Khoa học và Đời sống số 27-2024

Số 27 (4341) Thứ Năm (4/7/2024) 2 CHUYỂN ĐỘNG 247 Ngân hàng thương mại yếu kém tiềm ẩn rủi ro cho khách hàng HẢI NINH Tại họp báo công bố Báo cáo tóm tắt báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2023, kết quả theo dõi thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2022 chiều 2/7, Kiểm toán Nhà nước cho biết, có hiện tượng một số ngân hàng thương mại yếu kém, tiềm ẩn rủi ro cao, gây mất an toàn hệ thống. Trao đổi với PV Khoa học và Đời sống/Báo Tri thức và Cuộc sống, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cho rằng, khách hàng cần cân nhắc lựa chọn những ngân hàng uy tín để trao gửi niềm tin, tránh rủi ro. Giám sát ngân hàng thương mại yếu kém là cần thiết O Hiện tượng một số ngân hàng thương mại yếu kém, tiềm ẩn rủi ro cao, gây mất an toàn hệ thống vừa được Kiểm toán Nhà nước nêu ra cho thấy điều gì, thưa ông? Một số ngân hàng thương mại yếu kém, tiềm ẩn rủi ro cao, gây mất an toàn hệ thống không phải hiện tượng mới. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đưa vào diện kiểm soát, quản lý một số ngân hàng. Ví dụ, Ngân hàng SCB được Ngân hàng Nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Mới đây, thông qua công tác kiểm toán cơ quan thanh tra giám sát thuộc Ngân hàng Nhà nước và báo cáo của các cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước xác định có hiện tượng một số ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân tiềm ẩn rủi ro, ảnh hưởng an toàn hệ thống. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ đưa vào tầm ngắm để kiểm soát. O Như ông nói, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Ngân hàng Nhà nước có các biện pháp giám sát, can thiệp phù hợp, không để thất thoát, mất tài sản của Nhà nước và nhân dân, không để mất an toàn, bảo đảm ổn định hệ thống ngân hàng. Việc này cần thiết ra sao? Trước hiện tượng một số ngân hàng thương mại yếu kém, tiềm ẩn rủi ro cao, gây mất an toàn hệ thống, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước trên cơ sở kết quả thanh tra của cơ quan thanh tra giám sát Chính phủ và báo cáo giám sát vi mô cơ quan thanh tra giám sát xác định rõ thực trạng tài chính, giám sát chặt chẽ, bám sát hoạt động của ngân hàng. Mục đích là kịp thời báo cáo Thống đốc Ngân hàng đề ra biện pháp, giải pháp can thiệp phù hợp các quy định pháp luật, không để thất thoát, mất mát tài sản Nhà nước và nhân dân, bảo đảm an toàn ổn định hệ thống ngân hàng. Tôi cho rằng, việc này rất cần thiết, rất đúng. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước là phải thực hiện theo đề xuất, kiến nghị trên. Bởi những nội dung mà Kiểm toán Nhà nước đề cập nằm trong luật. Ngân hàng Nhà nước phải chịu trách nhiệm trong quản lý, giám sát, kiểm soát, thanh tra, phát hiện và đưa vào tầm ngắm các ngân hàng thương mại yếu kém, tiềm ẩn rủi ro cao. Nếu không kiểm soát, khi xảy ra hiện tượng khách hàng rút tiền hàng loạt, sẽ ảnh hưởng an toàn hệ thống, rất nguy hiểm với ngay cả những ngân hàng đó. Thực tế sau khi xảy ra vụ việc tại SCB, Ngân hàng Nhà nước cũng cảnh giác. Theo tôi biết, ngoài SCB, còn một số ngân hàng thương mại cổ phần do chủ doanh nghiệp nắm chủ sở hữu. Chủ doanh nghiệp đó lại đang sản xuất kinh doanh. Họ sử dụng số tiền huy động của khách hàng để sản xuất kinh doanh. Nếu các chủ doanh nghiệp làm ăn thua lỗ sẽ có rủi ro cao, khách hàng cũng chịu nhiều rủi ro. Hiện, Nhà nước cho phép Ngân hàng Nhà nước huy động một số ngân hàng cổ phần khác cho vay 0 đồng để giải quyết tình trạng khi xảy ra rủi ro, khách hàng rút tiền đồng loạt. Khi thảo luận tại Quốc hội về Luật các Tổ chức tín dụng, đại biểu có bàn chuyện không cho phép ngân hàng trợ vốn cho các Ngân hàng Thương mại cổ phần. Tuy nhiên, cuối cùng, do sợ ảnh hưởng quyền lợi người dân, khách hàng nên Nhà nước nhân văn cho phép những ngân hàng đó vay với lãi suất 0 đồng. Tình huống xấu xảy ra, Nhà nước sẽ can thiệp. Khách hàng cân nhắc kỹ O Thực tế nhiều vụ liên quan ngân hàng vừa qua cho thấy, kể cả các ngân hàng mạnh nhưng trái phiếu khách hàng liêu xiêu. Đối với các ngân hàng thương mại yếu kém, khách hàng cần cân nhắc kỹ như thế nào khi lựa chọn trao gửi niềm tin? Tôi cho rằng, thực tế các ngân hàng thương mại yếu kém, tiềm ẩn rủi ro cao, gây mất an toàn hệ thống chỉ Ngân hàng Nhà nước và Kiểm toán Nhà nước có thể biết qua quá trình thanh tra, giám sát, kiểm soát. Người dân và khách hàng không dễ nắm được. Do đó, người dân cần chọn những ngân hàng có uy tín, xem xét ngân hàng đó là sở hữu của ai, hoạt động thế nào, để gửi tiền đảm bảo an toàn. Theo tôi, hiện nay, 5 ngân hàng thương mại của Nhà nước được đánh giá an toàn, còn các ngân hàng khác đều là ngân hàng thương mại cổ phần, không phải ai cũng có thông tin họ như thế nào, làm ăn ra sao. Bởi như tôi nói, chỉ Kiểm toán Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước mới biết được ngân hàng nào yếu kém đang trong tầm kiểm soát, có nguy cơ rủi ro cao. Do đó, người dân gửi tiền vào ngân hàng cần có sự lựa chọn. Nếu gửi ngân hàng uy tín lãi suất thấp nhưng an toàn, còn gửi ngân hàng thương mại cổ phần lãi suất cao hơn nhưng không an toàn bằng. Chấp nhận lãi suất cao đương nhiên phải chịu nếu có rủi ro. O Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi trên! Ông Vũ Mạnh Cường, Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VII phụ trách lĩnh vực tài chính ngân hàng, cho hay, thông qua công tác kiểm toán cơ quan thanh tra giám sát thuộc Ngân hàng Nhà nước (và báo cáo của các cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước đã có kiến nghị về nội dung Ngân hàng Thương mại cổ phần tư nhân tiềm ẩn rủi ro, ảnh hưởng an toàn hệ thống. Cụ thể, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị, Ngân hàng Nhà nước trên cơ sở kết quả thanh tra của cơ quan thanh tra giám sát Chính phủ và báo cáo giám sát vi mô cơ quan thanh tra giám sát, xác định rõ thực trạng tài chính, giám sát chặt chẽ, bám sát hoạt động của ngân hàng để kịp thời báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề ra biện pháp, giải pháp can thiệp phù hợp với các quy định pháp luật, không để thất thoát, mất mát tài sản Nhà nước và nhân dân, bảo đảm an toàn ổn định hệ thống ngân hàng. Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội). Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa khẳng định việc giám sát ngân hàng thương mại yếu kém là rất cần thiết. (Ảnh minh họa)

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==