KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG SỐ ĐẶC BIỆT 21/6/2024

55 KỶ NIỆM Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam Số 25 (4339) Thứ Năm (20/6/2024) trị bệnh Trong sách “Tâm thuật thiên”, học giả Hà Kiều Phan nói: “Thư giả, trữ dã, tán dã. Trữ hung trung khí, tán tâm trung uất dã”, có nghĩa là, thư pháp có thể khai thông khí uất, khiến cho tình cảm dạt dào. Kiên trì tập trung tâm trí viết thư pháp, chẳng những trong lòng cảm thấy khoan khoái mà còn có ích cho việc bình ổn tình cảm và điều hoà khí huyết. Có được điều đó là vì trước khi bắt tay vào viết thư pháp, bao giờ cũng phải tìm hiểu học tập, quan sát rất kỹ chữ mẫu để tìm ra những nét đặc trưng chủ yếu của con chữ. Điều này chẳng khác nào việc điều tâm trong khi luyện tập khí công nhờ đó mà tâm khí được cân bằng. Tôi có châm ngôn sống ‘Cho đi là còn mãi’. Tôi luôn cho đi những giá trị tốt đẹp từ mỗi nét chữ của mình viết ra, mong mọi người luôn đạt được những ý nguyện. Hy vọng những giá trị đó luôn được lan truyền mãi. HỌA SĨ TĂNG QUYỀN huyết toàn thân được khơi thông một cách tự nhiên. Công năng các bộ phận trong cơ thể được điều hoà cân đối mà không bị khô cứng, chức năng vỏ não và hệ thần kinh thực vật được cải thiện, lưu lượng tuần hoàn máu được gia tăng khiến quá trình thay cũ đổi mới trong cơ thể diễn ra thuận lợi... Họa sĩ Quyền phân tích, người cầm bút viết thư pháp, cũng như họa sĩ, thường gửi gắm tâm hồn mình vào núi cao sông dài, hoa thơm cỏ lạ, chim bay thú chạy…, muôn vật trong trời đất không thứ gì không lọt vào tâm can. Có thể nói, linh khí của đất trời, sông núi, hồn sống của muôn loài sẽ dung dưỡng cho thể xác và tâm hồn, nhờ đó giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh và trường thọ. Hơn nữa, vẽ tranh thư pháp lại càng thêm lạc thú, giữa sinh khí ngày xuân phơi phới, vạn vật sinh sôi, muôn hoa đua nở, đi dạo thong thả ngắm trời ngắm đất, ngắm cảnh ngắm người rồi trở về nhà, ngồi tĩnh lặng trong thư phòng, hồi tưởng lại những gì đã thấy, lựa chọn thứ tâm đắc nhất, cấu tứ mà hình thành bức tranh sao cho có thần, có ý… Trong lúc tâm hồn trào dâng, hoạ sĩ vung bút quết màu viết một mạch thành chữ. Cũng giống trong tập luyện khí công, thư họa, thư pháp cũng chú trọng điều tâm, điều tức và điều hình. Chính vì vậy, các nhà đại thư pháp từ xưa đến nay bao giờ cũng rất cao thọ. Điều tâm tức là trước khi thư họa phải tiến hành cấu tứ nghệ thuật. Trong cấu tứ, phải tĩnh tâm, vứt bỏ những ý nghĩ vơ vẩn, chỉ tâm niệm vào một điều khiến cho tâm tưởng trở về với tự nhiên. Điều tức nghĩa là phải điều hoà nhịp thở, hô hấp đều đặn, bình ổn từ đó mới có thể viết và vẽ được. Điều hình nghĩa là phải chú trọng tư thế khi viết chữ. Thư pháp trong tĩnh có động, động quy về tĩnh, tĩnh quy về động, quả thật rất có ích đối với tâm hồn và thể xác con người. CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG Họa sĩ thư pháp Tăng Quyền mong muốn phát triển ngh thuật tranh thư pháp tới mọi người

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==