KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG SỐ ĐẶC BIỆT 21/6/2024

54 KỶ NIỆM Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam Số 25 (4339) Thứ Năm (20/6/2024) Độc đáo tranh thư pháp điều tâm, THUÝ NGA Không chỉ giữ gìn, bảo tồn nét đẹp văn hóa, họa sĩ thư pháp Tăng Quyền còn mong muốn phát triển nghệ thuật tranh thư pháp tới mọi người để tự điều chỉnh tâm khí, vượt qua căng thẳng, giúp cơ thể tự trị liệu và khỏe mạnh. Họa sĩ thư pháp Tăng Quyền, hội viên Liên hiệp UNESCO Việt Nam, được biết đến không chỉ là thầy đồ trẻ cho chữ ở Văn Miếu, mà còn là người bảo tồn các chất liệu vẽ tranh dân gian và phát triển thành tranh thư pháp trị liệu. Phát triển nghệ thuật viết chữ lên tầm cao mới Với hoa si Tăng Quyên, thu phap Viet la đinh cao cua nghe thuat viet chu đep, mang đam chat van hoa dan toc, co tinh nhan van, giao duc cao. Ông muốn gìn giữ và phát huy nét đẹp này, đồng thời lan tỏa đến mọi người. Tăng Quyên xuất thân từ họa sĩ nghèo vùng quê miền núi Sơn Động (Bắc Giang), con đường đến với thư pháp cũng đầy chông gai. Để tạo ra những nét chữ uyển chuyển, mềm mại chứa đựng trong đó ước vọng thành công, ông trải qua nhiều vất vả, khổ luyện. Gần 20 năm theo đuổi nghề, ông thất bại không ít lần vì chưa sáng tạo ra những con chữ ưng ý. Co luc, ông muốn từ bỏ, nhưng nghĩ lại những giá trị mình cần phải lan tỏa đến mọi người nên quyết định đi tiếp. Với sự đam mê, yêu nghề và luôn học hỏi, họa sĩ Tăng Quyền đã tìm ra những cách thể hiện mới, các chất liệu phù hợp để đưa chữ thư pháp ứng dụng vào trang trí không gian hiện đại. Không chỉ đưa chữ thư pháp lên chất liệu giấy dó, sơn mài, kết hợp chữ thư pháp cùng tranh…, Tăng Quyền còn ấp ủ mơ ước đưa thư pháp trở thành phương pháp điều tâm tính, cân bằng nội tâm. Nhiều người được chữa lành bằng phương pháp này, họ đã điều chỉnh được nội tâm, thấy an vui, cuộc sống ý nghĩa hơn, đặc biệt là rèn được đức tính chỉn chu trong cuộc sống, công việc. Để đạt được mục đích chữa bệnh, họa sĩ Tăng Quyền nghiên cứu chuyển hóa thành năng lượng để người chơi tranh, ngắm tranh thư pháp có nguồn năng lượng, giúp nâng cao sức khỏe và trị liệu. Đến nay, họa sĩ Tăng Quyền có những lớp học trải nghiệm, hướng dẫn cho bạn trẻ và cả người lớn tuổi đam mê nghệ thuật này. “Chữ thư pháp, khi đạt được đỉnh cao, thì trong chữ có tranh, Dương Hùng, triết gia đời Hán (Trung Quốc) đã nói: “Thư pháp là vì con tim mà đưa bút”. Có nghĩa là, mỗi tác phẩm thư pháp là một sự thể nghiệm về ý thức và sức mạnh nội tâm của con người. Rèn luyện bằng thư pháp là phương thức có khả năng khơi dậy những tình cảm trong sáng và lành mạnh, loại bỏ suy nghĩ vẩn vơ và nhỏ nhen, khiến cho tâm hồn cởi mở và khai thái. Thư pháp vừa bồi dưỡng và nâng cao năng lực thẩm mỹ, vừa được tạo điều kiện hưởng thụ về nghệ thuật, từ đó tạo nên hiệu quả cao trong rèn luyện tâm tính, tu thân dưỡng tính. trong tranh có chữ, nhìn chữ có tranh, nhìn tranh có chữ. Chữ thư pháp phải đảm bảo nét thanh - nét đậm; nét âm - nét dương, nét cứng - nét mềm, nhịp điệu trong chữ và bố cục tạo hình trong tổng thể bức tranh. Hơn nữa, cao hơn một tác phẩm tranh thư pháp là họa sĩ đưa “phép” vào bức tranh. Tức là, người vẽ thiền định nhận được năng lượng rồi định tâm, định hình đưa năng lượng vào tác phẩm, đưa cái tâm, cái ý dẫn khí, năng lượng đó vào tác phẩm, nhờ đó có tác dụng trị liệu. Các nghiên cứu cho thấy, những tác phẩm này có nguồn năng lượng cao hơn hẳn so với bức tranh chữ thư pháp thông thường”, họa sĩ Quyền nhấn mạnh. Thư pháp chú trọng điều tâm, điều tức và điều hình Từ xa xưa, chữ thư pháp được ứng dụng vào trị liệu trong Đông y (ám thị trị liệu). Thầy thuốc Đông y bắt bệnh, người bệnh thuộc tạng nào thì kết hợp trị liệu và đưa ra một câu từ phù hợp căn bệnh đó để người bệnh hàng ngày được đọc và thấu hiểu. Ví dụ, người thân gặp sự cố cảm thấy bất an thì tặng cho họ chữ: “An vui tự tại đời thong dong” để họ hiểu sâu, thấu được nội dung và ứng vào cuộc sống của mình, thoát khỏi nỗi bất an. Theo ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, nguyên Chủ nhiệm Khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong thư pháp truyền thống, chữ lệ thư (loại chữ giản lược) chắc khoẻ khiến con người tâm tính trở nên hiền hoà, rất thích hợp cho những người bị cao huyết áp, suy nhược thần kinh... Chữ khải thư (kiểu chữ chuẩn mực) chân phương và thanh tú, rất thích hợp người hay xốc nổi, tâm trạng dễ xao động, rối bời. Lối chữ thảo lại khiến chúng ta hăng hái, tinh thần phấn chấn, nét bút thanh thoát, thoải mái, kết hợp nhuần nhuyễn giữa hư và thực. Nét sổ như sao băng quét sạch tàn vân, nét chấm như đá lở, nét phẩy như sừng con tê, nét mác tựa mũi tên bật khỏi dây cung, biến hoá khôn lường, lại có thể khêu gợi những linh cảm, hết sức thích hợp với những người tình cảm bị ức chế, uất ức và ốm yếu lâu ngày... Đối với họa sĩ, trước khi viết, tư thế cần chính xác như thể người luyện khí công điều thân. Khi ngồi, đầu ngay ngắn, hai vai cân đối, ngực ưỡn lưng thẳng, hai bàn chân đặt vững chãi trên mặt đất. Có vậy, hoạ sĩ mới dốc được tinh lực toàn thân, ánh mắt luôn chuyển động giữa cây bút và nét chữ, hơi thở đều, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay và cánh tay được vận dụng linh hoạt, khiến cho khí CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG Thư pháp không chỉ còn là một ngh thuật chơi chữ mà đã trở lại thành thú vui tao nhã của giới trẻ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==