Khoa học và Đời sống số 26-2024

Số 26 (4340) Thứ Năm (27/6/2024) 17 BẠN ĐỌC THÔNG TIN DOANH NGHIỆP Truyền máu trực hệ có gây nguy hiểm? O HỎI: Gần đây, em đọc được một thông tin: Huyết thống trực hệ không thể truyền máu cho nhau. Bởi vì HLA (kháng nguyên bạch cầu) của tế bào tạo máu của người cho và người nhận tương tự nhau, nên hệ miễn dịch của người nhận máu sẽ coi các tế bào lympho của người cho máu là “bạn”. Do đó, tế bào lympho của người cho máu sẽ nguyên phân nhân lên nhiều lần trong cơ thể người nhận máu, dần dần “tú hú chiếm tổ” tấn công lại máu chủ, điều này sẽ làm tổn thương nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa và hệ thống tạo máu, dẫn đến bệnh ghép chống chủ (GVHD) với tỷ lệ tử vong cao”. Mong KH&ĐS giải đáp. NGUYỄN VĂN HƯƠNG (HÀ NỘI) TRẢ LỜI: Trước tiên phải khẳng định lại là các thông tin như bạn đã tìm hiểu khi nhận máu của người cho có cùng huyết thống như vậy là không đúng (không hiểu nguồn thông tin này lấy từ đâu và có chính thống không?). Điều quan trọng trước khi truyền các chế phẩm máu (hiện nay thường không truyền máu toàn phần, mà người bệnh thiếu gì truyền nấy tuỳ theo người bệnh có thể truyền khối hồng câu, khối tiểu cầu, huyết tương tươi đông lạnh…). Người bệnh đều phải làm xét nghiệm định nhóm máu ABO và Rh (khi có chỉ định truyền đơn vị máu toàn phần, khối hồng cầu, khối tiểu cầu, khối bạch cầu). Sau đó sẽ chọn túi chế phẩm máu cùng nhóm máu ABO và Rh; tiến hành làm xét nghiệm hoà hợp miễn dịch giữa máu người nhận và túi chế phẩm máu, khi kết quả xét nghiệm hoà hợp miễn dịch âm tính thì mới truyền túi sản phẩm máu đó cho người bệnh. Do vậy, nếu người cùng huyết thống mà không cùng hệ nhóm máu cùng không thể truyền cho nhau được. Các tế bào máu nói chung và tế bào bạch cầu lympho nói riêng trong túi máu là các tế bào đã trưởng thành, chúng chỉ tồn tại trong máu tuần hoàn một thời gian nhất định (tuỳ loại tế bào, bạch cầu chỉ tồn tại trong máu tuần hoàn 4-8h và khoảng 4-5 ngày trong các mô cần chúng) và không có sự nhân lên ở các tế bào này. Do đó sẽ không xảy ra các vấn đề như bạn bạn đã hỏi khi nhận máu từ người cho cùng huyết thống. PGS.TS. LÝ TUẤN KHẢI (KHOA HUYẾT HỌC BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108) Trường hợp bắt buộc đổi thẻ CCCD sang thẻ Căn cước từ 1/7/2024 O HỎI: Tôi nghe nói từ 1/7/2024, khi Luật Căn cước có hiệu lực, thẻ Căn cước công dân (CCCD) sẽ đổi tên thành thẻ Căn cước. Vậy những đối tượng nào sẽ phải đổi sang thẻ Căn cước sau thời điểm này? ĐỖ NGỌC MINH (HẢI PHÒNG) TRẢ LỜI: Các trường hợp bắt buộc đổi thẻ Căn cước từ 1/7/2024 được quy định tại Điều 29 Luật Căn cước 2023 số 26/2023/QH15. - Công dân đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi: Trước đây, Luật Căn cước công dân 2014 số 59/2014/QH13 chỉ quy định công dân ở các độ tuổi: 25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi mới cần phải đi làm CCCD Tuy nhiên, bắt đầu từ 1/7/2024, công dân khi đủ 14 tuổi đã được cấp thẻ Căn cước trước đó cũng bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ Căn cước. Riêng với người dưới 14 tuổi thì không bắt buộc làm mà chỉ cấp thẻ Căn cước khi có nhu cầu. - Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh: Những thông tin như họ tên, ngày tháng năm sinh là những thông tin quan trọng của một công dân. Do đó, khi có sự thay đổi thì việc cập nhật những thông tin trên vào Căn cước là bắt buộc nhằm đảm bảo tính chính xác của dữ liệu cá nhân, tránh những nhầm lẫn và tranh chấp khi thực hiện các giao dịch. - Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật. So với Luật Căn cước công dân 2014 thì trong Điều 24 Luật Căn cước mới 2023, công dân khi chuyển đổi giới tính cũng sẽ cần phải đi đổi lại thẻ Căn cước từ 1/7/2024. Đồng thời, nhân dạng, khuôn mặt, vân tay là một trong các đặc điểm riêng biệt để xác định các cá nhân khác nhau. Do đó, khi thay đổi nhân dạng, khuôn mặt, vân tay hay chuyển đổi giới tính, việc cập nhật những dữ liệu trên là vô cùng quan trọng nhằm dễ dàng cho các cơ quan chức năng xác nhận thông tin khi cần thiết. - Có sai sót về thông tin in trên thẻ Căn cước: Hiện nay, thẻ Căn cước gồm thông tin nêu tại Điều 18 Luật Căn cước sau đây: Ảnh khuôn mặt; Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh; Quốc tịch; Nơi cư trú; Đây cũng là các thông tin quan trọng để phân biệt cá nhân này với cá nhân khác. Do đó, khi phát hiện bị sai thông tin trên trên thẻ Căn cước, người dân cần phải đến cơ quan công an để đổi ngay thẻ mới. ThS.LS TRẦN KIM THỌ (LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI) Giải mã sức hút của “biểu tượng thịnh vượng” Sun Symphony Residence Sun Symphony Residence bên sông Hàn, Đà Nẵng đang trở thành một “hiện tượng” của địa ốc 2024. Đón tài lộc nơi thế đất minh đường tụ thủy Theo sách cổ ghi chép, “minh đường” là địa thế núi tụ quanh và các mạch nguồn đổ về, là nơi tụ hợp của sinh khí. Minh đường luôn thoáng đãng, mát mẻ và là nơi phong thủy sinh sôi, thịnh vượng. Trong khi đó, “tụ thủy” là nơi có mạch tụ, các dòng nước đổ về, càng uốn lượn càng tốt, nếu không uốn lượn thì phải có thủy khẩu – tức vị trí cửa sông, cửa biển nơi dòng nước ra - vào. Theo nhiều kiến trúc sư, ông cha ta xưa khi chọn thế đất thường quan sát kĩ các yếu tố: chu tước, huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ (trước nhà, sau nhà, bên trái, bên phải); trước nhà phải có ao hồ, sông… vì đó chính là “máy điều hòa” tự nhiên. Đồng thời, mọi tinh hoa phong thủy về bản chất đều gói gọn ở một chữ “khí”. Khí muốn tác động đến con người thì cần phải tụ, và nước là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp cho khí dừng, khí tụ. Không có thế đất “tụ thủy” tự nhiên, người ta tạo ra dòng nước để “tụ khí”. Lý tưởng bậc nhất chính là những khu đất có được thế “minh đường tụ thủy” kề bên những dòng sông yên bình. Thực tế, những dự án BĐS có yếu tố mặt nước, bên các dòng sông lớn trên thế giới luôn có giá trị cao hơn 10-50% so với khu vực lân cận. Tại Đà Nẵng, có một dòng sông mà ai cũng khát khao được sống kề bên. Không đỏ nặng phù sa như sông Hồng, không cuồn cuộn như sông Cửu Long, sông Hàn như một dải lụa xanh biếc giữa lòng TP, góp phần tạo trục cảnh quan trung tâm để Đà Nẵng phát triển du lịch, dịch vụ, quy tụ tuyến phố đi bộ, quảng trường, cùng các sự kiện quy mô như Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF… Tới đây khi dự án Dòng sông Ánh sáng trị giá 400 tỷ đồng cùng Quy hoạch phân khu sông Hàn và bờ Đông được hiện thực hóa, những dự án đẳng cấp thành hình, đôi bờ sông Hàn hứa hẹn tạo kỳ tích mới cho kinh tế, đô thị, du lịch Đà Nẵng. Song cơ hội đón tài lộc, vượng khí, tận hưởng cuộc sống nghỉ dưỡng 365 ngày bên Hàn giang ngày càng hạn hẹp khi quỹ đất ven sông để phát triển BĐS ngày càng cạn kiệt. Trong lúc đó, sự xuất hiện của Sun Symphony Residence – quần thể BĐS đẳng cấp tọa lạc tại vị trí kim cương soi bóng sông Hàn, ngay cửa biển, gối lưng vào dãy Sơn Trà khiến giới tinh hoa đổ dồn sự quan tâm vào Đà Nẵng. Không chỉ hưởng lợi từ cảnh quan, quy hoạch ven sông, quần thể còn sở hữu thế đất đắc lợi để “hóa thân” thành “nốt SOL” ấn tượng trong bản giao hưởng chất sống thăng hoa bên Dòng sông Ánh sáng. Biểu tượng của thịnh vượng Vị trí “kim cương” của dự án được “chế tác” tuyệt vời dưới bàn tay tài hoa của đội ngũ KTS Aedas lừng danh thế giới cùng tâm huyết của nhà kiến tạo Sun Group. Sun Symphony Residence không chỉ đơn thuần là một dự án BĐS, mà còn là biểu tượng của thịnh vượng, với kiến trúc lấy cảm hứng từ hình ảnh rồng vươn cao và danh thắng Ngũ Hành Sơn kỳ vĩ. Đồng thời, Sun Symphony Residence còn được xem như một định nghĩa mới về phong cách sống thời thượng tại TP đáng sống. Với triết lý thiết kế tôn trọng tự nhiên và “vị nhân sinh”, thiết kế từng căn hộ tại các tòa tháp The Symphony đều được tối ưu tầm nhìn với hệ cửa kính lớn, ban công rộng, “xóa nhòa” khoảng cách với thiên nhiên. Chủ nhân các căn hộ sẽ được thưởng lãm bức họa ngoạn mục của “kỳ quan” thiên nhiên Đà thành: sông Hàn, biển Mỹ Khê, bán đảo Sơn Trà hay đỉnh Bà Nà, tận hưởng cuộc sống thư thái như nghỉ dưỡng, đón tài lộc nơi thế đất minh đường tụ thủy trung tâm TP. Không chỉ hưởng trọn 3-4 tầm view “triệu đô”, chủ nhân tinh hoa còn nắm giữ tọa độ “thượng hạng” để chiêm ngưỡng Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng. Nếu là chủ nhân của các căn hộ đặc biệt phiên bản giới hạn như garden house, sky villa, penthouse hay duplex,…, gia chủ còn sở hữu những “dinh thự giữa tầng không” được thửa riêng sân vườn, bể bơi hay 2 mặt tiền. Thiết kế “vị nhân sinh” còn được thể hiện đậm nét khi dự án dành gần 50% diện tích để kiến tạo hệ tiện ích, cảnh quan đắt giá. Đó là công viên “khổng lồ” Central Park 5000m2, loạt tiện ích như khu vui chơi, thể thao ngoài trời, bể bơi vô cực 450m2, đường dạo bộ ven sông, khu vườn chìm giữa các tòa nhà, 3 bến thủy để cư dân tận hưởng những chuyến du ngoạn sông Hàn… “Đà Nẵng đang hội tụ thiên thời, địa lợi, nhân hòa để bứt phá, đón cơ hội sánh bước cùng những đô thị thịnh vượng hàng đầu thế giới. Chúng tôi kỳ vọng, Sun Symphony Residence sẽ là biểu tượng cho sức sống mới, bay cao, vươn xa của Đà thành, là hạt nhân thu hút giới tinh hoa, đội ngũ chuyên gia trong và ngoài nước đến an cư, nghỉ dưỡng, làm việc và cống hiến ở TP đáng đến, đáng sống, đáng đầu tư hàng đầu châu lục”, đại diện Sun Property (thành viên Sun Group) chia sẻ. PV Thế đất “minh đường tụ thủy” sở hữu các giá trị phong thủy lý tưởng. Ảnh phối cảnh minh họa Sun Property

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==