KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG SỐ ĐẶC BIỆT 21/6/2024

16 KỶ NIỆM Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam Số 25 (4339) Thứ Năm (20/6/2024) Nhà báo Hồ Quang Lợi có nhiều năm gắn bó với nghề báo. “Báo chí Việt Nam và thế giới đang trải qua một cuộc chuyển mình mạnh mẽ chưa từng có về phương thức, cách thức làm nghề, đứng trước cơ hội và cả thách thức lớn. Công nghệ phát triển như vũ bão, tác động rất lớn đến báo chí và cả đời sống xã hội. Thế nhưng, nếu chỉ chạy đua với trí tuệ nhân tạo (AI), các nền tảng mạng xã hội về tốc độ đưa tin, báo chí sẽ đánh mất thế mạnh của mình", nhà báo Hồ Quang Lợi, nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, mở đầu câu chuyện xoay quanh chủ đề báo chí thời công nghệ số. Ông nói: “Tôi có niềm tin rất lớn vào thế hệ làm báo tài năng hôm nay, những người biết kết hợp ‘tất cả trong một’ để tạo ra sản phẩm chất lượng của báo chí chuyên sâu, báo chí giải pháp, báo chí đa phương tiện… lấp lánh tính nhân văn. Bởi lẽ, suy cho cùng, báo chí do con người sinh ra và chỉ để phục vụ con người”. Nội dung là “vua”, công nghệ là “nữ hoàng” O Thưa nhà báo Hồ Quang Lợi, là nhà báo nổi tiếng, nhiều kinh nghiệm trong nghề, cũng như từng đảm nhận vị trí Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, ông đánh giá thế nào về những thuận lợi, khó khăn và xu hướng phát triển của báo chí hiện nay? Chúng ta có thể thấy rất rõ, chưa bao giờ báo chí phát triển mạnh mẽ như thời gian qua. Với sự hỗ trợ của công nghệ, báo điện tử “không biên giới” xuất hiện ngày càng nhiều định dạng mới rất ấn tượng; phát thanh, truyền hình đều có những bước tiến đáng kể về cả số, chất lượng và ngay cả báo giấy cũng tốt hơn về in ấn cho dù số lượng xuất bản đang giảm sút. Các cơ quan báo chí đa phương tiện với đầy đủ loại hình in, điện tử, phát thanh, truyền hình đòi hỏi mô hình toà soạn hoạt động “All in one”, khác xa báo chí truyền thống. NHÀ BÁO HỒ QUANG LỢI: Xã hội càng phát triển, Nhà báo Hồ Quang Lợi cho rằng, trong thời đại 4.0 hiện nay, công nghệ rất quan trọng với báo chí nhưng không phải tất cả. Xã hội càng phát triển, báo chí càng hiện đại, càng phải trở lại với những giá trị cốt lõi, nói lên sự thật khách quan, bảo vệ công lý, lẽ phải và đặc biệt là phải nhân văn. LINH THI (thực hi n) Những năm gần đây, tôi may mắn được tham gia chấm các giải lớn như Báo chí quốc gia, Búa liềm vàng, Diên Hồng…, nhận thấy những tác phẩm dự thi được đầu tư bài bản, kỹ lưỡng, từ hình thức trình bày (Longform, Emagazine, Infographic…) đến chất lượng nội dung chuyên sâu. Điều đó phần nào cho thấy sự phát triển của “báo chí tinh hoa” được lựa chọn “đi đánh giải” nói riêng, cũng như hoạt động báo chí hàng ngày nói chung. Dù sự nâng cao chất lượng sản phẩm báo chí, rộng hơn là cơ quan báo chí, chưa đồng đều, nhưng phải nhìn nhận đó là điểm rất tích cực, được tạo nên từ đội ngũ nhà báo năng động, sáng tạo, đầy tinh thần cống hiến, say mê nghề nghiệp. Thực tế, ở đâu đó vẫn có những người làm báo không chuẩn mực, thậm chí sai phạm về đạo đức, nghiệp vụ, có người bị xử lý hình sự, ảnh hưởng lớn đến uy tín, vai trò của báo chí trong xã hội, làm tổn thương danh dự người cầm bút chính trực. Thế nhưng, về tổng thể, tôi có niềm tin vào đội ngũ nhà báo hôm nay. Thế hệ nào cũng có những nhà báo xuất sắc. Bên cạnh những tấm gương mẫu mực được cả giới báo chí ngưỡng mộ tôn vinh như Hữu Thọ, Trần Công Mân, Đỗ Phượng, Thái Duy, Phan Quang, Hà Đăng ..., tôi thấy thế hệ làm báo trẻ thời 4.0 có nhiều gương mặt ấn tượng. Dù tuổi đời, tuổi nghề chưa nhiều, họ đã để lại dấu ấn đẹp trong nghề báo. Họ đã và đang đảm đương khối lượng công việc rất lớn ở các tòa soạn, với cái nhìn mạch lạc, rõ ràng, cách tiếp cận tươi mới, khách quan, ít bị lệ thuộc vào định đề có sẵn. Không ít cây bút trẻ biết kế thừa, tiếp bước các thế hệ đi trước, tiên phong làm việc khó, góp phần xây đắp nền báo chí cách mạng ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại, nhân văn. Tuy vậy, báo chí cũng đang phải đối mặt nhiều vấn đề chưa từng có. Mạng xã hội “trăm hoa đua nở”, trí tuệ nhân tạo (AI) làm thơ, viết tin bài, vẽ hình ảnh minh hoạ, khó khăn về kinh tế báo chí, đạo đức người làm báo… là những vấn đề “nóng” trong hoạt động báo chí hiện nay. Những khó khăn, thách thức này đang tạo áp lực lớn nhưng đồng thời cũng là cơ hội nếu chúng ta làm chủ công nghệ, áp dụng sáng tạo khoa học kỹ thuật phù hợp điều kiện cơ quan, tòa soạn của mình. Bởi lẽ, chuyển đổi số, tòa soạn số là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, tôi nghĩ, để báo chí vượt qua khó khăn, thách thức gay gắt hiện nay, công nghệ không phải lối thoát duy nhất. Công nghệ chuyển tải cái gì mới là điều đáng nói nhất. Nghĩa là, vấn đề sống còn của báo chí vẫn là nội dung. “Content is King” - nội dung vẫn là “vua”, là cốt lõi để báo chí phục vụ bạn đọc. Công nghệ là “nữ hoàng”, góp phần thúc đẩy, nâng cao chất lượng nội dung và kênh phân phối, lan tỏa đến công chúng. O Nhiều tòa soạn đang nỗ lực chuyển đổi số để nâng cao chất lượng nội dung, đa dạng kênh phân phối đến bạn đọc, tăng cường nguồn thu cho báo chí. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không phải cơ quan báo chí nào cũng đủ tiềm lực để chuyển đổi số thành công? Theo ông, những khó khăn của việc chuyển đổi số báo chí là gì và các tòa soạn cần giải pháp như thế nào? Chuyển đổi số đang là câu chuyện lớn của quốc gia và giới báo chí. Nó là xương sống của hoạt động chuyên môn nghiệp vụ không chỉ ở tòa soạn báo, mà còn có tính hệ thống trong toàn xã hội. Điều đáng mừng là một số tòa soạn đã có những thành công bước đầu về chuyển đổi số, thể hiện rõ nhất ở sản phẩm báo chí chất lượng, có sức lan tỏa mạnh mẽ. Ví dụ, báo điện tử có nhiều định dạng như Longform, Emagazine, Infographic, Video, Podcast…, dù chất lượng còn phụ thuộc nhiều yếu tố và từng toà soạn. Nhờ công nghệ và sự sáng tạo Nhà báo Hồ Quang Lợi sinh năm 1956 tại Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu, Nghệ An). Năm 1979, tốt nghiệp Khoa Ngôn ngữ và Văn học nước ngoài, chuyên ngành Văn học Pháp, Đại học Tổng hợp Bucharest (Romania), ông nhập ngũ, trở thành phóng viên Mặt trận biên giới phía Bắc. Sau thời gian dài công tác, nhà báo Hồ Quang Lợi giữ chức Phó Tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân (quân hàm Đại tá) rồi chuyển sang làm Tổng Biên tập báo Hà Nội Mới, trước khi đảm nhiệm chức danh Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, rồi Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam. Nhà báo Hồ Quang Lợi có 9 lần nhận giải Báo chí quốc gia, toàn quốc (các năm 1991, 1997, 1999, 2003, 2004, 2005, 2006, 2008, 2009), trong đó có 5 giải A. Nhiều toà soạn đang gặp khó khăn về kinh tế báo chí, nguồn thu không đủ chi dẫn đến nợ lương, nhuận bút, nợ bảo hiểm, buộc cắt giảm nhân sự… Phải xem xét vấn đề kinh tế báo chí ở mức tổng thể quốc gia, có đề án cụ thể. Ở đó, 3 vấn đề lớn cần quan tâm là: Hỗ trợ kinh phí thông qua giao nhiệm vụ và đặt hàng báo chí; hỗ trợ công nghệ và trang thiết bị; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực báo chí. NHÀ BÁO HỒ QUANG LỢI NHÀ QUẢN TRỊ - NHÀ KHOA HỌC - NHÀ BÁO

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==