KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG SỐ ĐẶC BIỆT 21/6/2024

26 KỶ NIỆM Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam Số 25 (4339) Thứ Năm (20/6/2024) THỜI CUỘC Kinh tế Việt Nam nhiều điểm sáng, TÂM ĐỨC THỰC HIỆN Việt Nam khởi đầu năm 2024 với kết quả tích cực, thể hiện qua mức tăng trưởng 5,66% quý I. Đây là mức tăng trưởng mạnh nhất quý I kể từ năm 2020. Các chuyên gia nhận định, kinh tế Việt Nam tăng trưởng khoảng 6% trong quý II/2024. TS Lê Duy Bình, Giám đốc Điều hành Economica Vietnam; TS Nguyễn Thị Việt Nga - Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương; chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia và Ủy viên Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (VNCPEC) đều đánh giá những điểm sáng kinh tế trong quý I/2024 tiếp tục khẳng định triển vọng tích cực về quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của đất nước. Các chuyên gia kỳ vọng GDP quý II tăng trưởng 6%. Kinh tế 5 tháng đầu năm 2024 có nhiều điểm sáng O Theo số liệu mới nhất do Tổng cục Thống kê công bố, kinh tế Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2024 tiếp tục có nhiều điểm sáng. Chuyên gia nhận định thế nào về kết quả ấn tượng này? TS Lê Duy Bình: Số liệu mới nhất do Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, triển vọng tích cực về quỹ đạo tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Theo những chỉ số vừa công bố, sản xuất bắt đầu phục hồi, đây là dấu hiệu tốt. Dấu hiệu phục hồi thể hiện qua chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 5/2024 tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, xuất khẩu hàng hóa ghi nhận tháng thứ ba tăng trưởng hai con số với mức tăng 15,8% so với cùng kỳ tháng 5 (từ mức 10,6% trong tháng 4), trong khi nhập khẩu tăng 29,9% so với cùng kỳ (từ 19,9% trong tháng 4). Đáng chú ý, nhập khẩu gia tăng, đặc biệt là nhập nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất trong nước, hỗ trợ gia tăng năng lực sản xuất của các ngành, hàng trong nước. Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) kể từ đầu năm tăng 7,8% so với cùng kỳ, lên 8,3 tỷ USD trong tháng 5, nhanh nhất trong giai đoạn 5 tháng kể từ năm 2018, đứng sau kết quả dòng vốn vào kỷ lục 23,2 tỷ USD năm 2023. Số liệu từ Tổng Cục thống kê cũng cho hay, trong 5 tháng đầu năm, lượng khách quốc tế đến nước ta đạt gần 7,6 triệu lượt người, tăng 64,9% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2019 (chưa xảy ra dịch Covid-19). Tổng doanh số bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,7% so với cùng kỳ trong tháng 5, được hỗ trợ bởi lĩnh vực dịch vụ nhà hàng và lưu trú (15,1% so với cùng kỳ) và du lịch (45,1% so với cùng kỳ). Đây là những điểm sáng kinh tế 5 tháng đầu năm 2024. Bên cạnh đó, một số chỉ số khác như Nhà quản trị mua hàng (PMI) cho lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tăng tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 5, ở mức 50,3 điểm. Đây là lần tăng thứ tư tích cực trong 5 tháng đầu năm. Ngoài ra, con số về số lao động đang làm việc trong doanh nghiệp công nghiệp cũng tăng tích cực… Những điểm sáng trên cho thấy, kinh tế Việt Nam đang phục hồi khá tích cực sau 5 tháng đầu năm, triển vọng tốt để đạt được tăng trưởng GDP năm 2024. Tuy nhiên, tôi cho rằng, chúng ta cần chú ý trong các chỉ số vừa được công bố như chỉ số giá tiêu dùng cao, áp lực lạm phát rất lớn. Lạm phát hiện trong tầm kiểm soát nhưng phải theo dõi, chú ý biện pháp kiểm soát lạm phát. Bên cạnh đó, cũng theo số liệu thống kê, đầu tư tư nhân chưa phục hồi mạnh mẽ. Nếu được phục, nó sẽ đóng góp tốt hơn cho tổng cầu của nền kinh tế và tăng trưởng GDP. Về giải ngân vốn đầu tư công, tổng nguồn vốn giải ngân của toàn quốc tương đối tốt, nhưng theo báo cáo mới đây của Bộ Tài chính, còn một số ngành, địa phương giải ngân vốn đầu tư công tương đối thấp. Đây là điểm phải chú ý, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công tốt hơn để đóng góp cho tăng trưởng của nền kinh tế. TS Nguyễn Thị Việt Nga: Tôi quan tâm chỉ tiêu tăng trưởng GDP những tháng đầu năm 2024. Đây là con số thể hiện khá rõ “sức khỏe” của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế Việt Nam với độ mở lớn, đang chịu sự tác động bởi sự phức tạp của tình hình kinh tế, chính trị thế giới. Theo đó, tăng trưởng GDP quý I/2024 đạt 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020, 2021, 2022 và 2023, tăng hơn so với kịch bản điều hành của Chính phủ đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP. Đây là điểm sáng trong bức tranh kinh tế ở giai đoạn hiện tại, tiềm ẩn khó khăn, thách thức. Bên cạnh đó, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tính đến ngày 30/4/2024 đạt 17,46% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ năm 2023. Điều này thể hiện rõ sự nỗ lực của các cấp, ngành và địa phương ngay từ những tháng đầu năm nay. TS Cấn Văn Lực: Như báo cáo mà tôi và nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đã công bố, kinh tế quý I /2024 ghi nhận 8 điểm sáng. Trong đó, Quốc hội, Chính phủ đẩy nhanh hoàn thiện thể chế, quyết liệt giải quyết những vướng mắc, điểm nghẽn, thúc đẩy tăng trưởng; GDP quý I tăng trưởng cao nhất trong vòng 5 năm, đạt 5,66%, cao hơn mức đưa ra trong Nghị quyết 01; một số động lực tăng trưởng truyền thống cho thấy đà phục hồi khá đồng đều như thu hút và giải ngân vốn FDI tiếp tục tăng trưởng tích cực, giải ngân vốn đầu tư công được thúc đẩy và cải thiện rõ rệt, sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi; Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát; mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm, góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế; tín dụng đang tăng trở lại; thu Ngân sách Nhà nước tăng khá cùng đà phục hồi của sản xuất, tiêu dùng; công tác quy hoạch, đầu tư kết cấu hạ tầng hiện đại tiếp tục được quan tâm thúc đẩy; hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam vẫn đối mặt 6 rủi ro, thách thức chính, như rủi ro, thách thức từ bên ngoài vẫn hiện hữu; cơ cấu lại nền kinh tế, giải ngân một số cấu phần của 3 chương trình mục tiêu quốc gia TS.Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam Ảnh minh họa TS Nguyễn Thị Vi t Nga Năm 2024, thị trường chứng khoán Việt Nam đang đón đầu làn sóng tăng trưởng mới với nhiều triển vọng và thách thức. Các nhà đầu tư, cả cá nhân và tổ chức, đang cân nhắc kỹ lưỡng để xây dựng chiến lược đầu tư hợp lý trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hồi phục từ đại dịch và những biến động chính trị địa phương. Thị trường chứng khoán Việt Nam được dự báo phục hồi tích cực từ quý II/2024, bước vào chu kỳ tăng trưởng mới kéo dài 5 năm (2024 - 2028). Môi trường lãi suất thấp, sự ổn định của tỷ giá USD/VND và dòng vốn FDI gia tăng là những yếu tố chính thúc đẩy sự phục hồi này. Các doanh nghiệp niêm yết có thể hưởng lợi từ sự hồi phục của kinh tế và tiêu dùng trong nước. Thêm vào đó, thị trường chứng khoán Việt Nam có triển vọng được nâng hạng, vốn đầu tư nước ngoài tăng, dòng tiền của nhà đầu tư đổ vào kênh dẫn vốn này. Chứng khoán sẽ hồi phục trong năm nay?

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==