KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG SỐ ĐẶC BIỆT 21/6/2024

19 KỶ NIỆM Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam Số 25 (4339) Thứ Năm (20/6/2024) NHÀ QUẢN TRỊ - NHÀ KHOA HỌC - NHÀ BÁO cảm ơn cuộc đời và số phận đưa đẩy mình trở thành người thầy, nhà khoa học. Tôi thấy may mắn và tự hào”, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức nói. Năm 1984, tốt nghiệp xuất sắc ngành Toán cơ tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội), GS Nguyễn Đình Đức được chuyển tiếp nghiên cứu sinh tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva mang tên Lômônôxốp. Năm 1991, bảo vệ xong tiến sĩ Toán Lý, ông được nhà trường giữ lại làm thực tập sinh, rồi làm tiến sĩ khoa học. Năm 1997, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học về kỹ thuật tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Với những thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học, năm 1999, khi mới 36 tuổi, ông được bầu là thành viên nước ngoài - Viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Tự nhiên Nga. Về nước, GS Nguyễn Đình Đức được phân công làm giảng viên của Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ những bước đầu tiên trên con đường của nhà giáo, nhà khoa học, ông đối mặt, vượt qua biết bao khó khăn, thử thách. Cũng từ cơ duyên này, ông gắn bó với nghề giáo, nghiên cứu khoa học, dần có được tình yêu, niềm đam mê và thành công với công việc của mình. GS Đức đã đào tạo nhiều học trò tài năng, kiên trì, bền bỉ làm nên một trường phái khoa học về Vật liệu và kết cấu tiên tiến của Đại học Quốc gia Hà Nội, của Việt Nam vươn tầm quốc tế. Nhiều học trò của GS Đức cũng trở thành giảng viên của các trường đại học lớn trong cả nước. Chính họ lại tiếp nối sự nghiệp của thầy - truyền nhiệt huyết, thắp sáng ước mơ, lan tỏa tri thức, tình yêu và những điều tốt đẹp tới các thế hệ học trò mai sau. Là người trải nghiệm công tác báo chí ở các môi trường trong và ngoài nước, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho hay, mỗi công việc, môi trường đều có đặc thù. Tuy nhiên, sự nghiêm túc, trách nhiệm, chỉn chu, chính xác, nghiêm cẩn, khách quan, trung thực… là những điểm ông nhận thấy rất rõ trong môi trường làm việc ở lĩnh vực báo chí. Đối với cá nhân ông, một nhà báo cần có tâm và tầm. Trong đó, cái tâm rất quan trọng. Một bài viết có tâm sẽ giúp động viên, khích lệ, lan tỏa điều tốt đẹp. Một bài viết có tầm định hướng cho sự phát triển. “Những thế hệ học trò tiếp nối hoài bão và lý tưởng của tôi trong học thuật và trong sự nghiệp trồng người. Với tôi, đó có thể coi là thành công nhất, tự hào nhất của cuộc đời”, GS Nguyễn Đình Đức cho hay. Khi được hỏi về những trăn trở, ông cho biết, những năm qua, rất nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nhân tài, các nhóm nghiên cứu mạnh để khoa học công nghệ Việt Nam hội nhập thế giới. Từ bài học của những nước đi trước như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản… cho thấy, để đất nước phát triển, quan trọng nhất ở hai yếu tố đột phá là chất lượng nguồn nhân lực và khoa học công nghệ. Mong ước, trăn trở lớn nhất của GS Nguyễn Đình Đức là làm sao để giáo dục Việt Nam ngày càng nâng cao được chất lượng, đào tạo được những con người có tài, đức, đặc biệt là có hoài bão, tâm nguyện chấn hưng đất nước. “Cùng đó, khoa học công nghệ Việt Nam tiếp tục được đầu tư, quan tâm thỏa đáng với những chính sách quyết liệt, mạnh mẽ và kịp thời, để thế hệ trẻ của Việt Nam có thể đóng góp và mau chóng đưa đất nước phát triển vượt bậc, theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới”, GS Nguyễn Đình Đức bày tỏ. Chính học trò là động lực rất lớn cho tôi có được tình yêu nghề. Mỗi học trò là một cuộc đời, một hoàn cảnh, một hoài bão. Khi những bài giảng của tôi truyền được cho các em ngọn lửa đam mê, tiếp cho các em niềm tin với cuộc đời và động lực đến với khoa học, nhiều thế hệ học trò đã thành công, trở thành nhà khoa học thành danh. Với tôi, đó là điều hạnh phúc nhất. GS.TSKH NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC GS.TSKH Nguyễn Đình Đức và các thế h học trò, hầu hết là tiến sĩ.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==