KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG SỐ ĐẶC BIỆT 21/6/2024

9 KỶ NIỆM Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam Số 25 (4339) Thứ Năm (20/6/2024) hội trong việc lấy ý kiến để quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia, dân tộc. Liên hiệp Hội từ Trung ương tới tỉnh, thành là cầu nối tin tưởng giữa trí thức với Đảng, Nhà nước. Ngoài việc quản trị tốt để tổ chức công việc khoa học, hoàn thành tốt nhiệm vụ, vai trò của báo chí rất quan trọng. Đó là “cánh tay nối dài” đưa tiếng nói của giới trí thức phản biện những vấn đề nổi cộm, thu hút sự quan tâm của dư luận, với mục đích lành mạnh hoá xã hội, thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Thông qua báo chí, tiếng nói của trí thức VUSTA lan toả hơn, tác động tích cực đến cơ quan, tổ chức và các tầng lớp Nhân dân. Hơn 70 cơ quan báo, tạp chí, nhà xuất bản, với tôn chỉ, mục đích của mình, đưa những sáng chế khoa học cụ thể phổ biến đến rộng rãi Nhân dân để thay đổi cuộc sống, tôn vinh các nhà khoa học, lan toả lối sống đẹp, việc làm tích cực, ý nghĩa, vì cộng đồng… Điều đó cũng được thể hiện ở công tác chuẩn bị cho sự kiện Lễ tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu năm 2024 của VUSTA. Trong đó, các cơ quan báo chí, xuất bản đã và đang có những đóng góp cụ thể, thiết thực, đồng hành cùng Ban tổ chức để tôn vinh nhà khoa học có nhiều đóng góp cho xã hội. Ở chiều ngược lại, với sự cộng tác của nhiều nhà khoa học xuất sắc, trong môi trường KH&CN hàng đầu, các nhà báo, cơ quan báo chí cũng phải “nâng mình lên” để xứng đáng là tiếng nói của đội ngũ trí thức nước nhà, diễn đàn của Nhân dân. Liên kết vì Việt Nam hùng cường O Hiện nay ở đâu đó vẫn còn ít nhiều rào cản giữa nhà quản trị, nhà khoa học, nhà báo. Giải pháp nào để mối liên kết quản trị - khoa học - báo chí truyền thông - hiệu quả hơn nữa, thưa ông? Trong thời đại công nghệ thông tin ngày nay, mối quan hệ giữa quản trị - khoa học - báo chí truyền thông rất chặt chẽ, không thể tách rời. Có thể nói, nhà báo và nhà khoa học có điểm chung là đi tìm sự thật và đều xuất phát từ công chúng, phục vụ công chúng. Song, điểm khác nhau là nhà khoa học đi sâu vào những vấn đề chi tiết, còn nhà báo, nhà truyền thông thiên về thông tin thời sự phổ quát, đại chúng. Phải thừa nhận hiện nay, một bộ phận nhà khoa học không thích xuất hiện trên báo chí, không muốn truyền thông về công trình nghiên cứu, việc làm của mình. Không ít nhà quản trị cũng ngại xuất hiện hay né tránh cung cấp thông tin cho báo chí, nhất là với những vấn đề mang tính phản biện. Tuy nhiên, ở thời đại hội nhập - hợp tác - phát triển ngày nay, tư duy này cần thay đổi. Để “3 nhà” thành một khối tương hỗ thống nhất và vững chắc, các giải pháp như thành lập liên minh khoa học và truyền thông, nâng cao nhận thức về công tác truyền thông, cải thiện kỹ năng viết cho nhà báo thông qua những khoá đào tạo nghiệp vụ… hoàn toàn có thể áp dụng trong thực tế. Ý thức được tầm quan trọng của việc này, tháng 9/2023, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức hội thảo "Nâng cao năng lực truyền thông và phổ biến kiến thức cho các hội ngành toàn quốc". Trong 5 năm qua, VUSTA và các tổ chức thành viên tổ chức khoảng 40.000 hội thảo, tọa đàm, tập huấn cho khoảng 13 triệu lượt người tham gia ở khắp các ngành nghề, lĩnh vực, vùng miền trên cả nước. Thông qua những chương trình này, các nhà khoa học thuộc VUSTA đã bền bỉ, thường xuyên, liên tục cung cấp, phổ biến kiến thức khoa học, kỹ thuật của nhiều ngành nghề, lĩnh vực cho người dân, góp phần cải tiến sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng. Liên hiệp Hội Việt Nam và các tổ chức thành viên còn triển khai những mô hình truyền thông, phổ biến kiến thức thông qua các tổ chức cộng đồng mang lại hiệu quả cao như: Mô hình tuyên truyền và phố biến kiến thức dựa vào cộng đồng - Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS; Sách hóa nông thôn Việt Nam… Chính hệ thống báo chí, xuất bản chuyên ngành, đa dạng đã giúp hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức KH&CN của VUSTA diễn ra hiệu quả ở khắp các lĩnh vực của đời sống, kinh tế, xã hội, góp phần chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới cho người dân, chăm lo sức khỏe cộng đồng, nâng cao dân trí... Sự liên kết hiệu quả giữa nhà quản trị - nhà khoa học - nhà báo rõ ràng đã mang lại hiệu quả trong hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, mà mục đích hướng tới không gì khác ngoài vì một VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG, sánh vai với các nước mạnh trên trường quốc tế. O Xin trân trọng cảm ơn TSKH Phan Xuân Dũng! - EICOS (Đức): Giúp giới truyền thông tham gia phòng nghiên cứu để đối thoại với nhà khoa học. Quá đó, nhà báo hiểu hơn công việc, môi trường của nhà khoa học. Ngược lại, nhà khoa học hiểu thêm về báo chí truyền thông, biết những ảnh hưởng của lĩnh vực này với những vấn đề khoa học. - BAAS (Anh): Đây là tổ chức giúp nhà khoa học trải nghiệm công việc truyền thông như in ấn, phát thanh, đưa tin tức trực tuyến... - AJSPI (Pháp): Mục đích của tổ chức này là thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhà khoa học và nhà báo. AJSPI giúp nhà báo trải nghiệm trong các phòng thí nghiệm, còn nhà khoa học có cơ hội làm việc trong tổ chức truyền thông. Một số tổ chức kết nối khoa học và báo chí truyền thông trên thế giới Chu tich VUSTA Phan Xuan Dung khẳng định, báo chí góp phần thúc đẩy sự phát triển của KH&CN nói riêng, cũng như đất nước nói chung. sau, bị bạn đọc xa lánh. Vì thế, ngay trong một tòa soạn đã đòi hỏi phải có 3 trụ cột quản trị - khoa học - báo chí. Mối quan hệ giữa “3 nhà” là biện chứng, tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau, cùng thúc đẩy nhau phát triển. Nhìn rộng hơn, quản trị, phát triển một tổ chức với nhiều nhà khoa học, các nhà báo sắc sảo, năng động… như ở VUSTA, là cả một thách thức, đòi hỏi có tinh thần đoàn kết, dân chủ, thượng tôn pháp luật, yêu thương, hỗ trợ lẫn nhau, chứ không phải một cá nhân là làm được. Báo chí truyền thông - trái tim của khoa học O Ông đánh giá thế nào về mối quan hệ giữa khoa học với báo chí truyền thông trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, thưa Chủ tịch? Trước đây, một số nhà nghiên cứu về truyền thông KH&CN trên thế giới đã sử dụng các cụm từ ẩn dụ để chỉ mối quan hệ giữa khoa học và truyền thông như “khoảng cách”, “rào cản”. Thậm chí, nhà khoa học Mỹ McCall, R.D từng ví von rằng, khoa học và báo chí không khác gì “dầu” và “nước”. Hai lĩnh vực này gần nhau mà khó hòa quyện. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, báo chí truyền thông có mối quan hệ chặt chẽ với KH&CN, được đánh giá là một trong ba trụ cột của lĩnh vực KH&CN. Chính nhờ báo chí truyền thông, thông tin KH&CN được phổ biến rộng rãi, len lỏi vào đời sống xã hội. Điều này cũng đã được không ít nhà khoa học khẳng định. Tiến sĩ Myrtani Pieri (Đại học Cyprus, Cộng hòa Síp), người từng đoạt giải nhất cuộc thi truyền thông khoa học quốc tế FameLab năm 2011, nói: “Truyền thông là trái tim của khoa học, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc công bố kiến thức mới và truyền bá tri thức đến các nhà khoa học, phổ biến ra xã hội”. Trong khi đó, David Dickson - người sáng lập mạng lưới khoa học và phát triển SciDev.Net - khẳng định: “Truyền thông là cầu nối quan trọng giữa việc tạo ra tri thức mới và ứng dụng các tri thức này vào thực tiễn và chính sách”. Thông qua báo chí truyền thông, các nghiên cứu, thử nghiệm và khả năng đóng góp của KH&CN được xã hội biết đến nhiều hơn. Từ đó, nó sẽ NHÀ QUẢN TRỊ - NHÀ KHOA HỌC - NHÀ BÁO Vai trò của báo chí truyền thông rất quan trọng. Truyền thông thậm chí trong nội bộ từng đơn vị trực thuộc VUSTA để phục vụ công tác quản trị, quản lý, từ đó mang lại hiệu quả công việc. Khi cán bộ, nhân viên được truyền thông, hiểu rõ thông điệp, chung một ý, chung một lòng, tổ chức sẽ lớn mạnh, qua đó đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng. TSKH PHAN XUÂN DŨNG Theo TSKH Phan Xuân Dũng, bao chi đã và đang đong gop xưng đang vao cong cuọc đổ i mơi, xay dưng, bao vệ Tổ quôc. Ảnh: Hoàng Hà. đem lại cơ hội cho các nhà KH&CN nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ đầu tư tốt hơn. Đặc biệt, các công trình và kết quả nghiên cứu sẽ được chuyển tới nhà hoạch định chính sách, góp phần lấp đầy khoảng cách giữa tri thức với ứng dụng tri thức, ứng dụng KH&CN phát triển xã hội. Chính vì tầm quan trọng và mối quan hệ tác động qua lại không thể tách rời, tại nhiều nước phát triển như Pháp, Đức Anh…, ngoài các trung tâm truyền thông KH&CN, họ còn thiết lập những hiệp hội để nhà báo, nhà khoa học cùng làm việc, hiểu về nhau hơn. Thậm chí, các nhà khoa học được đào tạo về kỹ năng truyền thông không chỉ qua bài giảng, mà còn là hình thức hội thảo, hội nghị, tình nguyện viên hướng dẫn trong bảo tàng khoa học hoặc tổ chức những chuyến tham quan, giới thiệu về phòng thí nghiệm, công trình nghiên cứu… O Với một tổ chức lớn như Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, mối quan hệ biện chứng giữa quản trị - khoa học - báo chí truyền thông - được thể hiện như thế nào, thưa TSKH Phan Xuân Dũng? Trong các hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam, công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội là nội dung cơ bản. Thời gian qua, mỗi năm, Liên hiệp Hội Việt Nam triển khai 500 - 600 nhiệm vụ; 5 năm qua đã tư vấn, phản biện khoảng 3.000 nhiệm vụ. Các nhiệm vụ tập trung góp ý dự thảo Báo cáo chính trị trình Đảng các cấp, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, KH&CN, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, y tế; các dự thảo luật quan trọng, dự án đầu tư trọng điểm; những vấn đề nóng cần sự vào cuộc của trí thức KH&CN. Đây là kênh quan trọng của Đảng, Nhà nước, Quốc

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==