Khoa học và Đời sống số 26-2024

Số 26 (4340) Thứ Năm (27/6/2024) 3 Sáng 26/6, tại thành phố Đại Liên (Trung Quốc), Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên thảo luận với GS Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), và khoảng 20 lãnh đạo các tập đoàn lớn của WEF. Trọng tâm của phiên thảo luận là tăng cường hợp tác, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam; tập trung chuyển đổi số, công nghệ cao, chuyển đổi xanh và vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Sau khi Bộ trưởng, lãnh đạo các Bộ, cơ quan liên quan trao đổi về những vấn đề nhà đầu tư quan tâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trực tiếp làm rõ thêm một số nội dung cụ thể. Trong đó, liên quan cung ứng điện, Thủ tướng cho biết, năm 2023, Việt Nam có thiếu hụt điện cục bộ tại một số thời điểm. Nhưng sang năm 2024, mặc dù sản lượng điện tiêu thụ tăng tới 15%, có những ngày vượt 1 tỷ kWh/ngày, cao nhất trong lịch sử, việc cung ứng điện vẫn được bảo đảm. “Việt Nam sẽ không thiếu điện với các giải pháp đồng bộ về nguồn điện, tải điện, phân phối, sử dụng điện và giá điện. Đơn cử tải điện, các đường dây 500kV trước đây phải làm trong 2 năm, thậm chí 4 năm, nhưng hiện nay chỉ khoảng 6 tháng”, Thủ tướng khẳng định. Cùng đó, Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi sang năng lượng sạch. Chính phủ tiếp tục hoàn thiện thể chế, khung chính sách với việc chuẩn bị ban hành những nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA), cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện Mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu và về cơ chế phát triển những dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và khí LNG. Thủ tướng cho biết, Chính phủ sắp ban hành nghị định liên quan thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu và sửa đổi chính sách ưu đãi đầu tư từ chủ yếu ưu đãi thuế sang ưu đãi tài chính, chi phí, đất đai... đối với dự án ưu tiên. Mặt khác, định hướng của Việt Nam là thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên các dự án trong lĩnh vực mới nổi, công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao và có tính lan tỏa, kết nối, nhất là phục vụ động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển mạnh một số lĩnh vực mới có tính đột phá, chiến lược như bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI). Nhấn mạnh Việt Nam rất quan tâm kinh nghiệm, đề xuất cơ chế, khuyến nghị chính sách, nhu cầu thực tiễn, Thủ tướng đề nghị WEF và các đối tác tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Việt Nam trong việc tham vấn, góp ý xây dựng, hoạch định chính sách phù hợp, hiệu quả; tạo điều kiện để Việt Nam tham gia những sáng kiến, hệ sinh thái của WEF. WEF và các đối tác tiếp tục phát huy vai trò quan trọng là cầu nối đồng hành, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư, đóng góp cho sự phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế Việt Nam. CHUYỂN ĐỘNG 247 Nguyên nhân vụ cháy làm 14 người tử vong ở Hà Nội THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH: “Việt Nam sẽ không thiếu điện” TIỂU PHƯƠNG Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam sẽ không thiếu điện với các giải pháp đồng bộ về nguồn điện, tải điện, phân phối, sử dụng điện và giá điện. Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Dương Giang/TTXVN. Làm gì để phát triển đô thị di sản ở Ninh Bình? Sau 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, công tác nghiên cứu, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác quản lý, bảo vệ Di sản thế giới Tràng An vẫn còn đặt ra nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có vấn đề quản lý, phát triển thành phố Di sản cố đô sở hữu danh hiệu UNESCO. Theo TS Đặng Việt Dũng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam (thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), hướng đi của Ninh Bình phát triển đô thị di sản, tập trung phát huy các giá trị độc đáo, tiềm năng, lợi thế riêng có, xây dựng kết hợp giữa bảo tồn, phục dựng và phát triển kinh tế di sản, thúc đẩy tăng trưởng xanh là đúng đắn. Tuy nhiên, với kinh nghiệm quản lý thực tiễn, TS Đặng Việt Dũng nêu ra những khó khăn, thách thức mà Ninh Bình sẽ phải đối diện. Đầu tiên là thiếu khái niệm, định nghĩa về đô thị di sản. Điều này sẽ gây khó cho Ninh Bình trong trình quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, khi trình quy hoạch phải lấy trọng tâm là gì. Thứ hai, do thiếu thể chế. Việc là địa phương tiên phong theo hướng phát triển đô thị di sản đòi hỏi sự nỗ lực của cả bộ máy chính quyền Ninh Bình. Tỉnh cần chuẩn bị nguồn lực lớn, bởi bên cạnh bảo tồn di sản, còn rất nhiều lĩnh vực phải đầu tư. Điều đó đòi hỏi nguồn lực lớn. “Khi xác định phát triển đô thị di sản nhưng mô hình chưa có, đặt ra chất lượng đội ngũ con người làm sao có thể đáp ứng được những nhiệm vụ, kế hoạch, chỉ đạo đặc biệt tham mưu cho lãnh đạo tỉnh trong việc triển khai. Do đó, cần có kế hoạch để đào tạo đội ngũ nhân sự phù hợp nội dung đang dự kiến triển khai”, TS Đặng Việt Dũng nhấn mạnh. TUẤN THIÊN TS Đặng Việt Dũng - Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam. Chiều 26/6, tại cuộc họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội quý II năm 2024, do UBND TP Hà Nội tổ chức, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội, thông tin về vụ cháy tại đường Trung Kính (phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy) ngày 24/5, làm 14 người tử vong. Theo Thiếu tướng Tùng, nguyên nhân vụ cháy được xác định là chập mạch điện trên đường dây dẫn khu vực đầu xe máy điện làm cháy lớp vỏ cách điện, sau đó cháy lan sang các xe xung quanh. Ngày 25/5, cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về Vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy. Các đơn vị chức năng đã điều tra, làm rõ vụ án, hành vi vi phạm và tổ chức cá nhân liên quan (nếu có), để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng cho biết, cơ quan Cảnh sát điều tra tập trung làm rõ 2 nội dung để xử lý trách nhiệm theo chỉ đạo của thành phố và lãnh đạo Bộ Công an. Thứ nhất, đối với việc cho thuê vận hành nhà trọ, công an xác định trách nhiệm chính thuộc về bà N.T.T., người tổ chức cho thuê trọ và anh N.K.H. (con trai bà T.) là chủ nhà. Hai người đã tử vong trong vụ cháy, nên không xem xét liên quan trách nhiệm hình sự. Cơ quan điều tra cũng tiếp tục làm rõ trách nhiệm của cá nhân liên quan, nếu có. Với công tác quản lý Nhà nước và trật tự xây dựng phòng, chữa cháy với nhà trọ nêu trên, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho hay, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đang phối hợp Viện Kiểm sát thu thập tài liệu chứng cứ để làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định trên tinh thần không vùng cấm, không bao che để làm gương cho trường hợp khác. GIA ĐẠT Bị cáo Đỗ Hữu Ca được giảm 3 năm tù Hội đồng Xét xử Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội tuyên phạt bị cáo Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng, 7 năm tù, giảm 3 năm tù với mức án sơ thẩm. S áng 26/6, sau nửa ngày xét xử theo đơn kháng cáo của bị cáo Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an Hải Phòng và 5 bị cáo khác trong vụ án Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Trốn thuế…, Hội đồng Xét xử Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã đưa phán quyết. Cụ thể, bị cáo Đỗ Hữu Ca bị tuyên phạt 7 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, giảm 3 năm tù so với mức án sơ thẩm 10 năm tù. Bị cáo Trương Xuân Đước bị phạt 2 năm tù tội Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (24 tháng tù án sơ thẩm); 5 năm tù tội Đưa hối lộ (án sơ thẩm 7 năm tù). Tổng hình phạt bị cáo này phải chịu là 7 năm tù, giảm 2 năm tù so với phiên sơ thẩm. Bị cáo Ngọc Anh bị phạt 1 năm 3 tháng tù về tội Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (án sơ thẩm là 18 tháng tù); 2 năm tù tội Đưa hối lộ (án sơ thẩm là 3 năm tù). Tổng hình phạt bị cáo này phải chịu là 3 năm 3 tháng tù, giảm 1 năm 3 tháng tù so với phiên sơ thẩm. Bị cáo Nguyễn Đình Đương, cựu Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Cát Hải (TP Hải Phòng) bị phạt 5 năm tù (án sơ thẩm 6 năm 6 tháng), giảm 1 năm 6 tháng tù so với phiên sơ thẩm. Đặng Khắc Thành (lao động tự do) bị phạt 15 tháng tù (án sơ thẩm 18 tháng tù). Hà Thị Bích Nhàn bị phạt 12 tháng 5 ngày tù (lao động tự do, án sơ thẩm là 15 tháng tù) và được thả tại tòa. Trong vụ án trên, bị cáo Đỗ Hữu Ca bị cáo buộc, dù không có khả năng chạy án giúp vợ chồng Đước, đã gian dối, hứa hẹn giúp đỡ; nhận và chiếm đoạt 35 tỷ đồng của vợ chồng Đước. Theo Hội đồng Xét xử, tại phiên phúc thẩm, lúc đầu, bị cáo Đỗ Hữu Ca còn quanh co nhưng sau đó đã nhận tội. Bị cáo trả lại toàn bộ số tiền chạy án, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhiều huân huy chương. Bị cáo đã đã nộp thêm tiền cho Đước và Ngọc Anh nên được xem xét giảm nhẹ hình phạt. HẢI NINH Đầu tư vào các đô thị có yếu tố di sản không chỉ mang lại hiệu quả và lợi nhuận về kinh tế, mà còn là đầu tư cho hình ảnh, vị thế, vai trò của cả một quốc gia, một địa phương. Ninh Bình tự hào là vùng đất cổ, nơi có những giá trị đặc sắc, nổi trội, riêng có về lịch sử - văn hóa và tự nhiên.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==