KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG SỐ ĐẶC BIỆT 21/6/2024

27 KỶ NIỆM Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam Số 25 (4339) Thứ Năm (20/6/2024) THỜI CUỘC tăng trưởng khả quan còn chậm; một số động lực tăng trưởng truyền thống (như đầu tư tư nhân, tiêu dùng) phục hồi chậm và còn yếu, trong khi thể chế cho các động lực tăng trưởng mới chậm ban hành, thể chế cho kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng còn chậm; doanh nghiệp còn đối mặt nhiều khó khăn; tín dụng tăng chậm, nợ xấu và tỷ giá tăng nhưng trong tầm kiểm soát; thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường BĐS phục hồi chậm… Mục tiêu tăng trưởng quý II và cả năm 2024 có khả quan? O Từ những điểm sáng kinh tế trong quý I, nhiều chuyên gia dự báo GDP Việt Nam tăng trưởng 6% trong quý II, các chuyên gia nhận định thế nào? TS Lê Duy Bình: Trước thống kê về tình hình kinh tế 5 tháng đầu năm khởi sắc, nhiều dự báo được đưa ra về tăng trưởng GDP quý II/2024. Có nhóm chuyên gia nhận định, tăng trưởng GDP quý II/2024 tiếp tục khả quan, có thể đạt 5,9-6,3%, qua đó giúp tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đạt khoảng 5,8-6,2%. Trong khi đó, Ngân hàng UOB cho rằng, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt khoảng 6% trong quý II/2024. Mức tăng trưởng này đạt được dựa trên các hoạt động kinh tế đang đi đúng hướng, dòng vốn đầu tư nước ngoài tích cực, sản xuất, dịch vụ đều trong đà hồi phục. Những số liệu nói lên đà hồi phục của nền kinh tế khá rõ. 5 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,8%; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu tăng trưởng tích cực, lần lượt tăng 16,6%, 15,% và 18,2% so với cùng kỳ năm trước. Giải ngân đầu tư công 5 tháng đạt hơn 22,34% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, đưa được một lượng vốn lớn ra nền kinh tế để hỗ trợ tăng trưởng và phát triển… Từ đó, chúng ta đặt nhiều kỳ vọng về chỉ số tăng trưởng GDP trong quý II. Đồng thời, với những diễn biến đến tháng 5 vừa qua, có thể thấy, việc đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% là khả năng. Tuy nhiên, phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong những tháng cuối năm, bởi tốc độ tăng trưởng đến nay chưa đạt mức như chúng ta mong muốn. Những chỉ dấu cho thấy có thể đạt tốc độ tăng trưởng GDP khá tích cực nhưng con số 6,5% tương đối thách thức trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay. Do đó, cần có biện pháp chặt chẽ, đẩy mạnh hơn nữa, nỗ lực ở tất cả lĩnh vực. TS Nguyễn Minh Phong: Tôi nghĩ khả năng kinh tế Việt Nam quý II/2024 tốt hơn quý I do có nhiều căn cứ. Quý I rất quan trọng, kinh tế có nhiều điểm sáng tăng trưởng như vậy sẽ tạo nền cho sự phát triển tiếp theo. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng trong quý II và cả năm 2024, các nhiệm vụ cũng như khó khăn mà Chính phủ nêu ra, cần được quán triệt để làm tốt nhiệm vụ, giải pháp liên quan. Đặc biệt, cần tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ, cũng như các cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp. Đây là những điểm nhấn quan trọng để thúc đẩy sự tăng trưởng. TS Cấn Văn Lực: Theo dự báo, kinh tế Việt Nam trong quý II và cả TS Cấn Văn Lực TS Nguyễn Minh Phong năm 2024 tăng trưởng cao hơn, lạm phát được kiểm soát trong mục tiêu. Tăng trưởng GDP, với kết quả tăng trưởng khá của quý I, các yếu tố rủi ro bên ngoài được dự báo và trong tầm kiểm soát; các động lực tăng trưởng được khai thác, phát huy hiệu quả cao hơn… Tăng trưởng GDP quý II tiếp tục khả quan, có thể đạt 5,9-6,3%, giúp GDP nửa đầu năm 2024 tăng 5,8-6,2%, cả năm 2024 có thể tăng 6-6,5% (theo kịch bản cơ sở), đạt mục tiêu do Quốc hội và Chính phủ đề ra hoặc khả quan hơn, khoảng 6,5-7% (kịch bản tích cực). Bên cạnh đó, áp lực lạm phát năm 2024 dự báo ở mức cao hơn năm 2023 do yếu tố chi phí đẩy và cả yếu tố cầu kéo. Lạm phát năm 2024 vẫn trong tầm kiểm soát, không đáng quan ngại, nhờ tác động cộng hưởng của các yếu tố hỗ trợ kiềm chế lạm phát. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2024 như trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi đề xuất, kiến nghị Bộ, ngành, địa phương tiếp tục nghiêm túc thực hiện Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ; các chỉ thị, nghị quyết, nghị định gần đây của Quốc hội, Chính phủ; đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tập trung phát huy động lực tăng trưởng truyền thống (xuất khẩu, đầu tư - nhất là đầu tư tư nhân, tiêu dùng); khai thác tốt hơn động lực tăng trưởng mới và cũng là xu thế tất yếu toàn cầu (kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng, liên kết vùng. Đồng thời, nâng cao hiệu quả trong điều hành, phối hợp chính sách, đặc biệt giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác, nhằm thúc đẩy tăng trưởng, ổn định vĩ mô, bình ổn tỷ giá, thị trường tài chính - tiền tệ, đảm bảo an sinh xã hội. Đẩy mạnh triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia và giải ngân đầu tư công, nhất là đối với dự án trọng điểm, có tính lan tỏa cao, đầu tư cơ sở hạ tầng; kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong triển khai. Tập trung phục hồi, phát triển lành mạnh, bền vững thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản và thị trường vàng… O Xin cảm ơn các chuyên gia. Trong bối cảnh này, việc xây dựng chiến lược đầu tư đúng đắn và cân nhắc là rất quan trọng. Nhà đầu tư cần tìm kiếm cơ hội thông qua nghiên cứu sâu về các doanh nghiệp và lựa chọn cổ phiếu dựa trên định giá, đánh giá giá trị công ty. Việc thúc đẩy giải pháp nhằm nâng hạng thị trường chứng khoán cũng có thể là chất xúc tác cho sự tăng trưởng vượt trội so với thị trường khác trong khu vực. Các ngành như ngân hàng và tiêu dùng được kỳ vọng sẽ là điểm sáng trong thị trường chứng khoán năm 2024, tạo đà cho sự phục hồi của thị trường. Tuy nhiên, vẫn có rủi ro, thách thức từ tình hình kinh tế toàn cầu và trong nước. Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Huân - Trưởng bộ môn Thị trường tài chính, Khoa Ngân hàng, Trường Kinh doanh UEH - áp lực tỷ giá trong quý I/2024 do đồng USD mạnh lên và nhu cầu nhập khẩu tăng có thể gây khó khăn ngắn hạn. Nhà đầu tư cần kiên nhẫn và kiên định trong chiến lược đầu tư, luôn sẵn sàng đối mặt biến động của thị trường. Các công ty quản lý quỹ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra kết cấu thị trường đầu tư tài chính ổn định, lành mạnh. Thông qua việc đẩy mạnh, nâng cao vai trò của họ, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể phát triển tốt về chất lượng, mang lại cơ hội đầu tư bền vững cho nhà đầu tư. Dòng vốn FDI bùng nổ sẽ biến Việt Nam thành trung tâm xuất khẩu sản phẩm sản xuất tiếp theo. Khi áp dụng hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được nâng hạng, bước vào chu kỳ tăng trưởng vững chắc hơn. Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024 có nhiều động lực để phát triển, đón đầu làn sóng tăng trưởng mới. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần có chiến lược đầu tư đúng đắn và thận trọng, đồng thời hiểu rõ thách thức, cơ hội trước mắt. Việc thúc đẩy giải pháp nâng hạng thị trường, cùng sự hỗ trợ từ các công ty quản lý quỹ, sẽ giúp thị trường phát triển bền vững, mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư trong dài hạn. Chiến lược đầu tư đúng đắn và thận trọng

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==