KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG SỐ ĐẶC BIỆT 21/6/2024

QUÉT QRCODE ĐỌC KH&ĐS NĂM THỨ 65 THỨ NĂM (20/6/2024), SỐ 25 (4339) CƠ QUAN CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KH&KT VIỆT NAM baotrithuccuocsong@gmail.com 096 523 77 56 TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG NHÀ QUẢN TRỊ NHÀ KHOA HỌC NHÀ BÁO TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ 4.0 KỶ NIỆM 99 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 21/6/1925-21/6/2024

“Best SME Bank in Vietnam” ược trao bởi 4 NĂM LIÊN TIẾP (2021 - 2024) VIETINBANK NGÂN HÀNG SME TỐT NHẤT VIỆT NAM 2021 - 2024 DO THE ASIAN BANKER TRAO TẶNG

5 KỶ NIỆM Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam Số 25 (4339) Thứ Năm (20/6/2024) TÒA SOẠN: KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG ẤN PHẨM CỦA BÁO TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG TRỤ SỞ: 70 TRẦN HƯNG ĐẠO, HOÀN KIẾM, HÀ NỘI TỔNG ĐÀI: (024) 6.2732677; EMAIL: baotrithuccuocsong@gmail.com VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI TP HCM: Số 54 Phạm Huy Thông, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP HCM HOTLINE: 096 523 77 56 TỔNG BIÊN TẬP: NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG PHÓ TỔNG BIÊN TẬP: NGUYỄN DANH CHÂU CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP: TSKH PHAN XUÂN DŨNG CHỦ TỊCH LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM ĐẶT MUA BÁO ONLINE TẠI ĐÂY: https://khoahocdoisong.vn/dat-bao-khds.html TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - QUẢNG CÁO VÀ PHÁT HÀNH: (024) 6 254 3519 GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 536 - GP-BTTTT NGÀY 19/11/2020 IN TẠI: CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ THƯƠNG MẠI TIÊN PHONG TRÌNH BÀY: VIỆT HƯNG Giá: 68.000đ THƯ TOÀ SOẠN Kính thưa Quý Bạn đọc… Lời đầu tiên trong số báo đặc biệt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), Báo Tri thức và Cuộc sống xin trân trọng cảm ơn Quý Bạn đọc, Quý Đối tác, Cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, Cơ quan chủ quản Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và các nhà khoa học, chuyên gia…, những người đã, đang hàng ngày, hàng giờ sát cánh, động viên, thúc đẩy đội ngũ làm báo chúng tôi không ngừng cố gắng vươn lên trên “mặt trận” thông tin sôi động. Chuyển đổi số, kinh tế số, báo chí số… đòi hỏi mỗi toà soạn phải được quản trị một cách bài bản, khoa học theo hướng tích hợp, hiệu quả để đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng lớn của công chúng. Điều đó đồng nghĩa có sự hội tụ đầy đủ vai trò của Nhà quản trị - Nhà khoa học - Nhà báo trong quá trình hình thành, phát triển cơ quan báo chí. Ý thức được tầm quan trọng của sự thay đổi trong nhu cầu, cách thức tiếp nhận thông tin của Bạn đọc ngày nay, chúng tôi đã và đang nỗ lực đưa “3 nhà” vào phát triển báo chí. Trên cơ sở quản trị toà soạn một cách khoa học, việc hội tụ nội dung và công nghệ được xem như chìa khóa giúp phóng viên, biên tập viên mở ra con đường mới phục vụ Độc giả tốt hơn trong “thế giới phẳng”. Là cơ quan ngôn luận của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Báo Tri thức và Cuộc sống nhận được sự quan tâm, cộng tác của đội ngũ nhà khoa học hàng đầu trong nước và thế giới. Hướng tới thúc đẩy công nghệ làm báo “All in one” - Tất cả trong một - trên nền tảng nôi dung sô - công nghê sô - công chung sô - kinh tê sô - hệ sinh thái số, chúng tôi sẽ kết nối hiệu quả các module nội dung - dữ liệu - người dùng. Mục đích của quá trình hoạt động nghiệp vụ, sáng tạo tập thể là tạo ra bản sắc riêng nhờ bám sát tôn chỉ, mục đích tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chủ trương, chính sách liên quan lĩnh vực khoa học và công nghệ; kết quả nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới sáng tạo của đội ngũ trí thức, phục vụ sự nghiệp bảo vệ, phát triển bền vững đất nước. Bên cạnh đó, tham gia tư vấn, phản biện chính sách, chiến lược, quy hoạch, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cán bộ, phóng viên, người làm báo Tri thức và Cuộc sống. Tập thể Báo Tri thức và Cuộc sống ý thức rất rõ: Cần nỗ lực, nỗ lực hơn nữa, xây dựng 3 trụ cột báo chí - khoa học - quản trị vững chắc trong toà soạn thời công nghệ số hôm nay. BAN BIÊN TẬP

QUÉT QRCODE ĐỌC KH&ĐS NĂM THỨ 65 THỨ NĂM (20/6/2024), SỐ 25 (4339) CƠ QUAN CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KH&KT VIỆT NAM baotrithuccuocsong@gmail.com 096 523 77 56 TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG NHÀ QUẢN TRỊ NHÀ KHOA HỌC NHÀ BÁO TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ 4.0 KỶ NIỆM 99 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 21/6/1925-21/6/2024 O Kinh tế Việt Nam nhiều điểm sáng, tăng trưởng khả quan 26 O Giá vàng “nhảy múa” 32 O Mùa hè 2024 nắng nóng kỷ lục 34 O Bất động sản ấm dần, khởi sắc 28 O Con giáp có thiên hướng trở thành phóng viên 56 8 12 ĐBQH, CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG: 3 NHÀ QUẢN TRỊ - KHOA HỌC - BÁO CHÍ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC NỘI SINH, KIẾN TẠO ĐỘNG LỰC… PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC CHỦ TỊCH HĐTV, TỔNG GIÁM ĐỐC NXB GIÁO DỤC NGUYỄN TIẾN THANH: “MỘT ÔNG LÀM BÁO CHUYỂN SANG LÀM GIÁO DỤC… HY VỌNG ĐỂ LẠI DẤU ẤN TRONG NGÀNH XUẤT BẢN” GS.VS TRẦN ĐÌNH LONG: MỖI NHÀ BÁO LÀ MỘT CHIẾN SĨ TRÊN MẶT TRẬN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 11

38 10 CHỦ TỊCH HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM LÊ QUỐC MINH: KHÔNG NÊN CHẠY THEO MẠNG XÃ HỘI… 25 LUẬT SƯ LÊ CAO: CÂU CHUYỆN TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH... DIVA MỸ LINH: CƠ DUYÊN GẶP TIM COOK VÀ… APPLE MUSIC 48 NGUYÊN CỤC TRƯỞNG CỤC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI (BỘ TT&TT) LÊ NGHIÊM: XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG TỪ “ĐỐM LỬA” BAN ĐẦU 39 CHUYÊN GIA TRUYỀN THÔNG VÀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU PHẠM SÔNG THU: ĐỪNG SỢ AI… HÃY XEM ĐÓ LÀ TRỢ LÝ CHO MÌNH!

8 KỶ NIỆM Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam Số 25 (4339) Thứ Năm (20/6/2024) ĐBQH, CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG: 3 Nhà quản trị - khoa học - báo chí tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực… phát triển đất nước ĐỨC ANH (THỰC HIỆN) Với gần 600 đơn vị khoa học và công nghệ cùng hơn 70 cơ quan báo chí, trong đó có Báo Tri thức và Cuộc sống, Nhà xuất bản Tri thức, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Vifotec…, Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam là Ngôi nhà chung của “3 Nhà” quản trị - khoa học - báo chí, có nhiệm vụ tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực nhằm góp phần phát triển đất nước. Thế chân kiềng “quản trị - khoa học - báo chí” của VUSTA O Thưa TSKH Phan Xuân Dũng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - VUSTA) không chỉ là mái nhà chung của đội ngũ trí thức KH&CN, mà còn được biết đến là nơi có nhiều nhà quản trị, nhà báo trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay? “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” đã trở thành chân lý, là truyền thống tốt đẹp ngàn đời nay của dân tộc ta. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng nhân tài, đầu tư cho Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cùng giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu. Xây dựng đất nước phải dựa và bằng KH&CN. Ngày 18/5/1963, tại Đại hội Đại biểu lần thứ nhất của Hội Phổ biến Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - tiền thân của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam ngày nay, Bác Hồ đã giao nhiệm vụ: “Là một bộ phận trong lực lượng cách mạng, tri thức có nhiệm vụ thi đua phụng sự Tổ quốc, phụng sự Nhân dân”. Thấm nhuần lời dạy của Bác, Đảng, Nhà nước đã và đang quan tâm, có nhiều chính sách thúc đẩy KH&CN. Gần nhất, ngày 11/1/2024, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 69-KL/TW về “tiếp tục thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW, ngày 1/11/2012 phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Trước đó, ngày 24/11/2023, Trung ương Đảng ra Nghị quyết 45/NQ-TW về “tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới”. Đảng, Quốc hội, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản chính sách, pháp luật để tạo môi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ trí thức; trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh trí thức; tạo chuyển biến cơ bản trong đào tạo nguồn nhân lực; nêu rõ vai trò, trách nhiệm của trí thức. Sau gần 100 năm kể từ khi báo Thanh Niên ra đời, báo chí cách mạng Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, là diễn đàn của Nhân dân. Trải qua quá trình phát triển, đến nay, hệ thống báo chí, truyền thông của nước ta phát triển nhanh cả về loại hình, quy mô, phương tiện, kỹ thuật - công nghệ, đội ngũ, trình độ; ngày càng khẳng định tầm quan trọng, sự ảnh hưởng sâu, rộng đối với lĩnh vực KH&CN nói riêng, đời sống xã hội nói chung, đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Theo số liệu câp nhât đên tháng 12/2023 cua Bộ Thông tin và Truyền thông, cả nước có 6 cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực, 127 cơ quan báo, 671 cơ quan tạp chí, 72 cơ quan Đài phát thanh, truyền hình. Khoảng 41.000 người hoạt động trong lĩnh vực báo chí, trong đó khối phát thanh, truyền hình xấp xỉ 16.500 người. Tính đến tháng 12/2023, 20.508 người được cấp thẻ nhà báo kỳ hạn 2021 - 2025, trong đó 7.587 trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành báo chí. Báo chí đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Đây chính là nền tảng quan trọng, động lực mạnh mẽ để đội ngũ trí thức hết lòng cống hiến tài năng, tâm huyết vào sự nghiệp xây dựng, phát triển của ngành KH&CN nói riêng và đất nước nói chung. Từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam được thành lập ngày 26/3/1983, đến nay, Liên hiệp Hội Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng, là hạt nhân tập hợp, đoàn kết, phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH&CN trong nước và nước ngoài, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển tiềm lực KH&CN quốc gia, kinh tế - xã hội, ổn định tư tưởng chính trị, giữ vững quốc phòng, an ninh của đất nước, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Thực tế cho thấy, đội ngũ trí thức của Liên hiệp Hội Việt Nam cùng đội ngũ trí thức KH&CN cả nước đã đoàn kết, đoàn kết lại càng đại đoàn kết hơn, đã thành công, để thành công lại càng thành công hơn; thực hiện lời căn dặn của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào ngày 24/3/2023, nhân kỷ niệm 60 năm Bác Hồ kính yêu đến dự và phát biểu với đội ngũ trí thức Việt Nam tại Đại hội Hội phổ biến KH&KT Việt Nam lần thứ nhất (18/5/1963): “Trí thức Việt Nam là những người làm hưng thịnh cho đất nước, làm rạng rỡ cho dân tộc và vẻ vang cho giống nòi”. Hiện tại, Liên hiệp Hội Việt Nam là tổ chức lớn mạnh, được Đảng, Nhà nước đánh giá cao, đã tập hợp được 156 hội thành viên, gồm 93 hội ngành toàn quốc và 63 Liên hiệp Hội tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; khoảng 3,7 triệu hội viên, trong đó có trên 2,2 triệu trí thức (chiếm khoảng 32,5% số trí thức trong cả nước); thành lập hơn 500 tổ chức KH&CN trực thuộc, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Vifotec, Nhà xuất bản Tri thức và Báo Tri thức và Cuộc sống. Như vậy, Liên hiệp Hội Việt Nam không chỉ là mái nhà của riêng đội ngũ trí thức KH&CN, mà còn có sự tham gia của các “chân kiềng” vững chắc khác. Riêng lĩnh vực báo chí truyền thông - xuất bản, VUSTA có hơn 70 cơ quan báo, tạp chí, trong đó có Báo Tri thức và Cuộc sống. Điều đáng nói, nhiều nhà khoa học tài năng vừa là nhà quản trị, vừa là nhà báo trong đơn vị, tổ chức. Theo “tôn chỉ và mục đích” của mình, họ đã và đang có những đóng góp lớn, hiệu quả cho VUSTA, đồng thời thúc đẩy sự phát triển trên tất cả lĩnh vực đời sống của đất nước. O Thực tế ở VUSTA nói riêng và cả nước nói chung cho thấy, nhiều nhà khoa học làm báo và mỗi nhà báo phải là “một người làm khoa học”. Việc quản trị, vận hành hiệu quả tổ chức uy tín có cả “3 nhà trong 1” chắc chắn không chỉ có những thuận lợi, thưa ông? Tại Liên hiệp Hội Việt Nam, đội ngũ trí thức KH&CN, đặc biệt là từ các nhà khoa học đang ngày đêm hăng say cống hiến, trong đó có “mặt trận” tư tưởng, văn hoá, thông tin. Họ cộng tác với các báo, tạp chí của VUSTA, cũng như nhiều đơn vị truyền thông nhằm mục đích phổ biến kiến thức, nghiên cứu, sáng chế KH&CN của bản thân, đồng nghiệp, tổ chức… đến quảng đại quần chúng Nhân dân, phục vụ cộng đồng. Với tư cách là các nhà báo, họ không chỉ viết về KH&CN ở mức phản ánh, mà mỗi cây viết phải như một người làm "khoa học". Những bài báo, trang báo về KH&CN chính là bản dịch từ ngôn ngữ khoa học sang ngôn ngữ của cuộc sống. Qua quá trình tác nghiệp “bút sắc, lòng trong”, các nhà báo biến những kết quả nghiên cứu, công trình khoa học sang ngôn ngữ đời thường, mang đậm hơi thở của thường nhật, phổ biến rộng rãi “vì Nhân dân mà phục vụ”. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tự hào có hệ thống cơ quan báo chí truyền thông - xuất bản thể hiện rất đa dạng, phong phú tiếng nói của đội ngũ trí thức, kịp thời phổ biến kiến thức khoa học bổ ích, sẵn sàng lên tiếng đấu tranh với những cái xấu, sai phạm, phản biện xã hội trên tinh thần xây dựng, đúng với phương châm “Tri thức là sức mạnh”. Trong khi đó, ở một “trụ cột” khác, vai trò “nhà quản trị” thể hiện không chỉ ở VUSTA, mà ngay các cơ quan, đơn vị trực thuộc, trong đó có cả toà soạn báo, tạp chí. Trong thời đại công nghệ 4.0, lãnh đạo cơ quan báo chí, nếu quản trị đơn vị không tốt, sẽ bị tụt lại phía NHÀ QUẢN TRỊ - NHÀ KHOA HỌC - NHÀ BÁO Chủ tịch Phan Xuân Dũng cùng đoàn công tác VUSTA thăm, chúc Tết Báo Tri thức và Cuộc sống. Ảnh: Trần Hải.

9 KỶ NIỆM Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam Số 25 (4339) Thứ Năm (20/6/2024) hội trong việc lấy ý kiến để quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia, dân tộc. Liên hiệp Hội từ Trung ương tới tỉnh, thành là cầu nối tin tưởng giữa trí thức với Đảng, Nhà nước. Ngoài việc quản trị tốt để tổ chức công việc khoa học, hoàn thành tốt nhiệm vụ, vai trò của báo chí rất quan trọng. Đó là “cánh tay nối dài” đưa tiếng nói của giới trí thức phản biện những vấn đề nổi cộm, thu hút sự quan tâm của dư luận, với mục đích lành mạnh hoá xã hội, thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Thông qua báo chí, tiếng nói của trí thức VUSTA lan toả hơn, tác động tích cực đến cơ quan, tổ chức và các tầng lớp Nhân dân. Hơn 70 cơ quan báo, tạp chí, nhà xuất bản, với tôn chỉ, mục đích của mình, đưa những sáng chế khoa học cụ thể phổ biến đến rộng rãi Nhân dân để thay đổi cuộc sống, tôn vinh các nhà khoa học, lan toả lối sống đẹp, việc làm tích cực, ý nghĩa, vì cộng đồng… Điều đó cũng được thể hiện ở công tác chuẩn bị cho sự kiện Lễ tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu năm 2024 của VUSTA. Trong đó, các cơ quan báo chí, xuất bản đã và đang có những đóng góp cụ thể, thiết thực, đồng hành cùng Ban tổ chức để tôn vinh nhà khoa học có nhiều đóng góp cho xã hội. Ở chiều ngược lại, với sự cộng tác của nhiều nhà khoa học xuất sắc, trong môi trường KH&CN hàng đầu, các nhà báo, cơ quan báo chí cũng phải “nâng mình lên” để xứng đáng là tiếng nói của đội ngũ trí thức nước nhà, diễn đàn của Nhân dân. Liên kết vì Việt Nam hùng cường O Hiện nay ở đâu đó vẫn còn ít nhiều rào cản giữa nhà quản trị, nhà khoa học, nhà báo. Giải pháp nào để mối liên kết quản trị - khoa học - báo chí truyền thông - hiệu quả hơn nữa, thưa ông? Trong thời đại công nghệ thông tin ngày nay, mối quan hệ giữa quản trị - khoa học - báo chí truyền thông rất chặt chẽ, không thể tách rời. Có thể nói, nhà báo và nhà khoa học có điểm chung là đi tìm sự thật và đều xuất phát từ công chúng, phục vụ công chúng. Song, điểm khác nhau là nhà khoa học đi sâu vào những vấn đề chi tiết, còn nhà báo, nhà truyền thông thiên về thông tin thời sự phổ quát, đại chúng. Phải thừa nhận hiện nay, một bộ phận nhà khoa học không thích xuất hiện trên báo chí, không muốn truyền thông về công trình nghiên cứu, việc làm của mình. Không ít nhà quản trị cũng ngại xuất hiện hay né tránh cung cấp thông tin cho báo chí, nhất là với những vấn đề mang tính phản biện. Tuy nhiên, ở thời đại hội nhập - hợp tác - phát triển ngày nay, tư duy này cần thay đổi. Để “3 nhà” thành một khối tương hỗ thống nhất và vững chắc, các giải pháp như thành lập liên minh khoa học và truyền thông, nâng cao nhận thức về công tác truyền thông, cải thiện kỹ năng viết cho nhà báo thông qua những khoá đào tạo nghiệp vụ… hoàn toàn có thể áp dụng trong thực tế. Ý thức được tầm quan trọng của việc này, tháng 9/2023, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức hội thảo "Nâng cao năng lực truyền thông và phổ biến kiến thức cho các hội ngành toàn quốc". Trong 5 năm qua, VUSTA và các tổ chức thành viên tổ chức khoảng 40.000 hội thảo, tọa đàm, tập huấn cho khoảng 13 triệu lượt người tham gia ở khắp các ngành nghề, lĩnh vực, vùng miền trên cả nước. Thông qua những chương trình này, các nhà khoa học thuộc VUSTA đã bền bỉ, thường xuyên, liên tục cung cấp, phổ biến kiến thức khoa học, kỹ thuật của nhiều ngành nghề, lĩnh vực cho người dân, góp phần cải tiến sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng. Liên hiệp Hội Việt Nam và các tổ chức thành viên còn triển khai những mô hình truyền thông, phổ biến kiến thức thông qua các tổ chức cộng đồng mang lại hiệu quả cao như: Mô hình tuyên truyền và phố biến kiến thức dựa vào cộng đồng - Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS; Sách hóa nông thôn Việt Nam… Chính hệ thống báo chí, xuất bản chuyên ngành, đa dạng đã giúp hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức KH&CN của VUSTA diễn ra hiệu quả ở khắp các lĩnh vực của đời sống, kinh tế, xã hội, góp phần chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới cho người dân, chăm lo sức khỏe cộng đồng, nâng cao dân trí... Sự liên kết hiệu quả giữa nhà quản trị - nhà khoa học - nhà báo rõ ràng đã mang lại hiệu quả trong hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, mà mục đích hướng tới không gì khác ngoài vì một VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG, sánh vai với các nước mạnh trên trường quốc tế. O Xin trân trọng cảm ơn TSKH Phan Xuân Dũng! - EICOS (Đức): Giúp giới truyền thông tham gia phòng nghiên cứu để đối thoại với nhà khoa học. Quá đó, nhà báo hiểu hơn công việc, môi trường của nhà khoa học. Ngược lại, nhà khoa học hiểu thêm về báo chí truyền thông, biết những ảnh hưởng của lĩnh vực này với những vấn đề khoa học. - BAAS (Anh): Đây là tổ chức giúp nhà khoa học trải nghiệm công việc truyền thông như in ấn, phát thanh, đưa tin tức trực tuyến... - AJSPI (Pháp): Mục đích của tổ chức này là thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhà khoa học và nhà báo. AJSPI giúp nhà báo trải nghiệm trong các phòng thí nghiệm, còn nhà khoa học có cơ hội làm việc trong tổ chức truyền thông. Một số tổ chức kết nối khoa học và báo chí truyền thông trên thế giới Chu tich VUSTA Phan Xuan Dung khẳng định, báo chí góp phần thúc đẩy sự phát triển của KH&CN nói riêng, cũng như đất nước nói chung. sau, bị bạn đọc xa lánh. Vì thế, ngay trong một tòa soạn đã đòi hỏi phải có 3 trụ cột quản trị - khoa học - báo chí. Mối quan hệ giữa “3 nhà” là biện chứng, tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau, cùng thúc đẩy nhau phát triển. Nhìn rộng hơn, quản trị, phát triển một tổ chức với nhiều nhà khoa học, các nhà báo sắc sảo, năng động… như ở VUSTA, là cả một thách thức, đòi hỏi có tinh thần đoàn kết, dân chủ, thượng tôn pháp luật, yêu thương, hỗ trợ lẫn nhau, chứ không phải một cá nhân là làm được. Báo chí truyền thông - trái tim của khoa học O Ông đánh giá thế nào về mối quan hệ giữa khoa học với báo chí truyền thông trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, thưa Chủ tịch? Trước đây, một số nhà nghiên cứu về truyền thông KH&CN trên thế giới đã sử dụng các cụm từ ẩn dụ để chỉ mối quan hệ giữa khoa học và truyền thông như “khoảng cách”, “rào cản”. Thậm chí, nhà khoa học Mỹ McCall, R.D từng ví von rằng, khoa học và báo chí không khác gì “dầu” và “nước”. Hai lĩnh vực này gần nhau mà khó hòa quyện. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, báo chí truyền thông có mối quan hệ chặt chẽ với KH&CN, được đánh giá là một trong ba trụ cột của lĩnh vực KH&CN. Chính nhờ báo chí truyền thông, thông tin KH&CN được phổ biến rộng rãi, len lỏi vào đời sống xã hội. Điều này cũng đã được không ít nhà khoa học khẳng định. Tiến sĩ Myrtani Pieri (Đại học Cyprus, Cộng hòa Síp), người từng đoạt giải nhất cuộc thi truyền thông khoa học quốc tế FameLab năm 2011, nói: “Truyền thông là trái tim của khoa học, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc công bố kiến thức mới và truyền bá tri thức đến các nhà khoa học, phổ biến ra xã hội”. Trong khi đó, David Dickson - người sáng lập mạng lưới khoa học và phát triển SciDev.Net - khẳng định: “Truyền thông là cầu nối quan trọng giữa việc tạo ra tri thức mới và ứng dụng các tri thức này vào thực tiễn và chính sách”. Thông qua báo chí truyền thông, các nghiên cứu, thử nghiệm và khả năng đóng góp của KH&CN được xã hội biết đến nhiều hơn. Từ đó, nó sẽ NHÀ QUẢN TRỊ - NHÀ KHOA HỌC - NHÀ BÁO Vai trò của báo chí truyền thông rất quan trọng. Truyền thông thậm chí trong nội bộ từng đơn vị trực thuộc VUSTA để phục vụ công tác quản trị, quản lý, từ đó mang lại hiệu quả công việc. Khi cán bộ, nhân viên được truyền thông, hiểu rõ thông điệp, chung một ý, chung một lòng, tổ chức sẽ lớn mạnh, qua đó đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng. TSKH PHAN XUÂN DŨNG Theo TSKH Phan Xuân Dũng, bao chi đã và đang đong gop xưng đang vao cong cuọc đổ i mơi, xay dưng, bao vệ Tổ quôc. Ảnh: Hoàng Hà. đem lại cơ hội cho các nhà KH&CN nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ đầu tư tốt hơn. Đặc biệt, các công trình và kết quả nghiên cứu sẽ được chuyển tới nhà hoạch định chính sách, góp phần lấp đầy khoảng cách giữa tri thức với ứng dụng tri thức, ứng dụng KH&CN phát triển xã hội. Chính vì tầm quan trọng và mối quan hệ tác động qua lại không thể tách rời, tại nhiều nước phát triển như Pháp, Đức Anh…, ngoài các trung tâm truyền thông KH&CN, họ còn thiết lập những hiệp hội để nhà báo, nhà khoa học cùng làm việc, hiểu về nhau hơn. Thậm chí, các nhà khoa học được đào tạo về kỹ năng truyền thông không chỉ qua bài giảng, mà còn là hình thức hội thảo, hội nghị, tình nguyện viên hướng dẫn trong bảo tàng khoa học hoặc tổ chức những chuyến tham quan, giới thiệu về phòng thí nghiệm, công trình nghiên cứu… O Với một tổ chức lớn như Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, mối quan hệ biện chứng giữa quản trị - khoa học - báo chí truyền thông - được thể hiện như thế nào, thưa TSKH Phan Xuân Dũng? Trong các hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam, công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội là nội dung cơ bản. Thời gian qua, mỗi năm, Liên hiệp Hội Việt Nam triển khai 500 - 600 nhiệm vụ; 5 năm qua đã tư vấn, phản biện khoảng 3.000 nhiệm vụ. Các nhiệm vụ tập trung góp ý dự thảo Báo cáo chính trị trình Đảng các cấp, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, KH&CN, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, y tế; các dự thảo luật quan trọng, dự án đầu tư trọng điểm; những vấn đề nóng cần sự vào cuộc của trí thức KH&CN. Đây là kênh quan trọng của Đảng, Nhà nước, Quốc

10 KỶ NIỆM Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam Số 25 (4339) Thứ Năm (20/6/2024) báo chí. Lúc đó, không nhiều người thống nhất quan điểm này. Các cơ quan báo chí giai đoạn ấy quá tự tin vào bản thân mà quên đi việc chuẩn bị cho thời kỳ mà công nghệ phát triển mạnh mẽ”, ông Lê Quốc Minh nói. Giai đoạn trước đây, người dân phải tìm đến báo chí, mua báo, bật đài, mở tivi theo dõi thông tin thụ động. Còn hiện nay, tin tức tìm đến người đọc. Ông Lê Quốc Minh đặt vấn đề về sử dụng công nghệ thế nào, chi tiền thế nào để tin tức đến đúng độc giả quan tâm. “Chúng ta đã chuyển từ cơ chế người dùng tìm đến tin sang cơ chế tin tức tự tìm đến người dùng. Nếu không có công nghệ, không thể làm điều này được. Chúng ta chi rất nhiều tiền để phân phối thông tin nhưng làm thế nào để thông tin đến người dùng là chuyện khác”, ông Minh nói. Báo chí luôn cần nội dung hay nhưng để đưa nội dung đến đúng độc giả đích thì phải có công nghệ. “Làm thế nào để nội dung hay, công nghệ tốt, tạo bản sắc riêng cho mỗi tờ báo là điều cơ quan báo chí nào cũng rất cần”, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ. Trước câu hỏi “Báo chí không muốn bị giới hạn phạm vi hoạt động, không muốn ‘trói chân’ thì nên hành xử như thế nào?”, nhà báo Lê Quốc Minh nêu quan điểm, các cơ quan báo chí phải tuân thủ tôn chỉ, mục đích được quy định tại giấy phép hoạt động. “Khi chứng minh được sự ra đời của tờ báo có ích cho xã hội, chúng ta được làm bất cứ vấn đề gì có ích cho xã hội. Nhưng phải sòng phẳng với nhau rằng, việc đó thực tế muốn làm cho xã hội tốt lên, hay chỉ muốn làm lợi cho tờ báo và cá nhân mình? Nếu đấu tranh cho xã hội, không ai cấm, nhưng nếu chỉ đấu tranh để tạo nguồn thu cho báo, hay tệ hơn là tạo nguồn thu cho cá nhân, là câu chuyện khác”, ông Lê Quốc Minh nói. NHÀ QUẢN TRỊ - NHÀ KHOA HỌC - NHÀ BÁO NGUYỄN ĐỨC GHI Báo chí không chạy đua tốc độ với mạng xã hội, mà phải làm hay hơn, tốt hơn, chuyên nghiệp hơn. CHỦ TỊCH HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM LÊ QUỐC MINH: Không nên chạy theo mạng xã hội… Chiều 14/6, Câu lạc bộ Cafe Số tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Báo chí trong kỷ nguyên số: Thời cơ và thách thức”. Nhà báo Lê Quốc Minh nhận được nhiều câu hỏi của các nhà báo về việc phát triển báo chí trong bối cảnh hiện nay. Báo chí xác định tâm thế với mạng xã hội Trả lời câu hỏi “Nếu không cạnh tranh được với mạng xã hội, báo chí xác định tâm thế như thế nào?”, ông Lê Quốc Minh nói, báo chí chính thống đang chuyển mình khá chậm. Trong thời gian dài, báo chí tự tin, chủ quan rằng, thông tin chính thống của mình “không ai sánh được”. “Báo chí chính thống từng được định vị là người gác cổng, cho công chúng món gì phải ăn món đó, thông tin gì đưa lên báo in thì công chúng biết. Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi khi công chúng trong thời đại Internet, người dân tha hồ ngụp lặn trong biển thông tin. Đã có tình trạng, người dân cảm thấy không cần thiết phải đọc báo chí để có thông tin”, Tổng Biên tập báo Nhân dân chia sẻ. Theo ông Lê Quốc Minh, xu thế chiếm lĩnh của mạng xã hội là có thật. Việc đòi hỏi báo chí chính thống phải cạnh tranh, chạy theo, đi trước mạng xã hội là không thực tế. Báo chí không thể và không nên chạy theo mạng xã hội. Dẫn số liệu Việt Nam hiện có gần 1.000 cơ quan báo chí, tạp chí, ông Minh thông tin, nhiều cơ quan báo chí có quy mô nhỏ với 40 - 50 người, cơ quan truyền hình một vài trăm cán bộ. Hiện nay, tổng số người làm báo, tạp chí 40.000 - 45.000 người, trong đó 25.000 người có thẻ nhà báo. Việt Nam có 100 triệu dân, chưa kể người Việt ở nước ngoài. Thực tế, mỗi người cầm trên tay chiếc smartphone là đã sẵn sàng trở thành “một cơ quan báo chí”. Vì thế, ông Lê Quốc Minh cho rằng, báo chí không thể cạnh tranh về tốc độ thông tin với mạng xã hội. Nhưng nếu đặt tiêu chí thông tin cân bằng, đa nguồn, khách quan, các tổ chức khác không bao giờ cạnh tranh được với báo chí. “Lấy sở trường của mạng xã hội để cạnh tranh với sở đoản của báo chí thì không thể cạnh tranh được. Làm hay hơn họ, tốt hơn họ, chuyên nghiệp hơn họ là điều chúng ta cần hướng tới”, ông Lê Quốc Minh nêu quan điểm. Nhà báo Trần Nhung - nguyên Tổng Biên tập báo Cựu Chiến binh - cho rằng, báo chí chính thống cần đồng hành với mạng xã hội để thực hiện nhiệm vụ thông tin cho độc giả, không nên đề cập việc cạnh tranh. Từ khi là Tổng Biên tập Báo Nhân dân, nhà báo Lê Quốc Minh đã tạo ra nhiều sự thay đổi, phát triển báo. Báo Nhân dân đã vượt trội hơn về mặt thông tin, nhưng vì sao chưa thực sự hấp dẫn bạn đọc? Cũng tại buổi sinh hoạt chuyên đề chiều 14/6, nhà báo Lê Nghiêm, nguyên Cục trưởng Cục Thông tin Đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông), Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, đề cập chủ đề “Quyền tự do báo chí”. Theo ông Nghiêm, ở Việt Nam, quyền tự do báo chí được định nghĩa là quyền tiếp cận thông tin. Đây là yếu tố quyết định trong việc bảo đảm quyền tự do báo chí. Báo chí có quyền và khả năng tự do tiếp cận thông tin, tìm kiếm và truyền tải thông tin quan trọng, đa dạng, thúc đẩy sự công khai, minh bạch và trách nhiệm. Gắn liền quyền tự do thông tin truyền thông, quyền cơ bản của mỗi công dân và báo chí là tự do biểu đạt, tìm kiếm và truyền tải thông tin. “Một nền báo chí mạnh mẽ và tự do giúp xây dựng xã hội thông tin, nơi mọi người có thể bàn bạc, đánh giá về những vấn đề quan trọng của đất nước”, nhà báo Lê Nghiêm nói. Ông cũng lưu ý, quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam phụ thuộc môi trường pháp luật, môi trường xã hội, sự cân nhắc giữa quyền tự do báo chí và các yếu tố an ninh quốc gia, trật tự an toàn thế giới. Về quyền cung cấp thông tin, Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam cho hay, đây là yếu tố giúp thức tỉnh, nâng cao dân trí và ý thức công dân, góp phần xây dựng xã hội. Trong đó, người dân có thể tham gia tích cực vào quá trình ra quyết định chính sách của chính quyền. Cùng đó, quyền tiếp cận thông tin góp phần chuyển đổi thông tin thành kiến thức và nhận thức về các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường; tạo điều kiện cho sự hòa giải và thỏa thuận xã hội. Việc thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác giúp giảm thiểu xung đột xã hội, tăng cường sự hiểu biết và đồng thuận xã hội. Nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Vi t Nam, T ng Biên tập Báo Nhân dân, tại bu i sinh hoạt chuyên đề của CLB Cafe Số. Lấy sở trường của mạng xã hội để cạnh tranh với sở đoản của báo chí thì không thể cạnh tranh được. Làm hay hơn họ, tốt hơn họ, chuyên nghiệp hơn họ là điều chúng ta cần hướng tới. ÔNG LÊ QUỐC MINH Tổng Biên tập Báo Nhân dân trả lời, mạng xã hội và báo chí là hai lĩnh vực tách rời. Báo chí không so sánh mình với mạng xã hội mà khuyến nghị các cơ quan báo chí phải có chiến lược truyền thông xã hội phù hợp. Khi ông Minh về Báo Nhân dân, fanpage của báo chỉ có 24.000 lượt thích, hiện nay nâng lên 300.000 lượt. Truyền hình Nhân dân trên nền tảng YouTube có khoảng 3,6 triệu lượt theo dõi. Những sản phẩm báo đưa lên TikTok có hàng triệu lượt người xem. Điều này cho thấy, báo chí cần chiếm lĩnh các nền tảng mạng xã hội để có chủ trương truyền thông phù hợp. Không chỉ Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đang có chiến lược chiếm lĩnh mạng xã hội rất tốt với những chương trình livestream, truyền hình thu hút đông đảo khán giả. Về câu hỏi vì sao Báo Nhân dân chưa thu hút độc giả, ông Minh cho biết, trước tiên, báo đang thực hiện đầy đủ nhiệm vụ chính trị của mình. Bên cạnh đó, báo ngày càng đổi mới, sản xuất nhiều sản phẩm khác biệt, như truyền thông các bài viết về tư tưởng Hồ Chí Minh, bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng… Nếu chỉ đơn thuần đăng tải một bài viết về những chủ đề này, có lẽ đọc xong, độc giả sẽ cất đi, trở thành tài liệu nghiên cứu khô khan. Báo Nhân dân đã xây dựng những website riêng, qua đó tạo được dấu ấn mạnh mẽ. Cuối năm 2023, báo Nhân dân ra trang về sản phẩm OCOP, thu hút sự quan tâm của độc giả. Gần nhất, sản phẩm báo in Bức tranh panorama hơn 3.000 m2 tái hiện 4.500 nhân vật giữa chiến trận bi tráng 56 ngày cuối cùng của trận Điện Biên Phủ, đã tạo ra cơn sốt truyền thông, thu hút đông đảo gen Z quan tâm về sự kiện lịch sử lớn của đất nước. Nội dung hay, công nghệ tốt tạo bản sắc báo chí “20 năm trước, chúng tôi nhấn mạnh vai trò của công nghệ trong báo chí, rằng công nghệ là phần không thể tách rời của Nguyên T ng Biên tập báo Cựu Chiến binh Trần Nhung đặt câu hỏi cho nhà báo Lê Quốc Minh.

11 KỶ NIỆM Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam Số 25 (4339) Thứ Năm (20/6/2024) NHÀ QUẢN TRỊ - NHÀ KHOA HỌC - NHÀ BÁO GS.VS TRẦN ĐÌNH LONG: MỖI NHÀ BÁO LÀ MỘT CHIẾN SĨ trên mặt trận khoa học và công nghệ NGUYÊN KHÔI Trong các nhiệm vụ của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - VUSTA) có công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức. Các nhà báo đã giúp VUSTA hoàn thành tốt nhiệm vụ này. Mỗi nhà báo thực sự là một chiến sĩ trên mặt trận khoa học và công nghệ. GS.VS Trần Đình Long - Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam - cho hay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam là ngôi nhà chung của 3 nhà: Nhà quản trị, nhà khoa học, nhà báo. Đây là thuận lợi rất lớn, bởi cả 3 “nhà” này đều có mối quan hệ khăng khít, tương hỗ nhau, thúc đẩy sự phát triển vững mạnh. Vinh dự của nhà khoa học khi được thế giới ghi nhận Vừa qua, nhân kỷ niệm 300 năm thành lập, Viện Hàn lâm khoa học Nga (RAS) đã vinh danh 100 nhà khoa học trên toàn thế giới. Trong số 6 nhà khoa học của Việt Nam được RAS vinh danh, 4 người thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Đó là GS.VS, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, Chủ tịch đầu tiên của VUSTA (ông mất năm 1997); GS.VS Nguyễn Văn Hiệu từng là Phó Chủ tịch VUSTA, Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam (ông mất năm 2022); GS.TSKH. VS Đặng Vũ Minh, Chủ tịch VUSTA giai đoạn 2010 - 2020, hiện là Chủ tịch danh dự của VUSTA; GS.VS. TSKH Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam. GS.VS.TSKH Trần Đình Long cho hay, hội đồng xét giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Nga rất khách quan. Ông hoàn toàn không biết việc xét này, vì không cần phải làm hồ sơ hay kê khai thành tích (giống như ở ta). Tự nhận mình chỉ là “hạt cát” bé nhỏ so với những nhà khoa học tiền bối, nhưng với GS Trần Đình Long, đây là vinh dự, tự hào. Niềm vinh dự này không chỉ đối với cá nhân nhà khoa học, mà còn cho nền khoa học nước nhà, bởi được thế giới biết tới và ghi nhận. GS Trần Đình Long cho hay, con người Việt Nam rất thông minh, năng động, sáng tạo. Nhiều nhà khoa học Việt Nam đã ghi danh trên bản đồ khoa học thế giới, đảm đương nhiều nhiệm vụ quan trọng. Những tên tuổi như GS Trần Đại Nghĩa, GS Hồ Đắc Di, GS Tôn Thất Tùng… đã vượt ra khỏi biên giới đất nước, được thế giới nể chứng từ. Trong khi đó, các quy định của liên quan đều nêu rất rõ có thể khoán tới sản phẩm cuối cùng. “Vẫn biết khó khăn chung, nhưng nếu có cơ chế để nhà khoa học phát huy tối đa sự sáng tạo của mình, sẽ rất tốt”, GS Trần Đình Long nói. Ông ủng hộ quan điểm nhà khoa học không phải lúc nào cũng đòi hỏi Nhà nước tăng lương hay đầu tư, bởi ngân sách hạn hẹp. Cái “xin” ở đây, chính là cơ chế, chính sách, để nhà khoa học tự làm ra sản phẩm, rồi sản phẩm đó quay trở lại đầu tư cho khoa học. Ví dụ, các viện như Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam nên phân làm 2 loại, nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Với nghiên cứu cơ bản, Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí. Nhưng với nghiên cứu ứng dụng, Nhà nước cho cơ chế tự chủ toàn diện, chứ không phải sự “nửa vời” như nhiều người vẫn nói vui. Chẳng hạn, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm có khoảng hơn 400 ha đất. Nếu được tự chủ về đất đai, liên doanh với các tập đoàn, có thể tạo ra những sản phẩm sinh lời rất lớn. Từ đó, quay trở về đầu tư phục vụ cho nghiên cứu, tạo điều kiện cho các nhà khoa học phát triển. Hoặc Viện Di truyền Nông nghiệp có phòng thí nghiệm trọng điểm với thiết bị được đầu tư giá trị từ 1-2 triệu USD. Nhưng là cơ quan của Nhà nước, không có đề tài, thiết bị tốt cũng “đắp chiếu”. Trong khi doanh nghiệp lại rất cần máy móc công nghệ cao như để chọn tạo giống… Nếu có sự liên doanh, liên kết với tập đoàn để sử dụng được phòng thí nghiệm trọng điểm ấy, hiệu quả đem lại sẽ rất lớn. “Đây là liên doanh, liên kết, không làm mất tài sản của Nhà nước, không trái Luật Đầu tư công. Đây chỉ là tạo cơ chế cho tự chủ một cách triệt để, từ đó có được hiệu quả cao nhất”, GS Trần Đình Long nói. Mỗi nhà báo cũng là chiến sĩ GS.VS Trần Đình Long cho hay, sự phát triển của khoa học và công nghệ cũng không tách rời báo chí, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học. Tiền thân của Liên hiệp Hội Việt Nam là Hội Phổ biến Kiến thức Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (được thành lập năm 1953). Ngay cái tên đã cho thấy công tác phổ biến kiến thức rất được coi trọng. Tờ báo đầu tiên của Liên hiệp Hội Việt Nam là Khoa học Thường thức, sau đổi thành Khoa học và Đời sống, được bạn đọc tin cậy, yêu mến. Trong các nhiệm vụ của Liên hiệp Hội Việt Nam, có nhiệm vụ tập hợp đội ngũ trí thức, phổ biến kiến thức đến Nhân dân hàng ngày, giờ. Chẳng hạn, ở lĩnh vực nông nghiệp, phổ biến cho bà con thông tin về giống mới, cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Với sức khỏe, cập nhật tình hình dịch bệnh, cách phòng tránh… Đó là nhiệm vụ rất quan trọng. Thông tin chính xác, kịp thời được cập nhật rất có ý nghĩa với Nhân dân, cả trong đời sống và sản xuất. GS Trần Đình Long cho hay, trước đây, ông chưa nghĩ báo chí là lực lượng quan trọng trong phát triển khoa học và công nghệ. Bây giờ, ông nhận ra vai trò quan trọng của báo chí không chỉ ở tuyên truyền, phổ biến kiến thức, mà còn đồng hành cùng nhà khoa học trong việc góp ý, phản biện chính sách. Ông Long lấy ví dụ, trước khi xây dựng Đề án Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, báo chí đã thông tin, tuyên truyền kịp thời. Đây là đóng góp rất lớn của các nhà báo. “Đặc biệt, VUSTA có một báo để tuyên truyền, phổ biến kiến thức, có ý nghĩa rất lớn. Thực sự, mỗi nhà báo cũng là một chiến sĩ trên mặt trận phát triển khoa học và công nghệ. Tôi mong Tri thức và Cuộc sống sẽ kế thừa, giữ được thương hiệu của mình, tiếp tục đưa thông tin khoa học chính xác, hữu ích đến Nhân dân”, GS.TS Trần Đình Long bày tỏ. GS.VS Trần Đình Long sinh năm 1941 ở Cẩm Khê, Phú Thọ. Ông là “cha đẻ” của 26 giống cây trồng mới, trong đó có 10 giống đậu tương, 6 giống lạc mới và 4 giống đậu xanh được công nhận là giống quốc gia. Các giống này đã tăng thu nhập cho nông dân từ 15 - 20% so với giống cũ. Hai giống được cấp bằng bảo hộ quyền tác giả là Lạc L23 và Đậu tương ĐT26. Với ông, đó là niềm hạnh phúc nhất của một nhà khoa học, chứ không phải giải thưởng. TS Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghi p và Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Vi n nghiên cứu Lúa quốc tế IRi, tặng kỷ ni m chương của vi n ngày 2/5/2024. Vấn đề là làm sao để khoa học Việt Nam có thể vươn tầm thế giới, các nhà khoa học được phát huy tối đa sức sáng tạo, tài năng của mình, cống hiến cho đất nước. GS TRẦN ĐÌNH LONG Mỗi nhà báo cũng là một chiến sĩ trên mặt trận phát triển khoa học và công nghệ. Tôi mong Tri thức và Cuộc sống sẽ kế thừa, giữ được thương hiệu của mình, tiếp tục đưa thông tin khoa học chính xác, hữu ích đến Nhân dân. GS TRẦN ĐÌNH LONG trọng. Ngay từ thế hệ trẻ, chúng ta cũng đã không thiếu người giỏi, người tài. Điều đó có thể thấy qua thành tích tại các kỳ thi Olympic quốc tế… “Vấn đề là làm sao để khoa học Việt Nam có thể vươn tầm thế giới, các nhà khoa học được phát huy tối đa sức sáng tạo, tài năng của mình, cống hiến cho đất nước”, GS Trần Đình Long nói. Cần cơ chế để nhà khoa học “tự nuôi mình” GS.VS Trần Đình Long cho hay, là nhà khoa học, khi ông làm quản lý ở lĩnh vực từng hoạt động chuyên môn, một lợi thế rất lớn là hiểu được tâm tư của mọi người, từ đó có sự thông cảm. Chúng ta luôn coi khoa học là quốc sách, Nghị quyết của Đảng nêu rất rõ, nhưng thực thi thế nào lại là vấn đề. Thực tế, ở nhiều đơn vị, điều kiện để nhà khoa học làm việc có hạn chế, trong đó có sự cứng nhắc của cơ chế tài chính. Chẳng hạn, một người làm chủ nhiệm đề tài Nhà nước phải tiêu tốn tới 75% cho việc thanh toán

12 KỶ NIỆM Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam Số 25 (4339) Thứ Năm (20/6/2024) CHỦ TỊCH HĐTV, TỔNG GIÁM ĐỐC NXB GIÁO DỤC NGUYỄN TIẾN THANH: “Một ông làm báo chuyển sang làm giáo dục… hy vọng để lại dấu ấn trong ngành xuất bản” NGỌC ANH - TUYẾT VÂN (thực hi n) Ông Nguyễn Tiến Thanh mong muốn làm tốt công việc ở đơn vị mới - NXB Giáo dục, phát huy được những thành tựu để… khi về hưu, người ta sẽ bảo: À! Có một ông làm báo chuyển sang làm giáo dục và cũng đã để lại được dấu ấn trong ngành xuất bản… Bộ trưởng Bộ GD&ĐT vừa ban hành quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên NXB Giáo dục Việt Nam, từ ngày 15/5. Trước đó, ông Thanh là Tổng biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật thuộc Hội Luật gia Việt Nam. Nhiệm vụ cốt lõi mang tính sinh tử phát triển NXB Giáo dục O Đang đạt nhiều thành công trong lĩnh vực báo chí, vì sao ông đột ngột “quay xe”? Tôi chưa từng có kế hoạch ngày nào đó rời xa báo chí. Tất cả đều là cơ duyên. Báo chí và xuất bản là hai lĩnh vực gần gũi. Cha tôi vốn làm nghề xuất bản nên từ bé tôi đã yêu thích làm sách. Gốc của tôi là giáo dục nên về NXB Giáo dục rất phù hợp. Tôi cũng muốn có trải nghiệm mới trong công việc. Tôi bắt đầu chặng đường làm báo từ số 0. Lần này, có duyên với vị trí đứng đầu ngành xuất bản. Ở một vị thế khác, tôi muốn xem mình có đóng góp được gì không. O Khó khăn trong cương vị mới của ông là gì? Công việc mới tưởng giống báo chí nhưng thực ra rất khác. Sách giáo dục và giáo khoa khác hẳn hình dung của tôi rất nhiều. Mỗi năm, chỉ riêng việc tập huấn cho giáo viên đã rất phức tạp, tốn kém. Quy mô NXB Giáo dục ở tầm cỡ khác. Công ty mẹ - NXB Giáo dục - có 38 công ty cổ phần là công ty con, thực hiện nhiều nhiệm vụ. Tổng doanh thu NXB Giáo dục hàng năm chiếm 70-80% doanh thu ngành xuất bản. Đây vừa là doanh nghiệp Nhà nước, phải bảo toàn vốn, có lợi nhuận, vừa phải bình ổn giá sách, an sinh xã hội… nên rất khó khăn phức tạp. NXB lại chịu sự điều chỉnh của 2 luật: Luật Doanh nghiệp và Luật Xuất bản, có nhiều điểm không giống nhau nên khó hơn rất nhiều. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ khen ngợi Bộ GD&ĐT, trong đó có NXB Giáo dục với thành tích góp phần bình ổn chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Giá sách giáo khoa (SGK) giảm 15% góp phần giảm chi phí tiêu dùng cho các gia đình, bình ổn chỉ số giá tiêu dùng. Qua đó có thể thấy, chỉ là quyển sách nhỏ nhưng ảnh hưởng trực tiếp chi tiêu của từng gia đình. Một doanh nghiệp có chức năng an sinh xã hội chịu nhiều áp lực khác nhau. Nhiều việc xã hội không hiểu bởi thiếu truyền thông. Ví dụ, chỉ riêng năm ngoái, số tiền NXB Giáo dục cấp phát sách miễn phí hỗ trợ cho đồng bào vùng sâu, vùng xa hơn 100 tỷ đồng. Ngoài ra, áp lực phải giảm giá SGK cũng rất lớn. O Sắp tới, ông làm thế nào để hài hòa, cân bằng các tiêu chí đó, giải quyết những thách thức? May mắn cho tôi, NXB Giáo dục là đơn vị hoạt động quy củ, nguồn nhân lực tốt, không NXB nào sánh được. Ban lãnh đạo đều là những người ít nhất có học vị tiến sĩ. Nhân sự 2 - 3 thế hệ gắn bó, coi NXB Giáo dục không chỉ là cơ quan mà như ngôi nhà thứ hai. Vị thế NXB Giáo dục đang dẫn đầu. Do vậy, việc chính của tôi là giữ gìn được thương hiệu của đơn vị và phải làm được những việc mà trước đây còn đang “lấn cấn”. Ví dụ, tăng cường truyền thông và thương hiệu; giải quyết bài toán doanh nghiệp và xuất bản; hài hòa giữa hiệu quả kinh tế và sản phẩm mang lại tri thức, thương hiệu cho NXB… Hiện, công việc mảng sách giáo khoa quá nhiều nên những lĩnh vực khác của sách giáo dục và thiết bị trường học chưa phát triển như kỳ vọng. Điều nữa tôi nghĩ cần làm là đổi mới doanh nghiệp, đổi mới sản phẩm, giống như báo chí cũng phải đổi mới. Tình huống của NXB bây giờ giống của báo chí 10 năm trước. Đến ngày nào đó, chúng ta có còn SGK giấy không? Một số nước trên thế giới đã làm SGK điện tử, chúng ta đón đầu thế nào? Nếu không thay đổi nhanh, ngành xuất bản sẽ trở nên cồng kềnh, lạc hậu. Nhưng, mong muốn của tôi có làm được hay không còn tùy thuộc nhiều yếu tố, sự nỗ lực của mình và sự đồng cam cộng khổ của mọi người. Trước tiên, phải phát triển NXB cân bằng hơn. Phải là NXB Giáo dục chứ không phải NXB sách giáo khoa. Tiếp theo, phải đón đầu cơ hội, tạo ra sản phẩm mới phù hợp xu thế phát triển của thời đại. Tất nhiên, mình nghĩ vậy nhưng làm được hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố. O Có lẽ công cuộc cách mạng đó không thể không nói đến công nghệ số, AI. Ông có kế hoạch gì về ứng dụng công nghệ số? Đó không phải kế hoạch mà tôi xác định là nhiệm vụ cốt lõi mang tính sinh tử, hệ trọng với NXB trong tương lai. Không làm được điều này, nền xuất bản sẽ lạc hậu rất nhanh. Năm đến 10 năm nữa, sản phẩm đọc sẽ khác hẳn. Số hóa xuất bản không còn là vấn đề nữa mà là nhiệm vụ tất yếu phải tập trung toàn lực để làm. AI sẽ hỗ trợ nhiều trong việc sản xuất SGK, chương trình giảng dạy, tương trợ học sinh, giáo viên truyền đạt kiến thức. Điều này quan trọng lắm! O Ông có nghĩ AI sẽ làm thay đổi văn hóa đọc? Trong 20 năm nữa vẫn chưa thay thế được SGK giấy nhưng SGK điện tử và các sản phẩm công nghệ số hoặc AI sẽ hỗ trợ nhiều trong tương tác, cung cấp, chia sẻ kiến thức. SGK là sản phẩm nghiêm cẩn, không được phép sai nên sự truyền đạt của giáo viên tới học sinh vẫn cần một học liệu chuẩn. Đang có sự chuyển đổi trong văn hóa đọc, thay vì đọc sách giấy, nhiều người đọc sách điện tử, nghe radio, xem video... Thực ra, nếu nói văn hóa đọc thì đọc sách giấy hay trên thiết bị điện tử đều là đọc. Tôi cho rằng, văn hóa đọc sách giấy vẫn chiếm ưu thế hơn so với sách trên các thiết bị điện tử. Sách giấy có thể tặng nhau được. Đối với người già, trẻ em, sách giấy, truyện tranh phù hợp và hấp dẫn hơn. Đối tượng của NXB Giáo dục là học sinh nên sách giấy phù hợp và ưu thế hơn. O Có người đồ rằng, ông vẫn đau đáu xuất bản sách sau nhiều năm chinh chiến, sương gió trên mặt trận báo chí nên lựa chọn rẽ sang làm sách. Phải chăng chặng đường sắp tới, ông dành nhiều thời gian hơn để viết? Thú thật, sang đây công việc nhiều, từ 7h sáng đến tối không lúc nào dứt. Chỉ riêng phần nội dung, một ngày phải ký cả xe bản thảo sách. Trong một năm, khoảng 20.000 chữ ký bản thảo. Việc quá nhiều, từ nội dung đến kinh doanh, nên tôi e rằng không có thời gian cho thơ văn. Nhưng sáng tạo văn thơ không nói trước được. Có thể rất bận, cảm hứng đến thì cũng nhanh thôi. Tháng sau, tôi dự định ra tập thơ. Đó Ông Nguyễn Tiến Thanh - Chủ tịch HĐTV, T ng giám đốc NXB Giáo dục. Ảnh: Xuân Phú Phải phát triển NXB cân bằng hơn. Phải là NXB Giáo dục chứ không phải một NXB sách giáo khoa. Sản phẩm báo chí phải được độc giả đón nhận mới thực sự là kinh tế báo chí. Ông Nguyễn Tiến Thanh sinh năm 1968, hiện là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ông Thanh có hơn 30 năm gắn bó với báo chí, trong đó có hơn 20 năm làm quản lý, trải qua các vị trí phóng viên Báo Thanh Niên, Phó ban Biên tập Báo Thanh Niên, Phó Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, Phó Tổng biên tập và sau đó là Tổng Biên tập Báo Đời sống và Pháp luật, Tổng Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật. Ông được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời là Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên NXB Giáo dục Việt Nam kể từ ngày 15/5. Thời hạn giữ chức vụ là 5 năm. NHÀ QUẢN TRỊ - NHÀ KHOA HỌC - NHÀ BÁO

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==