuốc kê đơn cần sự quản lý của bác sĩ. Còn giá thuốc ở Việt Nam so với nước ngoài rất khó ý kiến cao hay thấp. So sánh như thế nào khi có rất nhiều loại thuốc. Đối với thuốc độc quyền, các hãng dược, tập đoàn đa quốc gia tập trung đầu tư chế thuốc mới, trong ngành gọi là thuốc độc quyền, rất đắt trên toàn thế giới. Loại thuốc này ở Việt Nam và thế giới không chênh lệch nhiều. Loại thuốc thứ hai là Generic. Đối với ngành dược, sau 20 năm, những thuốc độc quyền sẽ được đưa ra công chúng, tất cả hãng dược được khai thác, chỉ cần mua nguyên liệu về làm sản phẩm của mình gọi là Generic. Loại này giá rất thay đổi. Có loại rất chất lượng với những tiêu chuẩn châu Âu, G7, giá sẽ khác nhưng cũng có những loại thuốc cực rẻ. Ở Việt Nam hiện nay, thuốc dùng trong hệ thống điều trị đều qua đấu thầu. Thuốc độc quyền có đấu thầu hay không đấu thầu cũng vậy, giá rất cao, chủ yếu cho bệnh nặng, còn loại Generic, trong danh mục BHYT của Việt Nam. Hiện nay, với cơ chế đấu thầu, loại thuốc trúng thầu này rất rẻ. Thực ra, các thuốc vào danh mục BHYT đều trải qua thủ tục đấu thầu nhiêu khê, cộng với khó khăn do dịch bệnh, nhập khẩu thuốc, thủ tục chậm dẫn đến thiếu thuốc. Chủ yếu thiếu thuốc trong bệnh viện, danh mục BHYT, còn cũng thuốc đó nhưng của công ty khác, không phải công ty trúng thầu, vẫn đầy thị trường. Do vậy, người dân mới phải ra ngoài mua thuốc. O Xin cảm ơn các chuyên gia. PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, Đại biểu Quốc hội TP HCM. PGS.TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển Cộng đồng. Đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp. Nguồn ảnh: vneconomy.vn

Số 28 (4342) Thứ Năm (11/7/2024) 3 CHUYỂN ĐỘNG 247 THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH: Làm tốt công tác quy hoạch lãnh đạo, chỉ huy trong quân đội TIỂU PHƯƠNG Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải làm tốt công tác quy hoạch lãnh đạo, chỉ huy trong toàn quân nhiệm kỳ 2026 - 2031; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tinh thần “7 dám” mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh. Dự Hội nghị Quân chính Toàn quân ngày 10/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Trong nước, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi. Bối cảnh đó, quân đội ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đóng góp rất quan trọng vào những kết quả khá toàn diện của đất nước. Trong đó, quân đội chấp hành nghiêm sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2024. Quân đội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; củng cố xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và "thế trận lòng dân" ngày càng vững chắc; từng bước nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh, trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của toàn quân. Cùng đó, triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả điều chỉnh tổ chức lực lượng "tinh, gọn, mạnh"; công nghiệp quốc phòng có bước đột phá mới, góp phần quan trọng xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; thực hiện tốt chức năng đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Phân tích tình hình thế giới, khu vực, nhất là những khó khăn, thách thức trong thời gian tới, Thủ tướng cho rằng, tình hình càng khó khăn, phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, nhưng cũng đầy vinh quang và có ý nghĩa rất quan trọng. Nhắc lại những đánh giá, định hướng, chỉ đạo sâu sắc, toàn diện, nhất là tinh thần "5 quyết tâm, 5 chủ động" mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo tại Hội nghị Quân ủy Trung ương vừa qua, Thủ tướng yêu cầu toàn quân thực hiện "3 không". Đó là: Không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; không bị động, bất ngờ về chiến lược, nhất là đối với các địa bàn chiến lược, đối tác quan trọng, đối tượng nguy hiểm, thế lực thù địch; không để lúng túng, chậm trễ, thiếu kịp thời, thiếu linh hoạt trong xử lý các vấn đề nổi lên, mới phát sinh. Trên tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu toàn quân thực hiện 8 nhiệm vụ cụ thể. Trong đó, rà soát các mục tiêu, nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng để góp phần thực hiện mục tiêu đã được xác định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI; thực hiện tốt chức năng tham mưu chiến lược với Đảng, Nhà nước về quân sự, quốc phòng; nâng cao năng lực sẵn sàng chiến đấu, sức mạnh chiến đấu, bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc; nghiên cứu, phát triển nghệ thuật quân sự, tác chiến ứng phó với các loại hình chiến tranh công nghệ cao; đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện, đào tạo, diễn tập; năng lực tổ chức chỉ huy, hiệp đồng tác chiến. Theo Thủ tướng, quân đội phải phối hợp Bộ Công an và các lực lượng giữ vững an ninh trật tự; phòng, chống tội phạm; nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trên biển, nhất là ngăn chặn tàu nước ngoài xâm phạm biển đảo, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định để góp phần sớm rút thẻ vàng IUU của EC; thực hiện tốt nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh phi truyền thống; làm tốt vai trò nòng cốt trong phòng, chống thiên tai, ứng phó sự cố, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. Quân đội triển khai hiệu quả chương trình, kế hoạch, đề án, dự án ngành hậu cần - kỹ thuật, công nghiệp quốc phòng; tiên phong trong đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh nghiên cứu, tạo bước đột phá, làm chủ khoa học công nghệ, thiết kế, chế tạo, sản xuất vật tư kỹ thuật, cải tiến, hiện đại hóa, sửa chữa vũ khí, trang bị, khí tài; coi trọng phát triển vũ khí chiến lược, hiện đại; chăm lo xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, Đảng bộ Quân đội thật sự trong sạch, vững mạnh, gương mẫu, tiêu biểu cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Thủ tướng nhấn mạnh, phải làm tốt công tác quy hoạch lãnh đạo, chỉ huy trong toàn quân nhiệm kỳ 2026 2031; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tinh thần “7 dám” mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh là: Dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và dám hành động vì lợi ích chung. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Dương Giang/TTXVN. Làm gì để xóa “chuồng cọp” nhà tập thể? Nhiều vụ hỏa hoạn gần đây cho thấy, việc phòng cháy, chữa cháy (PCCC) còn nhiều bất cập. Vẫn có nhiều nhà trọ, nhà tập thể cũ, nhà dân không đảm bảo điều kiện PCCC. Đơn cử đối với các “chuồng cọp” nhà tập thể, việc tạo lối thoát hiểm thứ 2 không phải dễ dàng, trong khi nếu xảy ra cháy, đây là lối thoát duy nhất. KTS.TSKH Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Đô thị Việt Nam (hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho rằng, việc người dân cơi nới làm “chuồng cọp” diễn ra nhiều năm qua ở hầu hết khu chung cư cũ ở nhiều thành phố trên cả nước, tiềm ẩn rủi ro. Theo ông Nghiêm, thiết kế ban đầu của nhà tập thể cũ đều đã tính toán đến yếu tố an toàn thoát hiểm. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, vấn đề an toàn, thoát hiểm khi có sự cố không được quan tâm đúng mức. Các gia đình chỉ chú ý làm sao có thêm không gian sống mà bỏ qua yếu tố an toàn, đường thoát hiểm. Theo ông Nghiêm, việc xóa bỏ “chuồng cọp” chỉ có thể thực hiện dứt điểm khi cải tạo xây lại chung cư cũ. Được biết, hồi tháng 4/2024, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cho hay, Sở đã tổ chức 5 cuộc họp và đôn đốc, hướng dẫn các quận, huyện liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai cải tạo, xây dựng lại 10 khu chung cư cũ, lựa chọn triển khai ban đầu giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, Sở đề nghị các quận Ba Đình, Đống Đa tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai đối với nhà chung cư thuộc 3 khu tập thể: Khương Thượng, Trung Tự, Giảng Võ. Mặc dù Hà Nội ban hành nhiều kế hoạch, đề án cải tạo và xây dựng lại chung cư cũ, việc triển khai được nhận xét còn rất chậm, không đảm bảo tiến độ đề ra tại Đề án và các kế hoạch triển khai. THIÊN TUẤN Ông Lê Thanh Vân bị bắt vì liên quan vụ ông Lưu Bình Nhưỡng Ngày 10/7, Công an tỉnh Thái Bình cho biết, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với ông Lê Thanh Vân (SN 1964, trú phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội), Đại biểu Quốc hội khóa XV. Ông Lê Thanh Vân bị khởi tố, bắt giam để điều tra về hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, quy định tại Điều 358, Bộ luật Hình sự. Cùng ngày, Viện KSND tỉnh Thái Bình phê chuẩn các quyết định, lệnh trên. Đây là diễn biến trong quá trình mở rộng điều tra vụ án Lưu Bình Nhưỡng và đồng phạm phạm tội Cưỡng đoạt tài sản và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi xảy ra tại tỉnh Thái Bình. Công an tỉnh Thái Bình đang khẩn trương thu thập, củng cố tài liệu, chứng cứ; đồng thời tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, thu hồi tài sản theo quy định pháp luật. Trước đó, chiều 10/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 1090 về việc đồng ý khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc; đồng thời tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Đại biểu Quốc hội đối với ông Lê Thanh Vân, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa XV. Nghị quyết được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 10/7, theo đề nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao. Ông Lê Thanh Vân, 60 tuổi, quê huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, có trình độ tiến sĩ luật. Ông Vân là Đại biểu Quốc hội các khóa XIII (TP Hải Phòng), XIV, XV (tỉnh Cà Mau) và là Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách các khóa XIV, XV. Ông Vân nhiều năm làm việc tại Quốc hội tại Vụ Hoạt động Đại biểu Dân cử (nay là Ban Công tác Đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội), Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ủy ban Tài chính - Ngân sách. Ông Vân từng có hơn 1 năm được luân chuyển làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương (từ tháng 3/2014 đến 12/2015). HẢI NINH

Số 28 (4342) Thứ Năm (11/7/2024) 4 NGHE & NHÌN HÀ NỘI: Khu tập thể hơn 60 tuổi xuống cấp, rung lắc khi tàu chạy qua Khu nhà tập thể mà Viện Hóa Học Công nghiệp xây dựng cho cán bộ, nhân viên vào năm 1960, gồm 3 dãy nhà,1 dãy 5 tầng với hơn 70 phòng ở các khu nhà A,B. Phần lớn cán bộ của Viện đã chuyển đi nơi khác. Các căn hộ đang cho thuê dao động từ 2,5 triệu đồng/căn. Theo ghi nhận của phóng viên, cơ sở hạ tầng khu nhà đã xuống cấp trầm trọng, môi trường ô nhiễm, thiếu ánh sáng rất ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của cư dân sinh sống. Tường gạch, lan can cầu thang nứt vỡ, lộ cốt thép bên trong. Một số chỗ được sửa tạm bợ lại bằng cách buộc dây thép mỏng manh để cố định. Phần lõi thép bị bào mòn nhưng vẫn phải chống đỡ phần tường gạch của lan can cầu thang, đe dọa an toàn của người dân sinh sống trong khu nhà. Không gian sống cũ kỹ, được cải tạo lại theo dạng chuồng cọp, quây mái tôn… hoàn toàn không lối thoát nếu xảy ra hỏa hoạn. Khu nhà ở ngay sát cạnh đường ray tàu hỏa, đường quốc lộ và tàu điện trên cao. Mỗi khi có tàu và phương tiện lớn di chuyển qua, cả khu nhà đều bị rung lắc dữ dội do dư chấn. Không những vậy, đối với an toàn PCCC, hệ thống điện lưới và các thiết bị ở mỗi tầng đều rất cũ kĩ, mạng lưới dây rối tung chằng chịt. NGUYỄN HƯƠNG Tồn tại hơn 60 năm, Khu tập thể Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) xuống cấp trầm trọng, tường nhà bong tróc, lan can nứt gãy, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất cao. Đây là nơi trú ẩn của nhiều hộ gia đình và nhiều sinh viên.

Số 28 (4342) Thứ Năm (11/7/2024) 5 SỨC KHỎE MỚI QUÉT QRCODE ĐỌC CHI TIẾT Mắc bệnh bạch hầu nguy cơ tử vong cao ạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có tính chất gây dịch, gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh có nhiều biến chứng, ngay cả khi được điều trị, tỷ lệ tử vong cũng lên tới 5-10%, người chưa tiêm chủng 10-20%. BTHUÝ NGA BS Phan Văn Mạnh - Khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - cảnh báo, bệnh bạch hầu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, gọi là bạch hầu ác tính. Giả mạc lan rộng có thể gây thở rít, tắc nghẽn đường thở và suy hô hấp, thậm chí tử vong. “Các biến chứng thường gặp nhất là biến chứng tim, thường là viêm cơ tim và rối loạn dẫn truyền trong tim, và thần kinh (gây liệt). Ngoài ra có thể gặp biến chứng trên thận, gan, tuyến thượng thận…”, bác sĩ Mạnh nói. Nguy cơ lây lan rộng và gây tử vong Cô gái 18 tuổi ở Nghệ An vừa được xác định tử vong do bệnh bạch hầu. Người mắc bệnh tại tỉnh Bắc Giang (huyện Hiệp Hòa) có tiếp xúc gần trường hợp tử vong nêu trên. Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) điều trị. Tại Nghệ An, tính đến ngày 8/7, 119 trường hợp tiếp xúc cô gái tử vong. Những trường hợp tiếp xúc gần bệnh nhân được cách ly, điều trị dự phòng bằng kháng sinh 7 ngày và theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Theo khảo sát từ tháng 8/2023, bệnh bạch hầu diễn biến phức tạp tại các tỉnh phía Bắc với 20 ca nhiễm, 3 ca tử vong (tính đến cuối năm ngoái). Năm 2020, dịch bạch hầu bùng phát tại Đăk Lăk, Kon Tum, Bình Phước... với 5 ca tử vong, 200 ca mắc. BS Phan Văn Mạnh cho biết, bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính nhóm B, lây nhiễm nhanh nên nguy cơ bệnh lây lan rộng và gây tử vong. Mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm bệnh nhưng 70% là ở trẻ dưới 15 tuổi và chưa tiêm vắc xin. Ngay cả khi được điều trị, tỷ lệ tử vong của bệnh cũng lên tới 5-10%. Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt Đới Trung ương, nhấn mạnh, bạch hầu là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheria gây ra. Những người chưa được tiêm chủng, nếu nhiễm bệnh bạch hầu, nguy cơ tử vong 10-20%. Phổ bệnh lâm sàng của bệnh bạch hầu đa dạng từ bệnh nhân không triệu chứng, bạch hầu dẫn đến đến tình trạng viêm họng giả mạc, bạch hầu hô hấp hoặc nhiễm độc toàn thân. Một trường hợp bệnh bạch hầu điển hình thường qua giai đoạn ủ bệnh 2-5 ngày, sau đó khởi phát với các triệu chứng đau, viêm họng nhẹ. Khám họng bệnh nhân có thể thấy vết loét có giả mạc màu trắng xám dài, khó bóc bám ở vùng amidan, thành bên và sau họng hoặc thậm chí lan rộng xuống thanh môn và khí quản. Các triệu chứng thường gặp khác bao gồm: Đau họng (85-90%), sốt nhẹ và ớn lạnh, mệt mỏi, suy nhược, đau đầu, viêm hạch cổ thành hình ảnh cổ bạnh to. Giả mạc đường hô hấp gặp ở khoảng 50% số bệnh nhân, khàn tiếng, khó nuốt và nuốt đau (26-40%). Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị chảy dịch mũi huyết thanh hoặc mủ, giả mạc lan lên lỗ mũi sau. Khó thở, thở rít, thở khò khè ở những bệnh nhân có giả mạc thanh quản. Giả mạc này nhanh chóng gây suy hô hấp do tắc nghẽn đường thở hoặc hít phải màng giả vào khí quản phế quản. Độc tố tấn công nhanh PGS.TS.Trần Thanh Tú - Giám đốc Trung tâm quốc tế, Bệnh viện Nhi Trung ương - thông tin, bạch hầu lây lan qua hô hấp, qua sinh hoạt chung, sử dụng chung đồ dùng nên có thể nhanh chóng bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt. Khi cơ thể bị vi khuẩn xâm nhập và tấn công, tùy thể bệnh mà các triệu chứng có thể khác nhau: Thể hầu họng, thể ác tính, thể mắt, thể mũi, thể thanh quản, thể rốn, thể da, thể âm đạo. “Các biến chứng của bệnh bạch hầu rất nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời. Trong đó, biến chứng tim mạch như viêm cơ tim, rối loạn dẫn truyền cơ tim, huyết khối tim... có thể khiến người bệnh tử vong đột ngột”, PGS.TS Trần Thanh Tú nhấn mạnh. Các biến chứng khác như biến chứng thần kinh có thể khiến bệnh nhân liệt màn hầu dẫn đến khó nuốt và nói, liệt bàn tay, liệt hai chân, liệt các cơ quan khác... Biến chứng thận gây tổn thương ở cầu thận và ống thận, viêm kết mạc, đường thở tắc nghẽn, khó thở.... có thể hồi phục sau thời gian khỏi bệnh. Theo bác sĩ Mạnh, bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, làm ảnh hưởng mũi, vòm họng và thanh quản (70%). Vi khuẩn sản sinh ngoại độc tố khiến giả mạc phát triển bất thường trong cổ họng, nếu giả mạc phát triển nhanh chóng dẫn đến nghẹt thở. Ngoại độc tố bạch hầu, khi ngấm vào máu, sẽ gây nhiễm độc toàn thân, gây liệt dây thần kinh sọ não, dây thần kinh cảm giác, dây thần kinh vận động ngoại biên, rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim, viêm phổi do liệt cơ hoành, liệt tay, liệt chân và dẫn đến tử vong đột ngột do trụy tim mạch. Bác sĩ Mạnh cũng cho rằng, bệnh bạch hầu cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh gây biến chứng và dẫn đến tử vong. Liệu pháp điều trị chính là huyết thanh kháng độc tố bạch hầu (SAD), cần được sử dụng càng sớm càng tốt để trung hòa độc tố bạch hầu còn lưu hành trong máu (hiệu quả nhất là trong vòng 48 giờ đầu). Bên cạnh đó, kháng sinh cũng được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển và sinh độc tố của vi khuẩn và làm giảm sự lây nhiễm bệnh. TS Đặng Thị Thanh Huyền, Phó Trưởng văn phòng Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cho biết, phát hiện sớm, điều trị kịp thời là đặc biệt quan trọng để hạn chế nguy cơ tử vong do bạch hầu. Tuy nhiên, hiện nay, việc phát hiện sớm bệnh bạch hầu khá khó khăn do những ca khởi phát thường không sốt. Người mắc thường chủ quan, người thân cũng khó nhận biết, phát hiện để chuyển tới bệnh viện. Khi những dấu hiệu đau họng, chưa có biểu hiện sốt bị bỏ qua, bệnh nhân sẽ rơi vào giai đoạn nặng, vi khuẩn gây bệnh tiết ra độc tố tấn công cơ thể khiến bác sĩ trở tay không kịp. Nguy hiểm nhất là người bệnh mắc bạch hầu thể tối cấp có thể tử vong chỉ trong 24 - 48 tiếng. Vì vậy, theo ThS.BS Nguyễn Trung Cấp, người bệnh nghi bạch hầu phải được vào viện để cách ly cho đến khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn hai lần âm tính. Nếu không có điều kiện làm xét nghiệm, cần cách ly bệnh nhân trong 14 ngày và điều trị kháng sinh. TS Đặng Thị Thanh Huyền cảnh báo, sẽ không có nguy cơ cao mắc bệnh bạch hầu nếu mỗi người dân đều đồng lòng tiêm chủng. Hiện nay, người lớn ít tiêm nhắc lại vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván. Đây là khoảng trống để mầm bệnh xâm nhập lại. Vì vậy, ngoài trẻ em, người lớn cũng nên tiêm để phòng tránh bệnh bạch hầu cho mình, gia đình và cộng đồng. BIỂU HIỆN CỦA BỆNH BẠCH HẦU Sốt nhẹ (hiếm khi vượt quá 39°C) Viêm amidan đau nhẹ/hoặc viêm họng có giả mạc với đặc điểm: Màu trắng ngà, dày, khó bóc tách, lan nhanh. Hạch to và sưng to vùng cổ, đặc biệt nếu kết hợp với viêm họng giả mạc và dấu hiệu nhiễm độc toàn thân. Khàn giọng và thở co kéo, kiểu khó thở thanh quản. Chảy dịch mũi mủ nhầy lẫn máu kết hợp màng giả ở niêm mạc. CÁCH PHÒNG BỆNH Vệ sinh cá nhân thật tốt, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên. Có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao miễn dịch. Hạn chế tiếp xúc nơi đông người, người bệnh. Khi có các triệu chứng, dù chỉ là cảm cúm, viêm mũi họng, viêm đường hô hấp…, người bệnh cần hạn chế tới nơi đông người. Học sinh nên nghỉ học. Người lao động nghỉ làm để tránh nguy cơ lây bệnh cho người khác. Phụ huynh cần cho con đi tiêm phòng đầy đủ 3 mũi và tiêm nhắc lại. Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh. Cán bộ y tế Nghệ An lấy mẫu đối với những người liên quan bệnh nhân bạch hầu. Ảnh: CDC Nghệ An. Địa chỉ vàng: Nơi tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu Tiêm phòng vắc xin bạch hầu đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi bệnh bạch hầu và nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Miễn dịch sau tiêm vắc xin liều cơ bản có thể kéo dài được vài năm và giảm dần theo thời gian nên cần tiêm nhắc lại. Trẻ em dưới 1 tuổi bắt đầu được tiêm chủng 3 mũi cơ bản. Trẻ em trên 1 tuổi và người lớn chưa được tiêm chủng trước đây hoặc không nhớ tiền sử tiêm chủng nên tiêm càng sớm càng tốt. Các địa chỉ tiêm chủng bạch hầu ở Hà Nội gồm: O Phòng tiêm chủng - xét nghiệm dịch vụ, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương: 131 Lò Đúc, Hà Nội. O Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội: 70 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội. O Phòng tiêm chủng Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương: 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội. O Phòng tiêm chủng Đại học Y Hà Nội: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. O Phòng tiêm chủng bệnh viện Nhi Trung ương: Ngõ 80, Phố chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội. NHẬT HÀ

Số 28 (4342) Thứ Năm (11/7/2024) 6 đơn vị thực hiện thông báo này; xử lý đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành. Công ty TNHH MTV Sản xuất Dược - Mỹ phẩm GAMMA phải gửi thông báo thu hồi tới những nơi phân phối, sử dụng lô sản phẩm Gammaphil - chai 125ml nêu trên; tiếp nhận sản phẩm trả lại từ cơ sở kinh doanh và thu hồi, tiêu hủy toàn bộ lô sản phẩm không đáp ứng quy định. Đồng thời, Cục Quản lý Dược cũng đề nghị Sở Y tế TP HCM kiểm tra Công ty TNHH MTV Sản xuất Dược - Mỹ phẩm GAMMA trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý mỹ phẩm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm; giám sát các công ty thực hiện thu hồi và tiêu hủy lô sản phẩm GAMMAPHIL - chai 125 ml không đáp ứng quy định. Nhiều lần bị đình chỉ lưu hành sản phẩm Đây không phải lần đầu các sản phẩm thuộc họ GAMMA bị cơ quan chức năng ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi. Tháng 5/2018, Cục Quản lý Dược ra quyết định đình chỉ lưu hành trên toàn quốc lô sản phẩm Dung dịch vệ sinh phụ nữ dạng bọt Kare Fresh, lô số KF010116; ngày sản xuất 5/1/2016; hạn dùng 5/1/2019; số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm 004032/14/ CBMP-HCM do DNTN Sản xuất Hóa mỹ phẩm GAMMA chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường và sản xuất, do không đáp ứng yêu cầu về giới hạn vi sinh vật trong mỹ phẩm. Giữa tháng 8/2018, Cục Quản lý Dược ra thông báo đình chỉ lưu hành trên toàn quốc dung dịch phụ nữ Lady Wash, số lô LDY 010717, sản xuất ngày 15/7/2017, hạn dùng 15/7/2020, số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm 002074/16/CBMP-HCM do DNTN sản xuất hóa mỹ phẩm GAMMA (tổ 1, ấp Phú Hiệp, xã Phú Hòa Đông, Củ Chi) sản xuất và chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường. Tiếp đó, tháng 9/2018, Cục Quản lý Dược cũng có thông báo đình chỉ lưu hành trên toàn quốc lô sản phẩm Sữa rửa mặt đặc biệt Lenk, số lô LENS010518; ngày sản xuất 10/5/2018; hạn dùng 10/5/2021; số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm 000756/13/ CBMP-HCM) do DNTN Sản xuất Hóa mỹ phẩm GAMMA sản xuất. Ai bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng? Việc nhiều sản phẩm mỹ phẩm thuộc họ GAMMA nhiều lần bị cơ quan chức năng thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc khiến người tiêu dùng hoang mang. Nếu không may sử dụng phải lô mỹ phẩm thuộc diện bị thu hồi, họ phải làm gì. SỨC KHỎE MỚI Mỹ phâm của GAMMA nhiều lần bị thu hồi HỮU THÔNG Mỹ phẩm GAMMA bị phạt 70 triệu đồng, buộc thu hồi, tiêu huỷ toàn bộ sản phẩm GAMMAPHIL vì có chứa thành phần chất bảo quản Methylparaben và Propyl paraben không có trong thành phần công thức đã được cấp phép. Trước đó, các sản phẩm thuộc họ GAMMA nhiều lần bị đình chỉ lưu hành, thu hồi. Bị phạt 70 triệu đồng Trong danh sách cơ sở vi phạm từ ngày 16/6 đến 30/6, lĩnh vực Dược - Mỹ phẩm - Thiết bị y tế - Đấu thầu, vừa được Thanh tra Sở Y tế TP HCM công bố mới đây, Công ty TNHH MTV Sản xuất Dược - Mỹ phẩm GAMMA (mỹ phẩm GAMMA, số 18 đường Nguyễn Hậu, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TP HCM) bị phạt 70 triệu đồng, do sản xuất mỹ phẩm có công thức không đúng hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm. Cụ thể, sản phẩm GAMMAPHIL - chai 125ml, số lô GMDK010124; ngày sản xuất 2/1/2024; hạn sử dụng 2/1/2027 có chứa thành phần chất bảo quản Methylparaben và Propyl paraben không có trong thành phần công thức sản phẩm đã được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm. Ngoài phạt tiền, cơ quan chức năng thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm mỹ phẩm GAMMAPHIL - chai 125ml, số lô GMDK010124; ngày sản xuất 2/1/2024; hạn sử dụng 2/1/2027; buộc nộp lại số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm số 000669/21/CBMPHCM ngày 25/3/2021. Liên quan sản phẩm mỹ phẩm trên, ngày 21/5/2024, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có công văn số 1477/QLD-MP, thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm trên toàn quốc lô sản phẩm kém chất lượng. Cụ thể, đơn vị này thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên toàn quốc lô sản phẩm GAMMAPHIL - chai 125 ml; trên nhãn ghi: Số lô GMDK010124; ngày sử dụng 2/1/2024; hạn sử dụng 2/1/2027; số công bố 000669/21/CBMP-HCM. Đơn vị sản xuất và chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường là DNTN Sản xuất Hóa mỹ phẩm GAMMA, địa chỉ văn phòng 18 đường Nguyễn Hậu, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TP HCM. Địa chỉ cơ sở sản xuất: Tổ 1, ấp Phú Hiệp, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP HCM. Lý do thu hồi là mẫu kiểm nghiệm không đạt tiêu chuẩn chất lượng do chứa thành phần chất bảo quản Methyl paraben và Propyl paraben không có trong thành phần công thức sản phẩm đã được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm. Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn ngừng ngay việc kinh doanh, sử dụng lô sản phẩm GAMMAPHIL - chai 125ml nêu trên, trả lại cơ sở cung ứng sản phẩm; thu hồi lô và tiêu hủy lô sản phẩm vi phạm nêu trên; kiểm tra, giám sát các Tìm kiếm trên mạng Internet, ngày 10/7, sản phẩm GAMMAPHIL - chai 125 ml được rao bán tại website của nhà thuốc Long Châu với giá 40 nghìn đồng; website của nhà thuốc Pharmacity có giá 38 nghìn đồng… Thông tin xử phạt Mỹ phẩm GAMMA của Thanh tra Sở Y tế TP HCM. Ảnh chụp màn hình. Sản phẩm GAMMAPHIL - chai 125 ml được rao bán trên website của nhà thuốc Long Châu (https://nhathuoclongchau.com.vn) với giá 40.000 đồng. Ảnh chụp màn hình.

Số 28 (4342) Thứ Năm (11/7/2024) 7 Hiểu rõ da của mình sẽ giúp bạn lựa chọn chính xác loại sữa rửa mặt phù hợp, từ đó nâng cao hiệu quả chăm sóc da. Với những người sở hữu làn da dầu, lỗ chân lông to và khuôn mặt trở nên nhờn bóng nhanh chóng ngay sau khi rửa mặt, chọn sữa giúp kiểm soát dầu để làm sạch lỗ chân lông sẽ mang lại hiệu quả. Loại sữa này cũng cần bảo đảm khả năng điều tiết sản xuất dầu để không làm da mặt bị khô. Với những người có làn da khô, họ thường bị ngứa, bong tróc, cảm giác da bị thắt chặt, đặc biệt sau khi tắm hoặc bơi lội. Vì thế, lựa chọn loại sữa rửa mặt phù hợp giúp loại bỏ bụi bẩn và tạp chất mà không làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da. Trong khi đó, người có làn da nhạy cảm, da thường có màu đỏ, đặc biệt là sau khi cạo râu hoặc làm sạch vết thương và dễ bị kích ứng, nên lựa chọn loại sữa rửa mặt có chứa các thành phần làm dịu như nha đam, vỏ cây liễu và cây phỉ. Với những người sở hữu làn da thường, việc lựa chọn loại sữa rửa mặt phù hợp sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với người có làn da khô, da dầu và da nhạy cảm. Có thể lựa chọn những sản phẩm có tác dụng chống lão hóa, làm săn chắc da và có chứa các thành phần dưỡng ẩm. Những người có làn da hỗn hợp nên lựa chọn loại sữa rửa mặt tương tự loại sữa rửa mặt dành cho da khô, vừa làm sạch dầu và bụi bẩn mà không làm mất độ ẩm của da. HÀ NGUYỄN (THEO BIRCHBOX) Chị Trần Thị Ngọc Anh (42 tuổi, TP HCM) chia sẻ, qua báo chí, chị biết nhiều sản phẩm mỹ phẩm thuộc họ GAMMA bị thu hồi. “Nếu lỡ dùng các sản phẩm mỹ phẩm thuộc diện bị thu hồi, tôi có bị ảnh hưởng sức khỏe hay biến chứng gì không?”, chị Ngọc Anh đặt câu hỏi. Chị Kim Anh (54 tuổi, TP HCM) nêu vấn đề, trường hợp sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm thuộc diện bị thu hồi mà bị ảnh hưởng sức khỏe, ai sẽ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng? Trách nhiệm của đơn vị sản xuất và chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường như thế nào? Về vấn đề này, luật sư Nguyễn Thị Hương - Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - cho biết, theo quy định tại Điều 48, Thông tư 06/2011/TT-BYT, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán, nhập khẩu mỹ phẩm để lưu thông trên thị trường Việt Nam được quy định rất chi tiết, rõ ràng. Cụ thể: Trách nhiệm về thông tin và chất lượng sản phẩm: Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung kê khai trong Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm. Điều này bao gồm đảm bảo tính an toàn, hiệu quả và chất lượng của sản phẩm. Sản phẩm mỹ phẩm phải đáp ứng tất cả yêu cầu của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN và các Phụ lục kèm theo, từ thành phần đến quy trình sản xuất. Trách nhiệm theo dõi, thu hồi và báo cáo: Tổ chức, cá nhân đưa sản phẩm mỹ phẩm lưu hành trên thị trường có trách nhiệm theo dõi, phát hiện và thu hồi ngay mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Khi nhận thông báo thu hồi từ cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, họ phải thực hiện ngay lập tức và báo cáo việc thu hồi này. Việc giải quyết khiếu nại của khách hàng về chất lượng mỹ phẩm cũng là trách nhiệm của họ, bao gồm cả bồi thường thiệt hại và hoàn trả tiền cho người mua hàng, cùng các chi phí phát sinh trong quá trình bảo quản, vận chuyển, lưu thông sản phẩm. Trường hợp phát hiện tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng tính mạng người tiêu dùng, do chất lượng sản phẩm mỹ phẩm, tổ chức và cá nhân đưa sản phẩm ra thị trường phải báo cáo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) trong 7 ngày, kể từ ngày nhận thông tin đầu tiên về tác dụng phụ này. Báo cáo chi tiết phải được gửi về Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) trong vòng 8 ngày tiếp theo, tuân thủ mẫu tại Phụ lục số 18-MP. Lưu giữ Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF): Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường phải lưu giữ Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) trong thời gian tối thiểu 3 năm, kể từ khi lô sản xuất cuối cùng được đưa ra thị trường. Họ cũng phải xuất trình hồ sơ này khi có yêu cầu kiểm tra, thanh tra từ cơ quan chức năng. Tuân thủ nguyên tắc "Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm" (CGMPASEAN): Các đơn vị sản xuất mỹ phẩm phải triển khai áp dụng và đáp ứng những nguyên tắc, tiêu chuẩn "Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm" của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (CGMP-ASEAN). Điều này đảm bảo rằng, sản phẩm được sản xuất trong điều kiện tốt nhất, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cao. Kiểm tra, thanh tra và quyền khiếu nại: Tổ chức, cá nhân kinh doanh mỹ phẩm phải tuân thủ yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra, thanh tra về chất lượng mỹ phẩm. Họ phải thực hiện thu hồi mỹ phẩm vi phạm nếu có và có quyền khiếu nại về kết luận và hình thức xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Tuân thủ quy định về sở hữu trí tuệ: Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường phải tuân thủ các quy định và luật pháp Việt Nam về sở hữu trí tuệ. Khi có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân phải ngừng sản xuất, buôn bán, nhập khẩu để tiến hành thay đổi nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp theo đúng quy định và có trách nhiệm bồi hoàn và xử lý hậu quả (nếu có). SỨC KHỎE MỚI Theo thông tin trên trang masothue.com, Công ty TNHH MTV Sản xuất Dược - Mỹ phẩm GAMMA được thành lập ngày 8/11/2000, mã số thuế 0302153644, do Chi Cục thuế quận Tân Phú TP HCM quản lý. Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh. Người đại diện pháp luật là ông Lý Trọng Chinh. Ông Chinh còn đại diện các doanh nghiệp: Chi nhánh Công ty TNHH MTV Sản xuất Dược - Mỹ phẩm GAMMA (số 201/21 Nguyễn Thị Nê, ấp Phú Hiệp, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP HCM); Chi nhánh DNTN Sản xuất Hóa mỹ phẩm GAMMA (tổ 1, ấp Phú Hiệp, Xã Phú Hòa Đông, Huyện Củ Chi, TP HCM). Chiều 10/7, PV liên hệ với ông Lý Trọng Chinh qua số điện thoại di động được đăng tải trên trang tra cứu masothue.com để tìm hiểu về việc chấp hành quyết định xử phạt của Thanh tra Sở Y tế TP HCM đối với mỹ phẩm GAMMAPHIL - chai 125 ml, số lô GMDK010124; ngày sản xuất 2/1/2024; hạn sử dụng 2/1/2027. Tuy nhiên, người nghe máy không trả lời câu hỏi của PV mà có những lời nói khiếm nhã và cho rằng: “Chuyện này chẳng dính dáng gì đến báo chí, muốn giám sát thì tự đi giám sát…?!”. Chọn sữa rửa mặt thích hợp cho từng loại da Bí quyết giúp da mặt săn chắc, căng bóng Có nhiều cách giúp sở hữu da mặt săn chắc, căng bóng, trong đó massage mặt là phương pháp có thể thực hiện tại nhà mà không tốn một xu. Massage là phương pháp làm săn chắc da mặt hữu hiệu nhất có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi. Cần lưu ý vệ sinh da mặt sạch sẽ trước khi tiến hành các bước massage mặt. Có thể sử dụng đá viên sữa tươi (sữa tươi không đường đông thành đá viên) chà đi chà lại khắp mặt cho đến khi nào viên đá tan hết. Sau đó, để nguyên lớp sữa trên mặt, chờ chúng khô lại thì rửa với nước lạnh. Sữa tươi giàu vitamin A, D, E và axit lactic nên có tác dụng dưỡng da mềm mịn, làm sạch tế bào chết và ngăn ngừa hình thành mụn. Có thể massage da mặt với đá viên sữa tươi hai lần mỗi ngày, liên tục trong 3 - 4 ngày để cảm thấy sự khác biệt của làn da: Mềm mịn, săn chắc, trắng hồng hơn, lỗ chân lông se khít và các vết sẹo thâm cũng mờ hẳn. Ngoài ra, có thể thay sữa tươi không đường bằng nước dưa chuột đông lạnh. Cho dưa chuột vào máy xay sinh tốt, xay nhuyễn rồi đổ vào khay rồi bỏ vào ngăn đá tủ lạnh. Mỗi khi sử dụng, bạn chỉ cần lấy một viên dưa chuột đông đá, bọc trong một lớp vải rồi massage khắp mặt. Nên di chuyển viên đá đều khắp mặt, tập trung vào vùng chữ T và bên dưới bọng mắt. Sau khi viên đá dưa chuột tan hết, dùng khăn thấm nhẹ cho da khô. Áp dụng cách này một tháng, bạn sẽ thấy làn da mình thay đổi rõ rệt. Da mềm mịn và lỗ chân lông cũng thu nhỏ đáng kể. Công dụng làm đẹp da với nha đam có lẽ ai cũng rõ. Vì vậy, có thể ép lấy nước cốt nha đam, cho vào tủ lạnh đông để dùng dần. Massage da mặt bằng viên đá nha đam này, da không những không có mụn mà còn trắng mịn và hồng hào hơn. Ngoài sữa tươi, nha đam, dưa chuột, cũng có thể làm đá viên từ trà để massage mặt. Pha trà với nước sôi và để trà nở sau 15 - 20 phút. Dùng nước trà này cho vào khay đá và để đông rồi sử dụng. H.N. (TỔNG HỢP)

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==