KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG SỐ ĐẶC BIỆT 21/6/2024

24 KỶ NIỆM Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam Số 25 (4339) Thứ Năm (20/6/2024) NHÀ QUẢN TRỊ - NHÀ KHOA HỌC - NHÀ BÁO 6 nhà khoa học Việt Nam được Viện Hàn lâm Khoa học Nga vinh danh THANH BÌNH Trong số 6 viện sĩ người Việt được Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAS) vinh danh vừa qua, 4 nhà khoa học thuộc Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). Đó là GS.VS, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, Chủ tịch đầu tiên của VUSTA; GS.VS Nguyễn Văn Hiệu từng là Phó Chủ tịch VUSTA, Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam; GS.TSKH.VS Đặng Vũ Minh, Chủ tịch VUSTA, hiện là Chủ tịch danh dự của VUSTA; GS.VS Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam. 1. GS.VS Trần Đại Nghĩa (19131997) là nhà khoa học kiệt xuất, được mệnh danh “cha đẻ” của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Với những cải tiến, sáng chế của GS Trần Đại Nghĩa, vũ khí của Việt Nam có sức công phá lớn, trở thành nỗi khiếp sợ của quân thù. Những loại súng lớn, súng phóng bom, mìn nổ chậm… với thương hiệu “made in Vietnam”, “made by Tran Dai Nghia” khiến đối phương kinh hoàng, giới quân sự quốc tế vô cùng thán phục. Ngày 20/11/1948, GS Trần Đại Nghĩa được phong quân hàm Thiếu tướng khi 35 tuổi. Năm 1952, ông được phong danh hiệu Anh hùng Lao động đợt đầu tiên của Việt Nam. Đó cũng chính là năm ông được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga). Năm 1983, GS.VS Trần Đại Nghĩa trở thành Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và là Chủ nhiệm Báo Khoa học và Đời sống. Năm 1996, GS.VS Trần Đại Nghĩa vinh dự được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt một về Cụm công trình nghiên cứu và chỉ đạo kỹ thuật chế tạo (Bazooka, súng không giật SKZ, đạn bay). Ông còn được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất. 2. GS.VS Nguyễn Khánh Toàn (1905 - 1993) là nhà giáo, nhà khoa học chuyên về lĩnh vực sử học. Ông có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng nền giáo dục và khoa học xã hội Việt Nam. Ông cũng được biết đến như một trong những người đầu tiên đề xuất nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh. Với kiến thức vừa bao quát, vừa chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực sử học, văn học, triết học, giáo dục học, ông có nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết chứa đựng giá trị văn hóa, tinh thần, tư tưởng lớn lao. Công trình “Vài nhận xét về thời kỳ cuối nhà Lê đến nhà Nguyễn Gia Long” và “Vấn đề dân tộc trong cách mạng vô sản” của ông đã được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh. GS Nguyễn Khánh Toàn được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô và Viện Hàn lâm Khoa học Cộng hòa Dân chủ Ðức trước đây. 3. GS.VS Nguyễn Văn Hiệu (1938 - 2022) là nhà khoa học chuyên nghiên cứu về vật lý lý thuyết và vật lý toán học. Ông nguyên là Viện trưởng Viện Vật lý, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Vật liệu Việt Nam và nguyên Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ông còn là hiệu trưởng sáng lập Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. GS.VS Nguyễn Văn Hiệu được trao tặng nhiều giải thưởng về khoa học uy tín trong nước và thế giới như giải thưởng Lenin về Khoa học và Kỹ thuật năm 1986, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt một về khoa học và kỹ thuật năm 1996. Năm 1982, GS Nguyễn Văn Hiệu được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Năm 1984, GS Nguyễn Văn Hiệu được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới thứ ba, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Czech. 4. GS.VS Nguyễn Duy Quý (1932 - 2022) là nhà khoa học nghiên cứu về triết học. Ông nguyên là Giám đốc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga; Giáo sư danh dự Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc. Ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất; Huân chương Lao động hạng Nhất; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhì; Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và các huân, huy chương cao quý khác. 5. GS.TSKH.VS Đặng Vũ Minh là nhà khoa học nghiên cứu về lĩnh vực hóa học, ông có nhiều công trình nghiên cứu về đất hiếm. Ông nguyên là Viện trưởng Viện Hoá học, nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ Vũ trụ, nguyên Giám đốc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, nguyên Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; Viện sĩ nước ngoài Viện Hàn lâm Khoa học Nga; nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; Chủ tịch danh dự Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. GS Đặng Vũ Minh được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, Huy chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì, Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ. 6. GS.VS Trần Đình Long là “cha đẻ” của 26 giống cây trồng mới, trong đó có 10 giống đậu tương, 6 giống lạc mới và 4 giống đậu xanh được công nhận là giống quốc gia. Hai giống được cấp bằng bảo hộ quyền tác giả là Lạc L23 và Đậu tương ĐT26. Ông được trao bằng Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Nông nghiệp toàn Liên bang Nga năm 1993. GS Trần Đình Long từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như: Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng Việt Nga, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ, Phó viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam và nay là Chủ tịch Hội giống cây trồng Việt Nam, Ủy viên Trung ương Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Ủy viên Trung ương Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Với những cống hiến của mình, GS.VS Trần Đình Long đã nhận nhiều giải thưởng như Giải thưởng quốc tế về quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên năm 1995; Giải thưởng “Doreen Mashler” về cải tiến năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam năm 2004; Giải thưởng quốc tế về tài nguyên thiên nhiên châu Á năm 2005; 6 Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. GS.VS Trần Đại Nghĩa (1913-1997) GS.VS Nguyễn Khánh Toàn (1905 - 1993) GS.VS Nguyễn Văn Hi u (1938 - 2022) GS.VS Nguyễn Duy Quý (1932 - 2022) GS.TSKH.VS Đặng Vũ Minh GS.VS Trần Đình Long Vi n Hàn lâm Khoa học Nga

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==