Khoa học và Đời sống số 22-2024

Số 22 (4336) Thứ Năm (30/5/2024) 5 SỨC KHỎE MỚI QUÉT QRCODE ĐỌC CHI TIẾT Ăn uống vô độ, chán ăn... cẩn thận mắc bệnh tâm thần THUÝ NGA Nhiều người mắc rối loạn cảm xúc ăn uống như ham ăn, ăn uống vô độ, ... nhưng bị nhầm thành bệnh khác và thường đi khám tại các khoa tiêu hóa, nội tiết, tai mũi họng mà không biết đó là do bệnh tâm thần. “Bệnh nhân mắc chứng ăn vô độ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: Tổn thương, viêm dạ dày, đau họng hoặc xuất huyết tiêu hóa. Trường hợp lạm dụng thuốc nhuận tràng, người bệnh có thể gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa mất trương lực cơ, mất cân bằng điện giải, rối loạn nhịp tim, thiếu máu.... Bệnh có nguy cơ tự sát cao”, ThS.BS. Vũ Sơn Tùng, Phó Phòng điều trị Rối loạn cảm xúc và ăn uống, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo. Nhập viện tâm thần vì ăn uống vô độ Theo các bác sĩ của Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai, những người mắc hội chứng cuồng ăn, ăn không ngơi miệng có thể mắc chứng bệnh liên quan đến tâm thần. BS Nguyễn Kim Anh, Phó Phòng điều trị Rối loạn cảm xúc và ăn uống, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ: Viện mới tiếp nhận trường hợp sinh viên nữ đến viện khám do ăn uống vô độ. Người bệnh sinh ra và lớn lên trong gia đình có điều kiện khá giả, có học lực giỏi. Qua quá trình tiếp xúc, bác sĩ nhận thấy bệnh nhân là người dễ xúc động, yêu bản thân. Theo chia sẻ của nữ sinh, vào năm cuối lớp 12, em có yêu một bạn nam nhưng bị từ chối vì béo. Từ đó nữ sinh đã tìm mọi cách để giảm cân liên tục trong 6-7 tháng. Kết quả nữ sinh đã giảm được 8kg. Nhưng sau giảm cân, bệnh nhân cảm thấy hình thể quá gầy nên bắt đầu ăn nhiều hơn và thích ăn thức ăn giàu năng lượng. Sau những bữa ăn như vậy, số lượng cơn thèm ăn ngày càng tăng lên, bệnh nhân tìm mọi cách để ăn nhiều hơn và sau đó lại sử dụng thuốc nhuận tràng và nhịn ăn. Trung bình mỗi tuần nữ sinh xuất hiện 3-4 cơn thèm ăn. Cơn thèm ăn còn xuất hiện cả vào ban đêm. Bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi, không thể đi học, tâm trạng bi quan, chán nản, ít tiếp xúc với mọi người, không hứng thú, dễ cáu gắt, kết quả học tập kém… Lúc này người nhà mới đưa bệnh nhân tới bệnh viện khám. Kết quả khám bệnh cho thấy, bệnh nhân mắc chứng ăn vô độ tâm thần. Bệnh nhân đã được sử dụng thuốc chống trầm cảm, điều trị nội trú một tháng và giảm các cơn thèm ăn uống. Sau 2 tháng điều trị, bệnh nhân hết cơn thèm ăn, cảm xúc ổn định. Theo ThS.BS Vũ Sơn Tùng các ca lâm sàng mà Viện Sức khỏe Tâm thần tiếp nhận là điển hình cho việc ăn vô độ tâm thần. Dấu hiệu nhận biết ăn vô độ tâm thần gồm những triệu chứng: Cân nặng của cơ thể bình thường hoặc trên trung bình một chút nhưng luôn bị ám ảnh về cân nặng; Lặp đi lặp lại việc ăn vô độ và không thể ngừng ăn; Tự gây nôn; Tập thể dục quá mức, cuồng tập thể dục, người suy kiệt vẫn tập 2-3 lần/ngày; Gặp các vấn đề men răng do thường gây nôn; Lạm dụng thuốc nhuận tràng, nhu động ruột bị tổn thương, gây rối loạn tiêu hoá; Mệt THAY ĐỔI THÓI QUEN ĂN UỐNG, SINH HOẠT ĐỂ TRỊ BỆNH Uống đủ nước: Tăng lượng nước uống sẽ giúp xoa dịu cơn đói, giảm lượng calo nạp vào cơ thể, kiềm chế cảm giác thèm ăn và từ đó giúp giảm tình trạng ăn quá nhiều; Tránh bỏ bữa: Bỏ bữa sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn, tăng nguy cơ ăn quá nhiều thức ăn ở bữa sau. Vì vậy, nên ăn đủ bữa, điều độ, duy trì thói quen ăn uống này một cách nghiêm túc; Bỏ chế độ ăn kiêng: Chế độ ăn kiêng quá nghiêm ngặt có thể là nguyên nhân gây ra các đợt ăn uống vô độ. Tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ như: trái cây, rau củ, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt,...; Tập luyện thể thao gồm: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, tập yoga,...giúp kiểm soát chứng ăn vô độ và giảm mức độ căng thẳng, cải thiện tâm trạng, ngăn ngừa tình trạng ăn uống theo cảm xúc. Bổ sung thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, các loại đậu vào chế độ ăn (cho cảm giác no lâu, kiểm soát sự thèm ăn, tăng cường trao đổi chất); ngủ đủ giấc, đảm bảo 8 tiếng/ngày. Bác sĩ Tùng tư vấn cho bệnh nhân bị rối loạn tâm thần do ăn uống mỏi, ít năng lượng; Thiếu tự tin về bản thân và ngoại hình; Xuất hiện cảm giác bản thân ăn nhiều, chán ghét bản thân; Than phiền, chán nản, bận tâm quá mức về cơ thể. ThS.BS. Vũ Sơn Tùng, cho biết ăn uống vô độ tâm thần thường khởi phát ở tuổi vị thành niên và chủ yếu ở nữ giới, chiếm tới ¾. Trong đó, nhiều nhất là ở phụ nữ 20-29 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu có liên quan đến yếu tố di truyền. Bên cạnh đó, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc chứng ăn vô độ cao hơn những người không mắc bệnh tiểu đường. Sự căng thẳng, xấu hổ về việc bị chê bai về cân nặng cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy trẻ thanh thiếu niên (đặc biệt là nữ giới) mắc rối loạn ăn vô độ tâm thần... Cần theo dõi điều trị sớm các biến chứng ThS.BS Vũ Sơn Tùng khuyến cáo, hầu hết người bệnh bị rối loạn ăn uống tâm thần cho rằng đây là thói quen ăn uống của bản thân, không cần thiết phải điều trị. Tuy nhiên, ăn uống vô độ, mất kiểm soát là một rối loạn tâm thần cần được theo dõi và điều trị sớm. “Bệnh nhân ăn uống vô độ tâm thần thường đi khám tại các khoa tiêu hóa, nội tiết, tai mũi họng. Chỉ đến khi cơ thể tổn thương kèm theo các rối loạn tâm thần, bệnh nhân mới đến khám tại khoa tâm thần. Rất nhiều người mắc rối loạn ăn uống nhưng bị nhầm thành bệnh khác. Thậm chí có trường hợp được chẩn đoán mắc rối loạn ăn uống nhưng không chịu thừa nhận bản thân mắc chứng bệnh tâm thần này”, bác sĩ Tùng cho hay. Theo Gerald Russell - nhà tâm thần học người Anh, người mắc chứng ăn vô độ tâm thần có nguy cơ tự sát cao. Thực tế tại Việt Nam, cụ thể tại Phòng Rối loạn cảm xúc và ăn uống, Viện Sức khỏe Tâm thần, bệnh nhân ăn vô độ tâm thần ngoại trú hiện nay rất nhiều. Bệnh ăn vô độ tâm thần mang đặc trưng với các giai đoạn ăn vô độ tái diễn và sự bận tâm quá mức về cân nặng cơ thể. Bệnh nhân ăn như bị bỏ đói, ăn rất nhiều và sau khi cuồng ăn thì tìm cách giảm cân bằng cách gây nôn, sử dụng thuốc nhuận tràng và thuốc điều trị tuyến giáp.... Đặc biệt, bệnh nhân rối loạn tâm thần ăn vô độ cũng có xu hướng lạm dụng rượu và các chất gây nghiện. Bệnh nhân mắc chứng ăn vô độ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: Tổn thương, viêm dạ dày, đau họng hoặc xuất huyết tiêu hóa. Với trường hợp lạm dụng thuốc nhuận tràng, người bệnh có thể gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa mất trương lực cơ, mất cân bằng điện giải, rối loạn nhịp tim, thiếu máu... và các vấn đề rối loạn kinh nguyệt hoặc rối loạn chức năng tình dục.... Vì vậy, bác sĩ Tùng khuyến cáo, khi gặp các vấn đề rối loạn ăn uống, mọi người nên đi khám chuyên khoa để được tư vấn và điều trị đúng cách. Địa chỉ vàng: Các bệnh viện khám tâm thần tại Hà Nội Các rối loạn tâm thần như: Chán ăn, ăn uống vô độ, căng thẳng, lo âu, trầm cảm, ảo giác, ý nghĩ kỳ lạ, tâm thần phân liệt... xuất hiện ngày càng nhiều trong xã hội hiện đại. Có nhiều quan điểm sai lầm về bệnh Tâm thần vẫn chưa được giải đáp rõ ràng. Sự “hiểu sai” này khiến người bệnh tự ti, muốn che giấu và không đi khám. Vô tình khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng và có thể để lại hậu quả đáng buồn. Vì vậy, bệnh nhân có rối loạn tâm thần cần tìm đến các địa chỉ, bệnh viện, phòng khám có khoa Sức khỏe Tâm thần hoặc các bệnh viện chuyên khoa Sức khỏe Tâm thần để thăm khám và điều trị hiệu quả. O Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai: 78 Giải phóng, Đống Đa, Hà Nội. O Khoa Tâm bệnh - Bệnh viện Nhi Trung ương: Số 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội O Khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Lão khoa Trung ương: 1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội O Bệnh viện Tâm thần Trung ương I: Hòa Bình, Thường Tín, Hà Nội. O Phòng khám số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội O Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương: Số 4, Phố Hồng Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội O Bệnh viện Tâm Thần Hà Nội: Ngõ 467 Nguyễn Văn Linh, Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội. NHẬT HÀ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==