KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG SỐ ĐẶC BIỆT 21/6/2024

36 KỶ NIỆM Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam Số 25 (4339) Thứ Năm (20/6/2024) giữa Israel với cộng đồng các nước Arab, từ đó bảo đảm hoà bình, ổn định khu vực. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng hoàn toàn nhận thức được vấn đề đang diễn ra, rằng những tiếng nói ủng hộ Israel từ châu Âu dần yếu đi khi chiến sự vẫn tiếp diễn, và tình hình nhân đạo ở Gaza bị xâm phạm nghiêm trọng. Theo Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ Jake Sullivan, tình trạng này sẽ ảnh hưởng tới an ninh và sự tồn tại lâu dài của Israel. Trong diễn biến mới nhất liên quan cuộc không kích của Israel vào trại tị nạn ở Rafah, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby bày tỏ lo ngại về việc Israel có thể ngày càng bị cô lập khỏi cộng đồng quốc tế do hoạt động quân sự tại Gaza. Điều này cũng không mang lại lợi ích tốt nhất cho Washington. Việc Israel tiếp tục hành động quân sự có thể khiến nước này đối mặt sự cô lập ngày càng tăng, đồng thời làm phức tạp thêm quan hệ ngoại giao và chiến lược của Mỹ trong khu vực. Như vậy, một trong những lối thoát hoà bình cho cuộc xung đột ở Dải Gaza được kỳ vọng là sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế gây áp lực lên Israel để chấm dứt hoạt động quân sự. Theo các chuyên gia quân sự, nhiều khả năng vẫn tiếp diễn hoạt động quân sự quy mô lớn, sau đó một số chiến dịch rải rác, ít khốc liệt hơn. Dải Gaza có thể bị Israel kiểm soát trong thời gian dài. Lực lượng Israel sẽ trấn giữ các vùng đất rộng lớn, tiếp tục những cuộc tấn công, trong khi người Palestine tập trung khu vực hoặc trại an toàn ngày càng nhỏ hơn, được các cơ quan nhân đạo duy trì ở mức độ có thể. Nhìn chung, việc tiếp tục hoạt động quân sự không phải sự khởi đầu cho những nỗ lực khôi phục tiến trình hòa bình, như một số nhà lãnh đạo phương Tây tuyên bố, mà là sự kết thúc của bất kỳ con đường chính trị nào có thể nhận biết. Chưa bao giờ trong lịch sử ảm đạm của cuộc xung đột, hòa bình lại xa vời hơn thế. Căng thẳng Israel - Iran, “ngòi nổ” vẫn âm ỉ Giới phân tích từng nhận định, xung đột Israel - Hamas là khúc dạo đầu cho hoạt động quân sự của Iran trong tương lai ở khu vực. Tehran đang rút ra nhiều bài học đắt giá từ sự bất ổn ở Dải Gaza để phát triển khái niệm chiến đấu với Tel Aviv. Cụ thể, Iran được cho là đang xem xét việc sử dụng lực lượng ủy nhiệm và khủng bố để làm mất ổn định Israel. Mặc dù Iran, về cơ bản, sẽ trực tiếp tham gia một cuộc chiến quy mô lớn trong khu vực, thì “Trục kháng chiến” - tập hợp các đối tác và lực lượng được nước này hậu thuẫn, bao gồm cả Hamas, lại đang có nhiều lợi thế trên chiến trường với Israel. Các nhà quan sát tin rằng, Tehran chưa từng từ bỏ ý định thống trị Trung Đông. Họ sẽ không chỉ dừng lại ở tình hình Dải Gaza, hiện nay còn phát triển các khái niệm chiến đấu với Israel, mà không cần đối mặt trực tiếp Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF). Tính ưu việt về công nghệ của IDF và nguy cơ xảy ra cuộc chiến có THỜI CUỘC GIẢI PHÁP NÀO CHO “CHẢO LỬA” HƯƠNG KHÔI Nửa đầu năm 2024, xung đột Israel và phong trào Hamas tại Palestine hay căng thẳng Iran - Israel là điểm nóng khiến cộng đồng quốc tế lo ngại. Điều cần thiết bây giờ là tìm kiếm giải pháp hòa bình, giải quyết những mối đe dọa và xung đột. Cuộc khủng hoảng ở Dải Gaza chưa tìm ra lối thoát Cuộc tấn công do Phong trào Hồi giáo Hamas lãnh đạo xảy ra ngày 7/10/2023, sau đó Israel tấn công Dải Gaza đã đưa xung đột Israel - Palestine kéo dài hàng thập kỷ bước sang chương mới khủng khiếp hơn. Tám tháng trôi qua, Israel chưa thể “xóa sổ” Hamas như các nhà lãnh đạo Israel từng tuyên bố. Người dân tại khu vực này đang phải chịu nhiều hậu quả thảm khốc. Con đường duy nhất chấm dứt xung đột ở Dải Gaza hiện nay được cho là giải pháp hai Nhà nước. Ngày 15/5, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết ủng hộ Palestine trở thành thành viên chính thức và nhận tư cách Nhà nước Quan sát viên của Liên Hợp Quốc, tạo đà cho hoạt động quốc tế hỗ trợ người Palestine và mở ra triển vọng hoà bình mới cho khu vực xung đột. Ngày 28/5, Tây Ban Nha, Na Uy, Ireland công nhận Nhà nước Palestine, thêm động lực thúc đẩy người Palestine đấu tranh cho quyền lợi dân tộc. Trước đó, các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU) gồm Slovakia, Bulgaria, Cyprus, Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Romania và Thụy Điển, công nhận Nhà nước Palestine. Châu Âu từ lâu vốn ủng hộ thành lập một Nhà nước Palestine, thúc đẩy giải pháp hai Nhà nước tại khu vực này. Mặc dù nhiều nước trong khối EU có quan hệ hợp tác với Israel trong nhiều lĩnh vực như thương mại, tài chính, khoa học, giáo dục, họ không ít lần bày tỏ sự không hài lòng với biện pháp mà Thủ tướng Benjamin Netanyahu làm leo thang cuộc xung đột ở Dải Gaza và khu vực Bờ Tây. Giới chuyên gia nhận định, nếu nhiều nước châu Âu thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với người dân Palestine giống 3 quốc gia trên, EU có thể gây áp lực đáng kể lên lập trường của Washington về việc tư cách nhà nước Palestine chỉ có thể là kết quả của thoả thuận thương lượng với Israel. Trên thực tế, EU đã soạn thảo kế hoạch 10 điểm về giải pháp toàn diện cho cuộc xung đột này. Châu Âu kỳ vọng, nội dung trong kế hoạch sẽ mang lại hoà bình cho Dải Gaza, thành lập Nhà nước Palestine độc lập, bình thường hoá quan hệ Điểm nóng Trung Đông chưa thể hạ nhiệt chừng nào vẫn còn có “bên này hay bên kia” chủ định trục lợi từ việc duy trì điểm nóng hoặc tạo nên điểm nóng mới. H thống Vòm Sắt của Israel đánh chặn tên lửa phóng từ Dải Gaza. Ảnh Reuters. Người dân Israel biểu tình yêu cầu chính phủ chấp nhận đề xuất ngừng bắn mới. Ảnh Euro News.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==