KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG SỐ ĐẶC BIỆT 21/6/2024

17 KỶ NIỆM Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam Số 25 (4339) Thứ Năm (20/6/2024) Báo chí càng phải nhân văn của những nhà báo, một tác phẩm báo chí được trình bày ấn tượng, với sự “góp mặt” không chỉ của chữ viết, hình ảnh (tĩnh, động, biểu bảng), mà còn có video, audio, được bạn đọc tương tác trực tiếp, chia sẻ rộng rãi trên khắp diễn đàn với tốc độ chóng mặt. Không ít tòa soạn bước đầu đã xây dựng thành công tòa soạn hội tụ, phát triển đa phương tiện, đa loại hình trong thống nhất và có những dạng thức báo chí mới. Ví dụ, nhóm 6 cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện được Nhà nước giao nhiệm vụ gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội Nhân dân, Báo Công an Nhân dân đều có tiềm lực mạnh, về cơ bản sẽ thực hiện chuyển đổi số nhanh. Tuy nhiên, với một số cơ quan báo chí, nhất là nhóm tự chủ tài chính, dù nhận thức về chuyển đổi số của lãnh đạo đã có chuyển biến tích cực nhưng từ nhận thức sang hành động thực tế vẫn còn khoảng cách. Khó khăn về kinh tế khiến họ lúng túng khi tiếp cận, giải quyết vấn đề, chưa xác định được lộ trình hiệu quả, khả thi đối với tòa soạn của mình. Để khắc phục tình trạng này và “không báo nào bị bỏ lại phía sau”, tôi nghĩ, Chính phủ nên dành kinh phí hỗ trợ cần thiết, Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý, từ đó xây dựng nền tảng chung đủ mạnh để các cơ quan báo chí có thể cùng sử dụng. Giải pháp công nghệ không quá khó, quan trọng cần chủ trương và nguồn kinh phí, cách làm phù hợp. Trong khi đó, các toà soạn cũng nên “tự thân vận động”, tìm kiếm giải pháp, có thể hợp lực với nhau, cùng đóng góp kinh phí, chia sẻ nhân sự, kinh nghiệm để có nền tảng chung ở thời gian đầu còn nhiều khó khăn mà từng cơ quan báo chí riêng lẻ chưa tự xử lý được. Tạo bản sắc riêng từ… tôn chỉ, mục đích O Một trong những vấn đề được các cơ quan quản lý báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam, toà soạn báo thảo luận sôi nổi gần đây là tôn chỉ, mục đích. Không ít ý kiến cho rằng, một số địa phương vận dụng máy móc quy định về tôn chỉ, mục đích, làm hạn chế hoạt động của báo chí. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào? Đúng là hiện nay còn cách hiểu, vận dụng tôn chỉ, mục đích khác nhau giữa cơ quan quản lý báo chí và các toà soạn. Dưới góc độ quản lý, chúng ta không nên hiểu cứng nhắc về tôn chỉ, mục đích, để “làm khó” báo chí. Áp dụng quy định để báo chí làm đúng và quan trọng là thúc đẩy phát triển, chứ không phải hạn chế sức mạnh của truyền thông. Tôi nghĩ nên có những cuộc hội thảo, bàn bạc, thống nhất để các bên thông hiểu, phối hợp thực hiện đồng bộ. Theo đó, báo ngành, địa phương, hiệp hội có những không gian nhất định trong hoạt động nghiệp vụ, thể hiện chính kiến của mình về những vấn đề cơ bản của đời sống xã hội. Điều quan trọng nhất là báo chí phải đúng chức năng, đúng hướng, đúng mực, thật sự có ích cho xã hội. Phía cơ quan báo chí cũng phải chủ động xây dựng bản sắc của mình chính từ… tôn chỉ, mục đích. Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ hiện nay, các nền tảng mạng xã hội “mọc” lên ở khắp nơi, robot cũng tham gia viết tin, bài, sản xuất sản phẩm truyền thông, báo chí càng phải thể hiện rõ giá trị cốt lõi của mình. Tôn chỉ, mục đích là nền tảng của những giá trị cốt lõi, tạo ra dấu ấn và bản sắc riêng của cơ quan báo chí. Đây là câu chuyện đầu tư trọng điểm, “chen ngang vượt lên” ở lĩnh vực hẹp có thể tạo ra bản sắc, chứ không thể đủ nguồn lực “dàn hàng ngang mà tiến”, coi mình là “số một” trên mọi mặt. Thêm nữa, việc tạo ra bản sắc riêng còn tạo hiệu ứng tốt đến kinh tế báo chí. Dù ở Việt Nam chỉ mới có một số cơ quan báo chí thực hiện thu phí nội dung trên báo điện tử như Vietnamplus, VietNamNet, Tạp chí Ngày Nay, Người Lao Động…, tôi cho rằng thu phí nội dung trên báo điện tử rất chính đáng, cần thiết và công bằng. Rất hoan nghênh một số đơn vị đi đầu trong lĩnh vực này, đã đưa ra thông điệp mạnh mẽ về việc tự tin chất lượng sản phẩm của mình trước xã hội. Rõ ràng, muốn bán được “hàng hoá”, sản phẩm của bạn phải chất lượng, có thương hiệu - bản sắc và phù hợp nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, hoạt động thu phí hiện nay còn khá lẻ loi, mới như một hiện tượng, chứ chưa thành xu thế ở Việt Nam. Lúc này, đây cũng là hướng đi các báo nên xem xét bởi cùng thực hiện chuyển đổi số, báo chí sẽ có những sản phẩm chất lượng để thu phí được. Những nội dung chuyên sâu, chuyên biệt mang tính bản sắc riêng sẽ vừa giúp cơ quan báo chí thu phí từ bạn đọc, vừa thực hiện tốt tôn chỉ, mục đích được giao. O Trong bối cảnh báo chí gặp khó khăn về kinh tế, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn không chỉ đến từ mạng xã hội, mà ngay cả giữa các toà soạn, các báo cần phát triển theo hướng nào, thưa ông? Trong một thời gian dài, nhiều cơ quan báo chí chạy theo tốc độ đưa tin, lấy view, visitor là tiêu chí để tính nhuận bút, đánh giá chất lượng tin bài, hiệu quả hoạt động của phóng viên. Tư duy đơn thuần là lượng truy cập cao sẽ có nguồn thu từ quảng cáo, hợp đồng truyền thông. Tôi nghĩ, đó là định hướng chưa phù hợp. Thực tế thời gian qua cho thấy, với phần đông cơ quan báo chí, view cao cũng không có quảng cáo, truyền thông đủ để toà soạn tự sống, dẫn đến nhiều đơn vị phải cắt giảm nhân sự, giảm lương, nhuận bút... Trong khi đó, ngay từ đầu, không xây dựng tường thu phí trên báo điện tử, việc đọc miễn phí lâu dần tạo thành thói quen xã hội tiêu dùng không trả tiền, cơ quan báo chí mất nguồn thu, nhà báo không sống được bằng nghề. Từ đó, dẫn đến chất lượng trên báo điện tử thấp, “mặc đồng phục” chung chung, không có bản sắc riêng. Chúng ta cần có sự chuyển hướng mạnh mẽ, từ chạy đua tốc độ đưa tin với mạng xã hội, sang làm chuyên sâu, chuyên biệt với báo chí giải pháp, phân tích, trí tuệ. Mạng xã hội là chợ thông tin khổng lồ, ở đó, tốt, xấu, sự thật, nửa sự thật đều có. Báo chí phải là câu trả lời cho các vấn đề mạng xã hội nêu ra, bằng cách chọn lọc, thẩm định, phân tích đa chiều để tìm ra bản chất sự thật. Đặc biệt, giải pháp để thực hiện vấn đề đó như thế nào. Tính chuyên nghiệp, độ tin cậy, trách nhiệm cao, đạo đức của người làm báo là những điều báo chí vượt trội mạng xã hội. O Xin cảm ơn nhà báo Hồ Quang Lợi! Sự chính trực của báo chí - cốt lõi của đạo đức làm nghề Nhân 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng (21/6/1925 - 21/6/2024), ông có nhắn nhủ gì với những nhà báo trẻ hôm nay? Tôi mong mỗi nhà báo luôn “ mắt sáng, lòng trong, bút sắc”, giữ vững sự chính trực - cốt lõi của đạo đức làm nghề. Chính trực là thấy cái đúng, cái tốt bị tấn công, phải bảo vệ. Chính trực là thấy cái sai, cái xấu, cái ác, quyết không lùi bước, khoanh tay. Chính trực là chứng kiến cảnh bất công, đau khổ của người yếu thế, không được ngoảnh mặt, quay lưng. Chính trực là biết khích lệ cái mới, đôi khi còn mới manh nha, cổ vũ, vun đắp để nó trở thành hiện thực sống động. Sứ mệnh của người làm báo là làm cho niềm tin vào lẽ phải, chính nghĩa, công lý luôn là ánh sáng trong cuộc đời này. Nếu làm được điều đó, báo chí vừa có tính chiến đấu, vừa có tính nhân văn và mới thực sự có văn hoá báo chí. Những người làm báo mới thực sự trở thành chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hoá, tư tưởng. Bởi, nhà báo cũng là người xây đắp, chuyển tải văn hoá đến cộng đồng. Trong bối cảnh khó khăn, vai trò của người đứng đầu cơ quan báo chí càng quan trọng. Tổng Biên tập phải là ngọn cờ, mang tính đại diện, nêu gương. Tổng Biên tập giỏi là điều hành toà soạn thông suốt về chuyên môn nghiệp vụ, mang lại nguồn thu tốt cho cơ quan, thu hút và giữ được người tài. Nghệ thuật quản lý cao nhất là nhân sự không cảm thấy bị quản lý vẫn làm việc hiệu quả NHÀ BÁO HỒ QUANG LỢI Nhà báo Hồ Quang Lợi đón nhà báo Thái Duy đến dự một sự ki n ở Bảo tàng Báo chí Vi t Nam Nhà báo Hồ Quang Lợi tặng sách Giáo sư Hàn Quốc Ahn Kyong- hwan. NHÀ QUẢN TRỊ - NHÀ KHOA HỌC - NHÀ BÁO Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp T ng Biên tập Hồ Quang Lợi và cán bộ phóng viên báo Hà Nội Mới.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==