Khoa học và Đời sống số 24-2024

Số 24 (4338) Thứ Năm (13/6/2024) 3 CHUYỂN ĐỘNG 247 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp lãnh đạo chủ chốt TIỂU PHƯƠNG Chiều 12/6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp lãnh đạo chủ chốt để đánh giá về tình hình, kết quả công việc tháng 4, tháng 5/2024 và nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Tại cuộc họp, lãnh đạo chủ chốt nhấn mạnh, bên cạnh những thời cơ và thuận lợi, chúng ta đang và sẽ đối diện nhiều khó khăn, thách thức do tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn, xung đột leo thang; biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh tác động nặng nề… Vì vậy, các cấp, ngành tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết, thống nhất; phối hợp nhịp nhàng, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ hiệu quả. Cụ thể, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Có giải pháp ổn định thị trường, giá cả, nhất là đối với xăng, dầu, hàng hóa thiết yếu, nhà ở và lương thực, thực phẩm. Thực hiện giải pháp đồng bộ, hiệu quả, quản lý chặt chẽ thị trường vàng gắn với giữ vững tỷ giá, ổn định kinh tế vĩ mô. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia, các công trình, dự án, hạ tầng quan trọng, trọng điểm quốc gia. Khẩn trương triển khai quy hoạch đã ban hành, nhất là Quy hoạch Điện VIII, các vùng, tỉnh; tập trung hoàn thành phê duyệt quy hoạch còn lại. Chủ động xây dựng phương án, kế hoạch phù hợp, bảo đảm đủ điện, nước, xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế, tổ chức thi hành pháp luật, nhất là đối với luật mới có hiệu lực; bảo đảm hiệu quả, đồng bộ, kịp thời. Thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Tăng cường biện pháp phòng, chống thiên tai, cháy nổ, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn; bảo đảm an toàn giao thông, an ninh, an toàn thực phẩm. Tập trung làm tốt công việc để chuẩn bị chỉ đạo Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng; tập trung hoàn thiện dự thảo các văn kiện Đại hội XIV của Đảng để trình Hội nghị Trung ương 10 theo kế hoạch, rà soát, bổ sung quy hoạch các cấp để chuẩn bị cho đề án nhân sự đại hội đảng các cấp. Tiếp tục làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, truy tố, xét xử những vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi. Chỉ đạo, đôn đốc các tổ chức Đảng khắc phục vi phạm, khuyết điểm đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương và cơ quan chức năng kết luận. Tích cực tuyên truyền, giáo dục, kịp thời định hướng tư tưởng, dư luận về công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực... Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Triển khai có hiệu quả công tác đối ngoại, tăng cường quan hệ với các nước, đối tác quan trọng, ưu tiên, thúc đẩy và tổ chức chu đáo sự kiện đối ngoại trong và ngoài nước, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Lãnh đạo chủ chốt cũng yêu cầu làm tốt công tác cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ; đẩy mạnh đấu tranh, xử lý hiệu quả thông tin xấu, sai sự thật, thông tin chống phá của các thế lực thù địch... Chấn chỉnh tình trạng một số cơ quan báo chí chấp hành không nghiêm quy định thông tin, tuyên truyền; đưa tin, bài thiếu kiểm chứng, hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, gây hoang mang, ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội. Thực hiện tốt công tác vận động quần chúng, công tác dân tộc, tôn giáo nhằm hạn chế những tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN. Cần mức sàn lương hưu để đảm bảo an sinh PGS.TS Bùi Thị An cho rằng, khi không còn mức lương hưu tối thiểu, cần đảm bảo có mức sàn an sinh để người về hưu đủ sống. Mức lương hưu hàng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu được quy định tại Luật Bảo hiểm Xã hội hiện hành là bằng mức lương cơ sở, hiện 1,8 triệu đồng. Tuy nhiên, theo chủ trương bỏ lương cơ sở khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương, dự thảo Luật sửa đổi không còn quy định này. Theo PGS.TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển Cộng đồng (thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), khi không còn mức lương hưu tối thiểu, cần đảm bảo có mức sàn an sinh để người về hưu đủ sống. “Đây là vấn đề vĩ mô cho xã hội, đặc biệt trong bối cảnh vấn đề già hóa dân số đang diễn ra rất nhanh. Thực tế, mức lương hưu không đủ trang trải cuộc sống, nhiều người về hưu vẫn đi làm”, PGS.TS Bùi Thị An nói. Bà An cho rằng, chúng ta thường hay nói đi làm sau tuổi nghỉ hưu cho vui, khỏe. Đây cũng là một lý do, nhưng đại đa số đi làm vì lương hưu không đủ sống, đặc biệt với những người nghỉ hưu trước năm 1995, hiện có mức lương rất thấp. Thậm chí, kể cả cán bộ trí thức khoa học - thuộc nhóm hưởng cao hơn, vẫn không đủ sống. Theo PGS. TS Bùi Thị An, vấn đề này cần nhìn nhận thấu đáo, với chính sách bao trùm, để khi người lao động về hưu có lương tối thiểu đủ sống. Mặc dù vậy, bài toán này không thể giải quyết ngay lập tức, mà cần quá trình “dài hơi”. THIÊN TUẤN Vì sao Tổng Giám đốc VEAM Phan Phạm Hà bị bắt? Ngày 12/6, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an thành phố đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Mua bán trái phép hóa đơn, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, xảy ra tại Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam. Theo tài liệu điều tra, Phan Phạm Hà - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) - đã chỉ đạo nhân viên cấp dưới kê khống giá trị hợp đồng; chỉ đạo lập hồ sơ thanh toán chi phí tiếp khách sai quy định, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng cho Tổng Công ty VEAM. Ngoài ra, Thái Đức Minh, Trưởng ban Kinh doanh và Phát triển thị trường; Nguyễn Thị Mai Hương, Kế toán trưởng và nhiều nhân viên mua, sử dụng hóa đơn tiếp khách khống để “rút” tiền của Tổng Công ty, gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng. Căn cứ tài liệu thu thập được, ngày 6/6, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Phan Phạm Hà - Tổng Giám đốc, Nghiêm Trọng Thăng - Phụ trách Văn phòng VEAM về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, quy định tại khoản 3, Điều 356, Bộ luật Hình sự. Các quyết định và lệnh đã được Viện KSND TP Hà Nội phê chuẩn. Các đối tượng Thái Đức Minh và Nguyễn Thị Mai Hương hiện bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công TP Hà Nội đang truy tìm, để xử lý theo quy định của pháp luật. GIA ĐẠT Tổng Giám đốc VEAM Phan Phạm Hà. SJC còn dư địa giảm, người dân nên mua vàng thời điểm hợp lý Trước thực trạng nhiều người dân có tâm lý đổ xô mua gom vàng, giới chuyên gia cảnh báo, giá vàng trong nước còn nhiều dư địa giảm, dần về mức chênh hợp lý. Người mua có thể đối diện nguy cơ rủi ro nếu mua vàng thời điểm này. Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, giá vàng trong nước có thể tiếp tục giảm thời gian tới. Ngân hang Nha nươc có thể giao xuống mức giá thấp hơn, khoảng 75-76 triệu đồng/lượng. Vi vây, ngươi dân cân bình tĩnh chứ không nên vội vàng “ôm” vàng lúc này. Theo ông Thịnh, Ngân hàng Nhà nước cho rằng đủ lượng vàng bán cho người dân là điều dễ hiểu, vì việc nhập khẩu vàng hiện nay không quá lo ngại vấn đề giá cả. Tuy nhiên, việc nhập khẩu vàng sẽ phải xem xét cân đối với tỷ giá ngoại tệ, cần được tính toán để có thể hỗ trợ tăng trưởng xuất nhập khẩu, từ đó phát triển sản xuất kinh doanh. Chuyên gia này cho răng, người dân có tài sản đầu tư nên chọn các lĩnh vực khác để sinh lời, như sản xuất kinh doanh, bất động sản…, thay vì “đổ hết” vào vàng. Giữ vàng chỉ là giữ giá trị, còn thực tế khả năng sinh lời không cao, chỉ nên ở mức 30% là hợp lý. TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, cung khuyên nghi tỷ lệ dành 1/3 giá trị tài sản cho kim loại quý. Người dân cần cân nhắc tới giá trị vàng trong danh mục tài sản để hạn chế rủi ro có thể phát sinh trước những biến động bất ngờ của thị trường. Tai buổi gặp gỡ báo chí ngày đầu bán giá bình ổn, Tổng Giám đốc SJC Lê Thúy Hằng cho rằng, người dân nên cân nhắc, lựa chọn thời điểm mua và bán hợp lý để tránh thiệt thòi. “Thủ tướng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước can thiệp kịp thời nhằm ổn định thị trường vàng. Vì vậy, người dân nên cân nhắc khi mua”, bà Hằng khuyến nghị. Trong khi đo, ông Đào Xuân Tuấn - Vụ trưởng Quản lý ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước) - cũng cho rằng, giá bán vàng của các ngân hàng quốc doanh và Công ty SJC có thể còn giảm trong thời gian tới. Người dân cần thận trọng khi mua trong bối cảnh giá vàng thế giới đầy biến động hiện nay. KHÁ NH HOÀ I (T/H)

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==