KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG SỐ ĐẶC BIỆT 21/6/2024

32 KỶ NIỆM Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam Số 25 (4339) Thứ Năm (20/6/2024) Giá vàng “nhảy múa” HỒNG QUYÊN Trước khi 4 Ngân hàng Thương mại có vốn Nhà nước bán vàng trực tiếp tới người dân, giá vàng trong nước “sốt nóng”. Đỉnh điểm ngày 10/5, kim loại quý tăng vọt tới 3 triệu đồng trong ngày, dù thế giới đi ngang, lên 92,4 triệu đồng một lượng. Mức này đắt hơn thế giới 20 triệu đồng một lượng. Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội ngày 13/5, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà thừa nhận từ 2022 trở lại đây thị trường vàng trong nước bộc lộ hạn chế, sau thời gian dài ổn định được quản lý theo Nghị định 24/2012. Nguyên nhân, theo ông, chủ yếu do thế giới tăng, đắt thêm 14% từ đầu năm đến nay và nguồn cung trong nước hạn chế. Nhiều biện pháp nhằm ổn định giá vàng Thời gian qua, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có nhiều biện pháp nhằm ổn định giá vàng. Từ ngày 19/4 đến hết 27/5, NHNN tổ chức 9 phiên đấu thầu bán vàng miếng ra thị trường. Trong đó, 6 phiên đấu thầu thành công với tổng khối lượng trúng thầu 48.500 lượng. Ba phiên phải hủy đấu thuần do không có đủ số lượng thành viên tham gia dự thầu... Những giải pháp này đã không phát huy mấy tác dụng, thậm chí thị trường tỏ ra “nhờn thuốc” so với thời điểm trước năm 2013. Nói đúng hơn, đấu thầu vàng thời điểm hiện nay chỉ mang tính “trị liệu tâm lý” cho thị trường, chứ không thể “bình ổn”. Do đó, hôm 27/5, NHNN dừng giải pháp đấu thầu vàng miếng. Tại phiên thảo luận chuyên đề “Phát triển thị trường vàng bền vững trong thế giới bất định” do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức vừa qua, GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, cho rằng, ở góc độ nào đó, việc đấu thầu vàng miếng là tác nhân đẩy giá vàng lên cao hơn. Theo TS Hoàng Văn Cường, việc lấy giá thị trường trong nước làm giá tham chiếu cho các phiên đấu thầu là chưa phù hợp, khó có thể kéo giá vàng trong nước đi xuống khi đơn vị đấu giá trả cao nhất sẽ trúng thầu. Như vậy, giá trúng thầu cao thì bán ra thị trường cũng cao, vô hình trung đẩy giá trị trường lên. Để việc đấu thầu đạt mục tiêu, TS Hoàng Văn Cường cho rằng, NHNN cần nghiên cứu để lấy giá vàng thế giới, cộng với các loại thuế, chi phí cho ra giá tham chiếu. Tại phiên thảo luận tổ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước ngày 23/5, Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XV, TS Hoàng Văn Cường tiếp tục nêu ý kiến rất cần thiết phải xử lý phương thức điều hành để đưa giá vàng trong nước về ngang thế giới. Để làm được điều này, về dài hạn, theo TS Hoàng Văn Cường, phải sửa Nghị định số 24 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, vì chính nghị định này đang sinh ra tác dụng ngược; đồng thời các giải pháp trước mắt cũng cần rất linh hoạt. Cũng thảo luận về giá vàng, đại biểu Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, cho rằng, để thị trường vàng ổn định, không phải lên xuống bất thường như hiện nay, cần sớm bỏ độc quyền vàng miếng và nhập khẩu vàng của NHNN. Cùng đó, sửa đổi bổ sung Nghị định 24 của Chính phủ cho phép doanh nghiệp nhập khẩu vàng nguyên liệu và in vàng miếng dưới sự quản lý chặt chẽ của NHNN. Đồng tình với các ý kiến trên, đại biểu Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV, cho rằng, Nghị định 24/ NĐ-CP về vàng được ban hành từ năm 2012. Sau 12 năm thực hiện, nó có bất cập nên đến lúc cần đúc kết, để sửa đổi nghị định này. “Chúng tôi thấy trong giai đoạn hiện nay cũng nên bỏ độc quyền vàng của Nhà nước và thúc đẩy phát triển vàng thủ công mỹ nghệ. Chúng tôi thấy, do thị trường vàng nguyên liệu, vàng miếng có chênh lệch với thị trường vàng thế giới khá cao nên gây khó khăn cho phát triển vàng thủ công mỹ nghệ”, đại biểu Nguyễn Đình Việt đề nghị. Giải pháp kịp thời, đạt cùng lúc 3 mục tiêu quan trọng Sau khi ra quyết định dừng đấu thầu vàng miếng, ngày 3/6, NHNN tiếp tục triển khai phương án bình ổn thay thế dưới hình thức cấp phép cho 4 Ngân hàng Thương mại có vốn Nhà nước (Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank) và Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn SJC để các đơn vị này bán vàng trực tiếp tới người dân. Trong phiên đầu tiên, giá bán của 5 đơn vị này là 79.980.000 đồng/ lượng, giảm gần 3 triệu đồng/lượng so với phiên trước đó. Ở phiên giao dịch ngày 7/6, giá bán vàng miếng tiếp tục giảm xuống 75.98 triệu đồng/ lượng. Hiện, 16 điểm giao dịch ngân hàng tại Hà Nội và TP HCM bán vàng theo phương thức mới. Tuy nhiên, tại nhiều điểm bán vàng, bắt đầu xuất hiện đối tượng thuê người xếp hàng mua gom với mục tiêu đẩy giá, hưởng chênh lệch, gây bất ổn thị trường và thiệt hại cho nền kinh tế. NHNN đang phối hợp cơ quan công an để xác minh, xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, thao túng thị trường. NHNN khẳng định có đủ nguồn lực và quyết tâm để bình ổn thị trường, kiểm soát mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới ở mức phù hợp. Người dân cần đề cao cảnh giác, tránh bị đối tượng xấu lợi dụng. Giới phân tích nhìn nhận, giải pháp của NHNN đưa ra mới đây kịp thời và phù hợp thị trường trong bối cảnh hiện tại. Bởi với giải pháp này, NHNN sẽ đạt được cùng lúc 3 mục tiêu quan trọng: Tăng tính minh bạch; kiểm soát được giao dịch vàng, từ đó đánh giá đúng thực chất thị trường vàng hiện nay; chấm dứt tình trạng đầu cơ vàng khi xác định được cụ thể khách hàng - người mua vàng thực sự là ai, nhu cầu ra sao việc bán vàng miếng cho các ngân hàng thương mại được giao, sẽ giúp Nhà nước thu được lợi nhuận từ phần chênh lệch giá, thay vì chảy vào túi của giới đầu cơ tư nhân. Câu chuyện giới tài phiệt tìm cách lũng đoạn, thao túng thị trường vàng không phải mới. Thời gian qua, những dấu hiệu thao túng, làm nhiễu loạn giá vàng trong nước đã thể hiện rõ. Hành vi này càng trở nên nguy hiểm hơn khi dự trữ ngoại hối (chủ yếu là đồng USD) đang trở nên cấp thiết hiện nay, là công cụ hữu hiệu để NHNN can thiệp tỷ giá, từ đó giúp điều hành tiền tệ sao cho linh hoạt trong bối cảnh thị trường bên ngoài bất ổn. Rõ ràng, ở khía cạnh nào đó cho thấy, không còn đơn thuần là câu chuyện kinh tế, mà nó đã ảnh hưởng cả an ninh quốc gia (an ninh tiền tệ). Trước tình hình thị trường vàng vẫn có nhiều biến động, bên cạnh các biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn khác, việc áp dụng hóa đơn điện tử để quản lý thị trường vàng cũng được xem là một trong những biện pháp hiệu quả. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính phối hợp NHNN Việt Nam và các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát, thực hiện nghiêm quy định pháp luật về hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế theo từng lần trong hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng, hoàn thành chậm nhất trước ngày 15/6/2024. Xử lý nghiêm, kiên quyết rút, thu hồi ngay giấy phép kinh doanh đối với các doanh nghiệp, đơn vị không thực hiện đúng quy định về hoá đơn điện tử và xử lý theo pháp luật hiện hành. Đồng thời, NHNN phải khẩn trương thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng; xử lý nghiêm hành vi vi phạm quy định pháp luật trong sản xuất, kinh doanh vàng, trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật kịp thời chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an và các cơ quan chức năng theo quy định. Cũng đề cập câu chuyện giá vàng, đại biểu Phạm Đức Ấn, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội khẳng định, giá vàng rất quan trọng, khi có biến động gây ảnh hưởng nhiều đến bài toán về tỷ giá. Nếu đầu tư chạy theo vàng quốc tế, Việt Nam có nguy cơ “vàng hóa” nền kinh tế. Do đó, cần đánh giá nhiều khía cạnh, có chính sách quản lý chặt chẽ thị trường vàng để giảm thiểu ảnh hưởng đến tỷ giá. “Đây là vấn đề kỹ thuật sâu nhưng ở mức độ nhất định, cần trình Chính phủ những giải pháp hữu hiệu hơn để quản lý thị trường vàng, tránh chênh lệch cao giữa thị trường trong nước và thế giới”, đại biểu Phạm Đức Ấn nói. TS Hoàng Văn Cường cho rằng, NHNN cần nghiên cứu để lấy giá vàng thế giới, cộng với các loại thuế, chi phí cho ra giá tham chiếu. Theo đại biểu Phạm Văn Hoà, cần sớm bỏ độc quyền vàng miếng và nhập khẩu vàng của NHNN. Đại biểu Phạm Đức Ấn THỜI CUỘC

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==