KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG SỐ ĐẶC BIỆT 21/6/2024

18 KỶ NIỆM Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam Số 25 (4339) Thứ Năm (20/6/2024) NHÀ QUẢN TRỊ - NHÀ KHOA HỌC - NHÀ BÁO GS.TSKH NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC: Chuyện thú vị về nhà khoa học cũng là nhà báo MAI LOAN Thật thú vị khi GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, thành viên Hội đồng biên tập Tạp chí quốc tế về Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ (top 5% thế giới) và một số tạp chí khoa học quốc tế uy tín khác cũng là một nhà báo. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) - cho hay, bên cạnh làm khoa học, ông đồng thời là nhà báo, đã có thẻ nhà báo hơn 20 năm. Vì thế, với nghề báo, ông có sự trải nghiệm và am hiểu nhất định. Vinh dự đi cùng áp lực Đầu tháng 3/2024, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức là thành viên Hội đồng biên tập Tạp chí quốc tế về Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ (Journal of Aerospace Science and Technology), Nhà xuất bản Elsevier. Đây là một trong những tạp chí quốc tế có trong danh mục SCI index (top 5%), rất uy tín và chất lượng cao hàng đầu thế giới trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và Công nghệ hàng không - vũ trụ. Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Hội đồng biên tập của tạp chí này gồm 10 nhà khoa học đến từ nhiều nước, trong đó có Mỹ, Anh, Nhật Bản... GS Nguyễn Đình Đức là người Việt Nam duy nhất tham gia Hội đồng. “Điều đó thể hiện uy tín, vị thế của khoa học Việt Nam trên bản đồ thế giới. Đồng thời, đây cũng là niềm vinh dự của cá nhân, sự động viên, cổ vũ dấn thân không chỉ với tôi, mà còn với nhà khoa học trẻ, các thế hệ học trò. Tôi cũng không nghĩ đến một ngày mình có vinh dự này”, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức nói. Tuy nhiên, đi cùng vinh dự là những áp lực, thử thách. Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, những công trình gửi tới tạp chí đều là kết quả nghiên cứu mới nhất ở lĩnh vực rất khó của chuyên gia trên khắp thế giới về kỹ thuật hàng không, vũ trụ. Thành viên Hội đồng biên tập có vai trò quyết định đối với việc xuất bản, phải có kiến thức rộng và chuyên ngành sâu. Bên cạnh đó, cần phải xây dựng được mạng lưới kết nối với nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu của quốc tế trong lĩnh vực này. Bởi với yêu cầu kiến thức sâu rộng như vậy, một nhà khoa học không thể đảm đương được, cần sự phối hợp của nhiều nhà khoa học khác. Hơn nữa, người “cầm cân nảy mực” phải luôn đảm bảo khách quan, công bằng, minh bạch trong công tác xét duyệt, đánh giá. Chính vì vậy, theo GS Nguyễn Đình Đức, “đây là công việc vừa tự hào, vinh dự, nhưng cũng đầy khó khăn, áp lực”. Nhà khoa học có thẻ nhà báo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho hay, công việc của thành viên Hội đồng biên tập tạp chí khoa học top 5% thế giới cũng có những điểm giống nhà báo. Trong đó, điểm quan trọng là yêu cầu về kiến thức tổng quan để xử lý thông tin, dữ liệu ban đầu (với nhà báo là thông tin, còn nhà khoa học là đóng góp mới của công trình nghiên cứu). Để có kiến thức này, GS Đức phải đọc rất nhiều, cả kinh nghiệm, kiến thức và trao đổi với chuyên gia (giống nhà báo cũng phải tiếp nhận, xác thực thông tin từ nhiều nguồn, nhiều chiều). Điểm thứ hai là yêu cầu về tính chính xác, khách quan. Tạp chí khoa học cũng là hình thức báo chí, công bố thông tin tới toàn xã hội. Hơn thế, đó là thông tin khoa học, đòi hỏi tính chính xác, trung thực, khách quan càng cao. “Tôi hiểu những điều đó bởi bản thân cũng là nhà báo. Năm 2004, tôi được phân công làm Trưởng ban Biên tập Tạp chí Toán Lý của Đại học Quốc gia Hà Nội, đến 2005 được cấp thẻ nhà báo. Bên cạnh công tác biên tập, tôi viết nhiều bài về quản lý giáo dục, đào tạo, tuyển sinh, bảo đảm chất lượng, hoạt động khoa học công nghệ, xây dựng chính sách như một nhà báo. Đến nay, tôi có thâm niên 20 năm trong nghề báo. Điều này giúp cá nhân không bỡ ngỡ khi tiếp nhận công việc của một thành viên Hội đồng khoa học của tạp chí khoa học chuyên ngành của quốc tế”, GS Nguyễn Đình Đức tâm sự. Là nhà khoa học, đồng thời cũng là nhà báo, GS Nguyễn Đình Đức hiểu rõ vai trò của báo chí. Ông cho rằng, báo chí có vai trò rất quan trọng, đặc biệt ở lĩnh vực khoa học. Hiện nay, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ nhưng không thể thay thế được báo chí. Báo chí cung cấp thông tin được kiểm chứng, khách quan, từ đó định hướng đúng đắn cho sự nhận thức và phát triển. Ở lĩnh vực khoa học, báo chí truyền đạt thông tin về kết quả nghiên cứu, trong đó có những thống kê, cập nhật kết quả mới, hướng nghiên cứu mới. Nhờ vây, cộng đồng khoa học Việt Nam nắm bắt được lĩnh vực, hướng nghiên cứu mới để hội nhập thế giới. Đồng thời, cũng qua công bố khoa học, thế giới biết đến Việt Nam, thể hiện sự đóng góp của khoa học công nghệ Việt Nam với thế giới. “Tôi cho rằng, vai trò của báo chí luôn rất quan trọng. Trước đây là báo in, giờ chuyển dần sang báo điện tử, tuy hình thức khác nhau, vị thế, vai trò của báo chí và trách nhiệm của nhà báo không thay đổi”, GS Nguyễn Đình Đức khẳng định. Hạnh phúc nhất của người thầy, nhà khoa học Là người thầy được nhiều thế hệ học trò yêu quý, nhà khoa học gặt hái các thành tựu, thành viên của Hội đồng biên tập nhiều tạp chí uy tín, nhưng GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho hay, ông vốn không bao giờ nghĩ mình sẽ theo con đường trở thành nhà giáo hay nhà khoa học. Có điều, từ khi GS Đức còn trẻ, tấm gương của những nhà khoa học đã có ảnh hưởng rất lớn với ông. “Tôi GS.TSKH Nguyễn Đình Đức sinh năm 1963, là một trong những nhà khoa học đầu ngành, có tầm ảnh hưởng quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực Cơ học và Vật liệu composite. Đến nay, ông công bố gần 400 công trình khoa học, trong đó có hơn 200 bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín. Theo kết quả xếp hạng, các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất trên thế giới của tạp chí PLoS Biology, Mỹ, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức là một trong 2 nhà khoa học Việt Nam đang làm việc trong nước liên tục lọt top 10.000 trong 5 năm liên tiếp (từ năm 2019 đến nay) và lọt top 100 (đứng thứ 85 trong danh sách các nhà khoa học hàng đầu thế giới ở lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ - Engineering and Technology) năm 2023. GS Nguyễn Đình Đức còn là thành viên của Hội đồng biên tập của 10 tạp chí quốc tế uy tín, được mời báo cáo tại phiên toàn thể của nhiều hội nghị quốc tế lớn trên thế giới. Khoa học công nghệ chính là chiếc đũa thần để đất nước phát triển nhanh chóng, nắm bắt được những cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và Việt Nam cũng không ngoại lệ. GS.TSKH NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công ngh (Đại học Quốc gia Hà Nội). GS.TSKH Nguyễn Đình Đức làm vi c với sinh viên trong Nhóm nghiên cứu.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==