Khoa học và Đời sống số 24-2024

Số 24 (4338) Thứ Năm (13/6/2024) 15 THÂM CUNG BÍ SỬ TRI THỨC NHÂN LOẠI QUIZZ TEST SỐ 24 Dòng sông bắt nguồn từ Việt Nam dài nhất? A: Sông Tiền B: Sông Cửu Long C: Sông Đồng Nai Đáp án đúng Quizz test số trước: A: Lào Cai Cổng trời Ô Quy Hồ (Khu du lịch Cổng trời Ô Quy Hồ) thuộc xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu; nằm bên cạnh Quốc lộ 4D, cách thị xã Sa Pa khoảng 15 km, cách thành phố Lai Châu khoảng gần 50km. Với độ cao hơn 2.000 m so với mực nước biển, khi đứng trên đỉnh đèo Hoàng Liên Sơn trải tầm mắt ra thật xa phía chân trời, du khách sẽ thấy được sự bất tận bao la của đất trời Tây Bắc, núi non trùng điệp, biển mây trắng xoá, khung cảnh đẹp hư ảo khiến con người ta không khỏi động lòng. Cổng trời Ô Quy Hồ hay còn được gọi với cái tên khác là khu du lịch sinh thái đỉnh đèo Hoàng Liên là khu du lịch được thiết kế và đầu tư xây dựng trên diện tích 52ha với hệ thống nhà hàng & Coffee, khu nghỉ dưỡng, massage,... có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của du khách khi đến tham quan, khám phá và đây cũng là một trong những địa điểm check in “hot hit” của bất kỳ du khách khi dừng chân. PHONG THỦY lăng tẩm Vua nhà Nguyễn ở Huế QUỐC LÊ Ngay khi tại vị, các Vua nhà Nguyễn đã cho tiến hành khảo sát địa thế, lập đồ án xây dựng lăng tẩm cho mình. Các thầy địa lý nổi tiếng nhất phải mất hàng tháng hoặc hàng năm trời dò tìm long mạch… Cố đô Huế là nơi tọa lạc lăng tẩm của 7 vị Vua nhà Nguyễn, gồm: Lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức, lăng Dục Đức, lăng Đồng Khánh và lăng Khải Định. Các khu lăng mộ này được coi là kiệt tác của kiến trúc phong thủy Huế. Kiệt tác của kiến trúc phong thủy Huế Ngược dòng lịch sử, ngay khi tại vị, các Vua nhà Nguyễn đã cho tiến hành khảo sát địa thế, lập đồ án xây dựng lăng tẩm cho mình. Các quan ở Khâm Thiên Giám, bộ Lễ, bộ Công đi tìm cuộc đất, ngày khởi công, trình đồ án kiến trúc cho Vua ngự duyệt. Các thầy địa lý nổi tiếng nhất phải mất hàng tháng hoặc hàng năm trời dò tìm long mạch để có địa cuộc đại cát hội đủ các yếu tố minh đường huyền thủy, tiền án hậu chẩm, sơn triều thuỷ tụ, tả thanh long hữu bạch hổ... Huyền cung (nơi đặt quan tài) phải đúng long mạch. Ngoài sông, núi, khe, hồ của tự nhiên là lầu, đài, đình, tạ hoặc đắp thêm núi đất làm án, chẩm, hoặc đào thêm hào, khe làm huyền thủy... hình thành nên những tòa lăng tẩm với kiến trúc độc đáo, cảnh quan hài hoà, hùng vĩ mà thơ mộng. Nhìn bao quát không gian lớn mới thấy hết vẻ hoành tráng của lăng và mối liên hệ với những thực thể địa lý xa đến hàng chục cây số. Lăng Gia Long có diện tích hơn 20 ha, nằm trên núi Thiên Thọ, có núi án là Đại Thiên Thọ, xung quanh có 36 ngọn núi chầu vào. Lăng Minh Mạng rộng 15 ha, nằm trên núi Cẩm Kê (Hiếu Sơn), có núi Kim Phụng chầu, toàn lăng như một người nằm gối lên đồi cao, chân tay duỗi ra phía ngã ba sông. Quan Lê Văn Đức tìm ra đất này được vua thăng hai cấp. Lăng Thiệu Trị nằm trên núi Thuận Đạo, rộng 6ha, theo thế “sơn chỉ thủy giao” (núi dừng, nước giao). Phía trước có đồi Vọng Cảnh chầu bên phải, núi Ngọc Trản chầu bên trái thành thế “tả thanh long, hữu bạch hổ”. Trước lăng có núi Chằm làm tiền án, phía sau có núi Kim Ngọc làm hậu chẩm... Trừ lăng Khải Định, khu lăng tẩm nào cũng chia làm hai phần chính là lăng và tẩm. Lăng là nơi an táng thi hài vua, tẩm là hành cung nơi vua làm việc, sinh hoạt, giải trí kiến trúc mô phỏng như hoàng cung. Vua thỉnh thoảng ngự giá đến đây để tiêu khiển, ngắm cảnh, làm thơ... Nét đặc biệt Với quan niệm “Sống gửi thác về”, lăng tẩm là hoàng cung vĩnh hằng của các vị vua. Vì thế, trong hầu hết các lăng tẩm đều trang trí vô số hoa văn các chữ “thọ”, “hỷ”, hình ảnh sông núi thân quen, những bức họa sinh động để không có cảm giác chết chóc, nặng nề. Lăng được kiến trúc từ thấp lên cao. Ngoài cùng là thành bao bọc, có hồ thả sen, bờ hồ trồng sứ, cây cảnh. Cổng chính là đến một sân gạch rộng, hai bên sân có đúc tượng người, voi, ngựa bằng đá, gọi là sân chầu. Tiếp đó là Bi đình (nhà bia) là toà nhà nhỏ có một tấm bia lớn trên bệ đá cao gọi là bia Thánh đức thần công. Trong bia khắc bài ký ghi nhớ công đức của Vua. Sau lưng Bi đình là hai trụ hoa biểu (trụ dẫn linh hồn) cao vút. Qua Bi đình là tẩm điện, thờ thần vị của hoàng đế và hoàng hậu, bên ngoài bày những đồ ngự dụng lúc sinh thời. Phía trong Tẩm điện và hai bên có hai dãy nhà lớn gọi là Tả hữu tùng viện để các bà phi và kẻ hầu ở... Nhà nghiên cứu Huế Phan Thuận An đã đúc kết phong cách nghệ thuật của bảy khu lăng tẩm như sau: Lăng Gia Long hoành tráng, lăng Minh Mạng thâm nghiêm, lăng Thiệu Trị thanh thoát, lăng Tự Đức thơ mộng, lăng Dục Đức đơn giản, lăng Đồng Khánh xinh xắn, Lăng Khải Định tinh xảo. Sân chầu ở lăng Gia Long. Khu tẩm điện của lăng Thiệu Trị nhìn từ hồ Điện. TÂM ANH (theo LS) Trong những thập kỷ qua, các chuyên gia, nhà khảo cổ đã khai quật khá nhiều mộ cổ ở nghĩa địa Saqqara. Theo đó, họ tìm thấy hàng trăm xác ướp hàng ngàn tuổi của người Ai Cập cổ đại. Thậm chí, còn tìm thấy một số xưởng xác ướp - nơi người Ai Cập ướp xác thi hài người quá cố. Vì vậy, nghĩa địa cổ đại này đã trở thành địa điểm hấp dẫn giới khảo cổ. Nghĩa địa xác ướp Saqqara lớn nhất Ai Cập cổ đại Theo nghiên cứu của các chuyên gia, người Ai Cập cổ đại đã chôn cất người chết tại nghĩa địa Saqqara trong hàng nghìn năm. Lý do nhiều người Ai Cập được chôn cất tại nghĩa địa Saqqara đã được các chuyên gia giải mã. Theo ông Nico Staring, nhà Ai Cập học và nhà nghiên cứu khách mời tại Đại học Leiden (Hà Lan), Saqqara đã được người Ai Cập thời cổ đại sử dụng hàng nghìn năm và “lý do được chôn cất tại địa điểm này khác nhau theo thời gian”. Nhà nghiên cứu Staring cho biết thêm một lý do quan trọng là Saqqara nằm gần thành phố Memphis. “Thật khó để phóng đại tầm quan trọng của Memphis đối với Saqqara. Saqqara nên được xem như một phần của môi trường sống đô thị rộng lớn hơn. Người dân sống ở Memphis đã định hình và tái định hình nghĩa địa qua nhiều thế hệ. Vì vậy, lịch sử cuộc sống của cả thành phố và nghĩa địa của nó gắn bó chặt chẽ với nhau”, nhà nghiên cứu Staring nói. Trong khi đó, Salima Ikram, Giáo sư Ai Cập học tại Đại học Mỹ ở Cairo lý giải Saqqara là nghĩa địa chính gắn liền với thủ đô Memphis của Ai Cập thời cổ đại. Nơi đây là một trung tâm hành chính trong suốt chiều dài lịch sử Ai Cập thời cổ đại cũng như là một trung tâm tôn giáo lớn tôn thờ nhiều vị thần. Tiếp đến, Saqqara trở thành nghĩa địa nổi tiếng, nhiều người muốn được chôn cất tại đây sau khi qua đời là vì một số pharaoh Ai Cập đầu tiên đã xây dựng lăng mộ của họ ở đó. Cụ thể, trong triều đại thứ hai (khoảng năm 2800 trước Công nguyên đến năm 2650 trước Công nguyên), các pharaoh Hotepsekhemwy, Reneb và Ninetjer đều xây dựng lăng mộ tại Saqqara. Pharaoh Ai Cập của triều đại thứ ba là Djoser đã xây dựng một kim tự tháp bậc thang nổi tiếng ở Saqqara. Công trình kỳ vĩ này còn tới ngày nay và trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng, hấp dẫn du khách. Ngoài ra, một số pharaoh khác bao gồm các nhà vua của triều đại thứ năm Userkaf, Unas và Djedkare Isesi cũng đã cho người xây dựng các kim tự tháp làm lăng mộ tại Saqqara. Khi các pharaoh được chôn cất tại Saqqara, nhiều quan chức đã xây lăng mộ mastaba ở khu vực lân cận. Khu nghĩa địa rộng lớn này không chỉ dành cho hoàng gia mà cả tầng lớp hoàng tộc, quan lại... Một lý do khác khiến Saqqara trở thành lựa chọn hàng đầu để xây dựng lăng mộ là vì địa điểm này được người Ai Cập cổ đại tin rằng có sự liên kết với các vị thần. Theo họ, Saqqara là nơi ở của nhiều vị thần nổi tiếng như thần chết Sokar. Vậy nên, pharaoh Ai Cập cũng như những nhóm đối tượng khác muốn được chôn cất ở Saqqara sau khi qua đời. Cứ như vậy, trải qua nhiều thế kỷ, nghĩa địa này là nơi an nghỉ ngàn thu của hàng trăm cho tới hàng ngàn người.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==