KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG SỐ ĐẶC BIỆT 21/6/2024

8 KỶ NIỆM Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam Số 25 (4339) Thứ Năm (20/6/2024) ĐBQH, CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG: 3 Nhà quản trị - khoa học - báo chí tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực… phát triển đất nước ĐỨC ANH (THỰC HIỆN) Với gần 600 đơn vị khoa học và công nghệ cùng hơn 70 cơ quan báo chí, trong đó có Báo Tri thức và Cuộc sống, Nhà xuất bản Tri thức, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Vifotec…, Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam là Ngôi nhà chung của “3 Nhà” quản trị - khoa học - báo chí, có nhiệm vụ tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực nhằm góp phần phát triển đất nước. Thế chân kiềng “quản trị - khoa học - báo chí” của VUSTA O Thưa TSKH Phan Xuân Dũng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - VUSTA) không chỉ là mái nhà chung của đội ngũ trí thức KH&CN, mà còn được biết đến là nơi có nhiều nhà quản trị, nhà báo trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay? “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” đã trở thành chân lý, là truyền thống tốt đẹp ngàn đời nay của dân tộc ta. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng nhân tài, đầu tư cho Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cùng giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu. Xây dựng đất nước phải dựa và bằng KH&CN. Ngày 18/5/1963, tại Đại hội Đại biểu lần thứ nhất của Hội Phổ biến Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - tiền thân của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam ngày nay, Bác Hồ đã giao nhiệm vụ: “Là một bộ phận trong lực lượng cách mạng, tri thức có nhiệm vụ thi đua phụng sự Tổ quốc, phụng sự Nhân dân”. Thấm nhuần lời dạy của Bác, Đảng, Nhà nước đã và đang quan tâm, có nhiều chính sách thúc đẩy KH&CN. Gần nhất, ngày 11/1/2024, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 69-KL/TW về “tiếp tục thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW, ngày 1/11/2012 phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Trước đó, ngày 24/11/2023, Trung ương Đảng ra Nghị quyết 45/NQ-TW về “tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới”. Đảng, Quốc hội, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản chính sách, pháp luật để tạo môi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ trí thức; trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh trí thức; tạo chuyển biến cơ bản trong đào tạo nguồn nhân lực; nêu rõ vai trò, trách nhiệm của trí thức. Sau gần 100 năm kể từ khi báo Thanh Niên ra đời, báo chí cách mạng Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, là diễn đàn của Nhân dân. Trải qua quá trình phát triển, đến nay, hệ thống báo chí, truyền thông của nước ta phát triển nhanh cả về loại hình, quy mô, phương tiện, kỹ thuật - công nghệ, đội ngũ, trình độ; ngày càng khẳng định tầm quan trọng, sự ảnh hưởng sâu, rộng đối với lĩnh vực KH&CN nói riêng, đời sống xã hội nói chung, đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Theo số liệu câp nhât đên tháng 12/2023 cua Bộ Thông tin và Truyền thông, cả nước có 6 cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực, 127 cơ quan báo, 671 cơ quan tạp chí, 72 cơ quan Đài phát thanh, truyền hình. Khoảng 41.000 người hoạt động trong lĩnh vực báo chí, trong đó khối phát thanh, truyền hình xấp xỉ 16.500 người. Tính đến tháng 12/2023, 20.508 người được cấp thẻ nhà báo kỳ hạn 2021 - 2025, trong đó 7.587 trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành báo chí. Báo chí đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Đây chính là nền tảng quan trọng, động lực mạnh mẽ để đội ngũ trí thức hết lòng cống hiến tài năng, tâm huyết vào sự nghiệp xây dựng, phát triển của ngành KH&CN nói riêng và đất nước nói chung. Từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam được thành lập ngày 26/3/1983, đến nay, Liên hiệp Hội Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng, là hạt nhân tập hợp, đoàn kết, phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH&CN trong nước và nước ngoài, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển tiềm lực KH&CN quốc gia, kinh tế - xã hội, ổn định tư tưởng chính trị, giữ vững quốc phòng, an ninh của đất nước, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Thực tế cho thấy, đội ngũ trí thức của Liên hiệp Hội Việt Nam cùng đội ngũ trí thức KH&CN cả nước đã đoàn kết, đoàn kết lại càng đại đoàn kết hơn, đã thành công, để thành công lại càng thành công hơn; thực hiện lời căn dặn của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào ngày 24/3/2023, nhân kỷ niệm 60 năm Bác Hồ kính yêu đến dự và phát biểu với đội ngũ trí thức Việt Nam tại Đại hội Hội phổ biến KH&KT Việt Nam lần thứ nhất (18/5/1963): “Trí thức Việt Nam là những người làm hưng thịnh cho đất nước, làm rạng rỡ cho dân tộc và vẻ vang cho giống nòi”. Hiện tại, Liên hiệp Hội Việt Nam là tổ chức lớn mạnh, được Đảng, Nhà nước đánh giá cao, đã tập hợp được 156 hội thành viên, gồm 93 hội ngành toàn quốc và 63 Liên hiệp Hội tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; khoảng 3,7 triệu hội viên, trong đó có trên 2,2 triệu trí thức (chiếm khoảng 32,5% số trí thức trong cả nước); thành lập hơn 500 tổ chức KH&CN trực thuộc, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Vifotec, Nhà xuất bản Tri thức và Báo Tri thức và Cuộc sống. Như vậy, Liên hiệp Hội Việt Nam không chỉ là mái nhà của riêng đội ngũ trí thức KH&CN, mà còn có sự tham gia của các “chân kiềng” vững chắc khác. Riêng lĩnh vực báo chí truyền thông - xuất bản, VUSTA có hơn 70 cơ quan báo, tạp chí, trong đó có Báo Tri thức và Cuộc sống. Điều đáng nói, nhiều nhà khoa học tài năng vừa là nhà quản trị, vừa là nhà báo trong đơn vị, tổ chức. Theo “tôn chỉ và mục đích” của mình, họ đã và đang có những đóng góp lớn, hiệu quả cho VUSTA, đồng thời thúc đẩy sự phát triển trên tất cả lĩnh vực đời sống của đất nước. O Thực tế ở VUSTA nói riêng và cả nước nói chung cho thấy, nhiều nhà khoa học làm báo và mỗi nhà báo phải là “một người làm khoa học”. Việc quản trị, vận hành hiệu quả tổ chức uy tín có cả “3 nhà trong 1” chắc chắn không chỉ có những thuận lợi, thưa ông? Tại Liên hiệp Hội Việt Nam, đội ngũ trí thức KH&CN, đặc biệt là từ các nhà khoa học đang ngày đêm hăng say cống hiến, trong đó có “mặt trận” tư tưởng, văn hoá, thông tin. Họ cộng tác với các báo, tạp chí của VUSTA, cũng như nhiều đơn vị truyền thông nhằm mục đích phổ biến kiến thức, nghiên cứu, sáng chế KH&CN của bản thân, đồng nghiệp, tổ chức… đến quảng đại quần chúng Nhân dân, phục vụ cộng đồng. Với tư cách là các nhà báo, họ không chỉ viết về KH&CN ở mức phản ánh, mà mỗi cây viết phải như một người làm "khoa học". Những bài báo, trang báo về KH&CN chính là bản dịch từ ngôn ngữ khoa học sang ngôn ngữ của cuộc sống. Qua quá trình tác nghiệp “bút sắc, lòng trong”, các nhà báo biến những kết quả nghiên cứu, công trình khoa học sang ngôn ngữ đời thường, mang đậm hơi thở của thường nhật, phổ biến rộng rãi “vì Nhân dân mà phục vụ”. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tự hào có hệ thống cơ quan báo chí truyền thông - xuất bản thể hiện rất đa dạng, phong phú tiếng nói của đội ngũ trí thức, kịp thời phổ biến kiến thức khoa học bổ ích, sẵn sàng lên tiếng đấu tranh với những cái xấu, sai phạm, phản biện xã hội trên tinh thần xây dựng, đúng với phương châm “Tri thức là sức mạnh”. Trong khi đó, ở một “trụ cột” khác, vai trò “nhà quản trị” thể hiện không chỉ ở VUSTA, mà ngay các cơ quan, đơn vị trực thuộc, trong đó có cả toà soạn báo, tạp chí. Trong thời đại công nghệ 4.0, lãnh đạo cơ quan báo chí, nếu quản trị đơn vị không tốt, sẽ bị tụt lại phía NHÀ QUẢN TRỊ - NHÀ KHOA HỌC - NHÀ BÁO Chủ tịch Phan Xuân Dũng cùng đoàn công tác VUSTA thăm, chúc Tết Báo Tri thức và Cuộc sống. Ảnh: Trần Hải.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==