KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG SỐ ĐẶC BIỆT 21/6/2024

14 KỶ NIỆM Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam Số 25 (4339) Thứ Năm (20/6/2024) òa soạn hội tụ đòi hỏi vai trò của nhà báo (sản xuất nội dung), nhà khoa học (vận dụng công nghệ hỗ trợ hoạt động báo chí) và nhà quản trị (quản lý, vận hành tòa soạn hiệu quả). Câu hỏi đặt ra: Lãnh đạo cơ quan báo chí kết hợp “3 nhà” như thế nào để Toà soạn hoạt động hiệu quả? TTÂM ĐỨC thực hi n Nhân dịp kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), Khoa học và Đời sống/Báo Tri thức và Cuộc sống trao đổi về chủ đề “3 nhà” báo chí - khoa học - quản trị trong toà soạn thời công nghệ số với PGS.TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội; ông Bạch Ngọc Chiến, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam, nguyên Trưởng ban Truyền hình Đối ngoại, Đài Truyền hình Việt Nam, Phó Chủ tịch Tập đoàn EQuest Education; nhà báo Ngô Văn Hải, Tổng Biên tập Báo điện tử VTC News; nhà báo Nguyễn Quý Trọng - Tổng Biên tập Báo Hải Dương. Công nghệ chỉ là phương tiện, cốt lõi vẫn phải nội dung O Trong một tòa soạn hội tụ hiện nay, vai trò của “3 nhà” gồm nhà báo, nhà khoa học và nhà quản trị được đánh giá quan trọng, PGS.TS Bùi Thị An nhìn nhận thế nào? PGS.TS Bùi Thị An: Có thể khẳng định, việc kết hợp “3 nhà”, gồm nhà báo, nhà khoa học và nhà quản trị trong một tòa soạn hội tụ rất cần thiết để xây dựng tòa soạn hiệu quả. Tuy nhiên, tôi cho rằng, điều quan trọng nhất để bài báo, tờ/trang báo hay, mang tính chất lan tỏa, tác động đến việc điều chỉnh chính sách, hành vi của công chúng vẫn phải là nội dung. Khoa học, công nghệ được áp dụng sẽ giúp truyền tải nội dung nhanh, hấp dẫn, dữ liệu tốt hơn. Trong khi đó, việc quản trị của tòa soạn tạo ra môi trường chuyên nghiệp để nhà báo hoạt động nghiệp vụ. Thực tế cho thấy, không thể đánh đồng vai trò “3 nhà”, mà phải là sự kết hợp, trong đó vai trò của nhà báo quan trọng nhất. Những năm gần đây, báo chí thế giới liên tục thay đổi mang tính cách mạng từ phương thức sản xuất, phân phối tin tức cho đến tiếp cận độc giả. Để đáp ứng nhu cầu đọc và nhìn ngày càng cao, đa dạng của công chúng, nhiều tòa soạn áp dụng công nghệ mới thể hiện bài báo như đa phương tiện, Infographic, Longform, Mega Story, Radio, Podcast... hay xu hướng báo chí dữ liệu, thậm chí áp dụng các công nghệ mới là trí tuệ nhân tạo (AI). Công nghệ, khoa học sẽ mang lại hiệu ứng tốt hơn, nhưng không thể thay thế nhà báo. Muốn bài báo hay, có tính chất lan tỏa, điều chỉnh hành vi xấu, nhân bản những điều tốt đẹp, trước hết phải là nhà báo, còn khoa học, công nghệ mang tính công cụ sản xuất. Bên cạnh đó, vai trò của nhà quản lý rất quan trọng khi tạo cho nhà báo, phóng viên có điều kiện nhiều hơn để thực hiện ý tưởng, đề tài. Đồng thời, nhà quản trị cũng đưa ra đường lối áp dụng công nghệ để thể hiện một bài báo có nội dung hay, hình thức đẹp. Sự kết hợp “3 nhà” là cần thiết, còn kết hợp như thế nào để tốt hơn thì tùy thuộc từng tòa soạn và nhà quản trị. O Trong thời đại phát triển của mạng xã hội, báo chí muốn phát triển cần tận dụng triệt để thế mạnh “3 nhà”, ông Bạch Ngọc Chiến đánh giá thế nào về ý kiến này? Ông Bạch Ngọc Chiến: Để trả lời câu hỏi trên, tôi xin dẫn một ví dụ. Một hôm trên đường, tôi nhìn thấy cột khói đen phía xa, đoán là đám cháy. Khi lại gần, điều gây ấn tượng lại là hàng trăm người đang dừng lại xem và người nào cũng giở điện thoại ra quay, chụp. Chắc chắn, tin tức về đám cháy đó đã được hàng trăm “nhà báo nghiệp dư” tường thuật trên kênh riêng của mình - TikTok, Zalo, FaceBook, YouTube… Công nghệ tích hợp trên các thiết bị cầm tay cùng cước dữ liệu rẻ đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội và hoạt động của “nhà báo nghiệp dư”. Điều này cũng tạo ra sức ép lớn đối với cơ quan báo chí chính thống. O Làm sao để có tin “nhanh, đúng, trúng”? Làm sao để đối phó với cạnh tranh của mạng xã hội? Theo một thống kê gần đây trên tạp chí The Economist, các mạng xã hội, nhất là Facebook, không quan tâm việc liên kết với cơ quan báo chí nữa. Thậm chí, họ không cho chia sẻ tin bài từ cơ quan báo chí vì người dùng mạng xã hội đang tự sản xuất tin tức. Hầu hết báo in đã chuyển đổi sang mô hình tòa soạn hội tụ từ nhiều năm nay. Phóng viên đa tác vụ trở nên phổ biến. Mặc dù có sự cạnh tranh ngày càng mạnh của truyền thông xã hội, theo tôi, báo chí chính thống vẫn “có cửa” của riêng mình. Bởi vì, thứ nhất, nguồn lực về công nghệ của bất cứ toà soạn nào cũng hơn hẳn nguồn lực cá nhân. Trang thiết bị hiện đại cộng với kỹ năng của người chuyên nghiệp sẽ tạo ra sản phẩm chuyên nghiệp hơn so với giới nghiệp dư. Thứ hai, tính chuyên nghiệp của nghề báo sẽ mang lại tin bài có chiều sâu, góc nhìn độc đáo. Các nhà báo chuyên nghiệp phân biệt được sự kiện nào “đáng giá” và sử dụng kỹ năng chuyên môn để phát triển sự kiện tin tức thành kiến thức cho người đọc. Vì công nghệ và phương tiện ngày càng phổ biến nên có vẻ ai cũng làm báo được. Tuy nhiên, công nghệ và phương tiện chỉ là công cụ. Cốt lõi vẫn là nội dung. Ai sản xuất nội dung tốt, người đó sẽ tạo lợi thế. Cùng là một vấn đề xã hội, người có kiến giải sâu sắc và độc đáo hơn sẽ chiếm được lượng người xem nhiều Trong tiến trình phát triển của báo chí hiện đại, xu hướng toà soạn hội tụ với sự kết hợp chặt chẽ của “3 nhà” là hướng đi không thể đảo ngược. Mối quan hệ ấy khăng khít, bền chặt sẽ dễ dàng tạo nên khao khát phát triển mãnh liệt từ trong nội tại của tờ báo. Với tri thức và công nghệ là “vũ khí”, mỗi phóng viên, biên tập viên, nhân viên nghiên cứu đều phải trở thành những chuyên gia, người làm báo hiện đại trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay Ông Bạch Ngọc Chiến Lãnh đạo cơ quan báo chí trước thách Công nghệ, phương tiện chỉ là công cụ. Cốt lõi vẫn là nội dung. Ai sản xuất được nội dung tốt, người đó sẽ tạo được lợi thế. ÔNG BẠCH NGỌC CHIẾN Vai trò của quản trị tòa soạn, người làm nội dung, kỹ thuật phải thực sự hòa quyện, xuyên suốt ở các cấp độ nhân viên, phòng ban và tòa soạn mới đem lại hiệu quả cao. NHÀ BÁO NGUYỄN QUÝ TRỌNG Nhà báo Nguyễn Quý Trọng NHÀ QUẢN TRỊ - NHÀ KHOA HỌC - NHÀ BÁO

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==