KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG SỐ ĐẶC BIỆT 21/6/2024

41 KỶ NIỆM Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam Số 25 (4339) Thứ Năm (20/6/2024) cảm thấy choáng ngợp với số lượng tin tức, định dạng hiện có. Sự mệt mỏi do tin tức gây ra đang "ăn mòn" khả năng đọc và trả phí của độc giả. Các tòa soạn gặp khó khăn khi cố gắng cân bằng giữa lợi nhuận kinh doanh và quyền lợi của độc giả. Tình trạng né tránh tin tức của nhóm độc giả trẻ và xu hướng này đã lan rộng ra độc giả thuộc các nhóm tuổi khác. 67% người đứng đầu các tòa soạn được khảo sát cho rằng biện pháp giải quyết vấn đề này là tìm cách giải thích tin tức phức tạp một cách tốt hơn. 44% lựa chọn cung cấp tin tức nêu vấn đề và đi kèm giải pháp tiềm năng và 43% cho rằng cần tạo ra những câu chuyện nhân văn đầy cảm hứng hơn. Ví dụ, cung cấp thông tin mang lại cảm giác hy vọng và thúc đẩy ý thức cá nhân sẽ là giải pháp cho sự tránh né tin tức về biến đổi khí hậu trong năm 2024. Các phóng viên mang đến những bài viết với góc nhìn báo chí đa dạng hơn để thu hút độc giả. Công cụ dựa trên AI cho phép người đọc thay đổi ngôn ngữ của báo chí để phù hợp với nhu cầu của bản thân và mức độ hiểu biết đối với các đối tượng cụ thể sẽ là điểm nổi bật trong năm 2024. 6. “Tìm kiếm” trong kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo Năm 2024, các tòa soạn lo lắng lưu lượng truy cập từ mô hình giới thiệu sẽ giảm đáng kể hơn nữa khi AI được tích hợp vào các công cụ tìm kiếm và những cổng khác. Google, Microsoft và những công ty khác đang tìm hiểu những cách mới để hiển thị nội dung được gọi là Trải nghiệm tạo tìm kiếm (SGE), cung cấp câu trả lời trực tiếp cho các truy vấn thay vì đưa ra danh sách liên kết truyền thống đến các trang web. Microsoft Bing là một trong những công cụ tìm kiếm trên web đầu tiên tích hợp tin tức theo thời gian thực thông qua sự hợp tác với OpenAI, công ty phát triển ứng dụng sử dụng trí tuệ nhân tạo ChatGPT. Trong khi đó, Google đã cho ra mắt Gemini, một chatbot trí tuệ nhân tạo dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn đa phương thức có khả năng tương tự như OpenAI. Dựa trên nền tảng dữ liệu khổng lồ từ Google, Gemini có khả năng tạo văn bản bằng ngôn ngữ, sáng tạo các loại nội dung và đáp ứng nhu cầu truy vấn của người dùng về hầu hết mọi lĩnh vực. Các trợ lý AI có khả năng đàm thoại sẽ được tích hợp vào máy tính, điện thoại di động và ô tô trong năm 2024. Cuối năm 2023, khoảng một nửa tòa soạn hàng đầu đã ngừng cho phép các nền tảng AI lớn truy cập nội dung của họ. Bằng cách này, báo chí có vị thế tốt hơn trong các cuộc thương lượng về trả phí với các công ty phát triển AI. 7. AI tạo sinh tiếp tục tác động lên các tòa soạn 2024 được đánh giá là năm các tòa soạn làm chủ AI và kết hợp công nghệ vào quy trình làm việc. Kể từ khi ChatGPT ra mắt công chúng, các tòa soạn phải đối mặt với những tác động rất lớn của AI tạo sinh. Bên cạnh lo ngại về niềm tin của độc giả và việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nhiều tòa soạn nhận thấy tiềm năng và tận dụng AI để kinh doanh hiệu quả và hiểu độc giả hơn. 56% cho biết sẽ sử dụng AI để thực hiện nhiệm vụ tự động hóa back-end như một ưu tiên hàng đầu. 37% dùng AI để đề xuất nội dung cho độc giả, 28% muốn sử dụng AI sản xuất nội dung dưới sự giám sát của con người và 27% dùng AI cho mục đích thương mại khác. Hiện tại, AI đang được sử dụng trong báo chí để tóm tắt bài viết, tạo tiêu đề, biên tập, ghi chú và "bóc băng", biên dịch, tạo hình ảnh, tạo bài viết, người dẫn chương trình ảo,... 8. Kiểm soát tin giả do AI tạo ra như thế nào? Năm 2024, các cuộc bầu cử quan trọng diễn ra ở hơn 40 quốc gia trên thế giới, làm dấy lên mối lo ngại về sự bùng tin giả do AI tạo ra. Tuy vậy, cho đến nay, "deep fake" tương đối dễ bị phát hiện và chỉ một phần nhỏ nội dung được thiết kế để thao túng hoặc gây nhầm lẫn cho độc giả. Đa số những người được khảo sát cho rằng nội dung do AI tạo ra sẽ tác động tiêu cực đến niềm tin của công chúng đối với tin tức. Theo nhà triết học chính trị Hannah Arendt, mối nguy hiểm lớn nhất có thể không phải là việc mọi người tin vào những lời dối trá mà là không ai tin vào bất cứ điều gì nữa. Ở châu Âu, Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) quy định các nền tảng mạng xã hội lớn nhất phải chịu trách nhiệm pháp lý với nội dung đăng tải, bao gồm ngôn từ kích động và can thiệp bầu cử. Họ có quyền xử phạt các nền tảng (lên tới 6% doanh thu toàn cầu) hoặc cấm tại thị trường EU. Tháng 3/2024, Liên minh châu Âu đã phê duyệt bộ quy tắc cơ bản đầu tiên trên thế giới về quản lý trí tuệ nhân tạo. Các nền tảng mạng xã hội ở châu Âu buộc phải gắn mác, dán nhãn khi phát hiện nội dung do AI tạo ra. AI cũng sẽ được sử dụng để xác định tin giả và thông tin sai nhanh hơn. Full Fact, tổ chức kiểm soát thông tin của Anh, đã tích hợp một loạt kỹ thuật AI để giúp con người xác minh tính xác thực của thông tin. Các tòa soạn phải đối mặt với những tác động rất lớn của AI tạo sinh. Ảnh minh họa. Ảnh: Getty Images. ỐNG KÍNH NGHỀ NGHIỆP

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==