KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG SỐ ĐẶC BIỆT 21/6/2024

30 KỶ NIỆM Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam Số 25 (4339) Thứ Năm (20/6/2024) THỜI CUỘC PHÁ ĐẠI ÁN… tạo niềm tin lành mạnh thị trường kinh doanh HẢI NINH THỰC HIỆN Việc triệt phá loạt vụ án kinh tế liên quan Tập đoàn Thuận An, Tập đoàn Phúc Sơn, Vạn Thịnh Phát - SCB, Tân Hoàng Minh, AIC, Sài Gòn - Đại Ninh… đã mang lại những tác động tích cực đến kinh tế nước nhà, niềm tin “sau cơn mưa trời lại sáng”. Trao đổi với Khoa học và Đời sống/Báo Tri thức và Cuộc sống, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội, đều cho rằng, việc triệt phá các đại án kinh tế góp phần làm cho thị trường kinh doanh của Việt Nam được lành mạnh hơn, triệt để thu hồi tài sản cho ngân sách Nhà nước, cảnh báo, răn đe góp phần làm ổn định nền kinh tế. Xử lý triệt để các đại án kinh tế sẽ làm ổn định nền kinh tế O Thời gian qua, Bộ Công an triệt phá nhiều đại án kinh tế, mới nhất là hai vụ Thuận An, Phúc Sơn. Việc này tác động tích cực đến nền kinh tế như thế nào, thưa ông? Ông Lê Như Tiến: Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Bộ Công an đã trực tiếp vào cuộc phanh phui các vụ án kinh tế lớn như Thuận An, Phúc Sơn, Sài Gòn - Đại Ninh, hoặc trước đó là Vạn Thịnh Phát - SCB…Tôi cho rằng, việc này góp phần làm ổn định nền kinh tế. Trước đây, có luồng ý kiến cho rằng, nếu cứ phanh phui vụ án kinh tế, xử lý nghiêm, xử lý mạnh thế này sẽ không còn ai dám làm việc. Tuy nhiên, đó chỉ là quan điểm của số ít. Những quan chức, doanh nghiệp làm ăn chân chính, không đưa, nhận hối lộ, không móc nối trục lợi thì làm sao phải sợ. Cái sợ lớn nhất thời gian qua chính là những kẻ tham nhũng, trục lợi đã băng hoại đạo đức, móc nối đưa, nhận hối lộ, làm ảnh hưởng ổn định và phát triển của nền kinh tế. Trong hai vụ án xảy ra tại Tập đoàn Thuận An, Tập đoàn Phúc Sơn, các doanh nghiệp đã hối lộ, mua chuộc, lợi dụng người có chức vụ, quyền hạn từ mối quan hệ thân quen rồi gây lũng đoạn thị trường, thiệt hại ngân sách Nhà nước. Các doanh nghiệp năng lực vừa phải nhưng đã trúng những gói thầu trị giá hàng nghìn tỷ đồng tại nhiều địa phương trên cả nước, trong khi nhiều doanh nghiệp lớn có năng lực cũng không nhận được dự án lớn đến như thế. Theo tôi, việc triệt phá đại án kinh tế mang lại nhiều tích cực đối với nền kinh tế khi vừa cảnh báo, răn đe, đồng thời thu hồi triệt để tài sản về cho Nhà nước. Mỗi đại án kinh tế như Vạn Thịnh Phát - SCB, chúng ta thu hồi hàng trăm nghìn tỷ bằng tiền và các bất động sản, tài sản khác. Hay vụ Tập đoàn Phúc Sơn, Từ đầu năm đến nay, các cơ quan tố tụng đã khởi tố, điều tra 2.100 vụ với 4.211 bị can; truy tố 2.030 vụ với 4.042 bị can; xét xử sơ thẩm 1.686 vụ với 3.198 bị cáo về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ. Trong đó, khởi tố mới 285 vụ án, 646 bị can về tội tham nhũng. Riêng các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, đã khởi tố mới 2 vụ án với 8 bị can, khởi tố thêm 135 bị can trong 7 vụ án; kết luận điều tra 3 vụ án với 318 bị can; kết luận điều tra bổ sung 2 vụ án với 10 bị can; ban hành cáo trạng truy tố 2 vụ án với 304 bị can; xét xử sơ thẩm 5 vụ án với 140 bị cáo; xét xử phúc thẩm 2 vụ án với 9 bị cáo. Cơ quan chức năng đã khởi tố, điều tra, kiên quyết xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng, tiêu cực, phức tạp, xảy ra đã lâu, liên quan nhiều bộ, ngành, địa phương, như: Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn, Tập đoàn Thuận An; hoàn thành kết luận điều tra, ban hành cáo trạng truy tố vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, các trung tâm đăng kiểm một số địa phương và vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC; hoàn thành xét xử sơ thẩm 2 vụ án trọng điểm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và Tập đoàn Tân Hoàng Minh, mức án rất nghiêm khắc cũng rất nhân văn. Trong đó, lần đầu tiên tuyên phạt tử hình một bị cáo là chủ doanh nghiệp tư nhân về tội “Tham ô tài sản”. Ông Lê Như Tiến Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đến nay, cơ quan điều tra thu giữ trên 300 tỷ đồng, gần 2 triệu USD, trên 500 lượng vàng và hơn 1.000 sổ đỏ các loại. Có thể khẳng định, việc triệt phá các đại án kinh tế góp phần làm ổn định nền kinh tế chứ không phải như ai đó nói phòng, chống tham nhũng làm ảnh hưởng kinh tế. Nếu doanh nghiệp làm nghiêm chỉnh, làm tốt, không hối lộ tham nhũng, làm sao phải đứng trước vòng lao lý, kỷ luật. Trước thực trạng doanh nghiệp sai phạm lớn như thế, chúng ta có để im được không, hay phải làm nghiêm chỉnh để đạt mục tiêu trong sạch đội ngũ, cảnh báo, lấy lại niềm tin của Nhân dân và thu hồi tài sản do tham nhũng mà có, góp phần ổn định kinh tế xã hội, trật tự an toàn xã hội. Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh: Bộ Công an đã triệt phá nhiều vụ án kinh tế lớn, góp phần làm cho thị trường kinh doanh của Việt Nam lành mạnh hơn. Các hành động vi phạm luật pháp trong kinh doanh kinh tế chắc chắn bị kiềm chế. Doanh nghiệp có ý định làm sai phải dè dặt. Đó là tác động tích cực. Mặt khác, cũng cho thấy rõ, khung pháp luật của Việt Nam hiện còn có nhiều chồng chéo, trùng lắp, có mâu thuẫn. Có doanh nghiệp nói rằng, họ dựa theo điều này của luật này như Luật Đầu tư, nhưng lại bị truy xét vì có liên quan Luật Đất đai… Tôi nghĩ, trong bối cảnh đó, Nhà nước nên tổ chức những cuộc tọa đàm, mời chuyên gia về pháp luật, kinh tế cùng doanh nghiệp đối thoại để tích cực sửa đổi, hoàn chỉnh khung pháp luật, làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam công khai, minh bạch, rõ ràng, tạo điều kiện doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Niềm tin “sau cơn mưa, trời lại sáng” O Việc triệt phá các đại án kinh tế trên không chỉ góp phần làm ổn định nền kinh tế mà còn mang lại niềm tin đối với người dân, chuyên gia có ý kiến thế nào? Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh: Triệt phá những đại án kinh tế mang lại niềm tin rất lớn, không chỉ với người dân, mà còn với cộng đồng doanh nghiệp. Sau mỗi đại án, các cơ quan chức năng khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội, góp phần phòng ngừa tham nhũng, Một số bị can bị khởi tố trong vụ án Tập đoàn Phúc Sơn Việc triệt phá đại án kinh tế góp phần từng bước làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế, thị trường tài chính, tiền tệ và giá cả một số mặt hàng quay về giá trị thực..., đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP của đất nước những năm qua. ÔNG LÊ ĐĂNG DOANH Các phương tiện thông tin truyền thông đưa tin rất kịp thời để người dân hiểu rõ hơn thành quả của công cuộc phòng, chống tham nhũng, làm trong sạch đội ngũ, đem lại niềm tin trong Nhân dân. ÔNG LÊ NHƯ TIẾN

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==