Khoa học và Đời sống số 22-2024

Số 22 (4336) Thứ Năm (30/5/2024) 18 Luật thuế thu nhập cá nhân 2 năm nữa mới thông qua, thì rất nhiều người dân thắt lưng buộc bụng nhưng vẫn thuộc diện phải đóng thuế thu nhập cá nhân", bà Thủy cho hay. Đại biểu Nguyễn Thị Thủy cũng chỉ ra sự bất hợp lý trong rổ hàng hóa CPI. Theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân “Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biển động trên 20% thì Chính phủ trình UBTVQH điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh". Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 3 vừa qua, đại diện Bộ Tài chính cho biết chưa đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh do chỉ số giá tiêu dùng CPI biến động chưa đến 20%. Các chuyên gia và cử tri cho rằng, Luật Thuế thu nhập cá nhân (hiện hành) lấy tiêu chỉ biến động CPI trên 20%, tức là dựa trên rồ hàng hóa gồm 752 mặt hàng là bất hợp lý, vì những mặt hàng thiết yếu ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu của người dân chỉ khoảng trên 10 mặt hàng. Do đó, nếu tính trung bình mức giá của 752 mặt hàng mới điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh thì sẽ phải chờ 6 đến 7 năm mới được điều chỉnh. Đây là khoảng thời gian quá dài, sẽ không phản ánh kịp thời những biến động về chỉ phỉ tiêu dùng của người dân, gây thiệt thòi cho người dân. Theo đại biểu Thủy, quy định về mức giảm trừ gia cảnh hiện nay cũng chưa phù hợp với điều kiện một quốc gia có thu nhập trung bình thấp như ở nước ta. Vì là quốc gia có thu nhập trung bình thấp cho nên phần lớn chỉ tiêu của người dân là cho hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Ví dụ: 1 người có thu nhập 10 triệu có thể phải chi 60 đến 70% cho nhu cầu thiết yếu. Trong khi theo phản ánh của các chuyên gia tại Trường Đại học kinh tế quốc dân, tại những quốc gia người dân có mức thu nhập cao (ví dụ thu nhập tương đương 100 triệu đồng/ 1 tháng thì chỉ tiêu cho hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chỉ chiếm 20 - 30%). Do đó, quy định về mức giảm trừ cảnh hiện nay sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phần chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu của người dân. Một điểm bất cập nữa, theo bà Thủy là lương tăng nhưng thuế thu nhập và mức giảm trừ gia cảnh không được điều chỉnh kịp thời. Theo kế hoạch, kể từ ngày 1/7 tới đây sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Dự kiến, tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng khá nhiều so với hiện nay. "Lương tăng nhưng quy định về thuế thu nhập cá nhân nói chung và mức giảm trừ gia cảnh nói riêng chưa được điều chỉnh dẫn đến người lao động lại rơi vào âu lo. Bởi vì lương tăng cũng đồng nghĩa với thu nhập tính thuế của người lao động cũng sẽ tăng. Do đó, việc không điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý trong chính sách thuế thu nhập cá nhân sẽ làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của chính sách cải cách tiền lương", đại biểu Nguyễn Thị Thủy cho hay. Từ những phân tích trên, đại biểu Thủy kiến nghị Chính phủ đầy sớm việc đề xuất và trình Quốc hội sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân ngay vào ký họp cuối năm nay và thông qua vào kỳ họp tháng 5 năm 2025. "Sớm sửa Luật ngày nào sẽ bớt thiệt thòi cho người dân ngày đó", bà Thủy nhấn mạnh. BẠN ĐỌC “Thắt lưng buộc bụng” vẫn phải đóng thuế thu nhập cá nhân MAI LOAN Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Thị Thủy cho rằng, mức giảm trừ gia cảnh quá lạc hậu, nhiều người “thắt lưng buộc bụng” vẫn phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Sáng 29/5, Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế xã hội 2023, những tháng đầu năm 2024. Một trong những bất cập được đại biểu Quốc hội nêu là mức giảm trừ gia cảnh để tính thuế thu nhập cá nhân đã không còn phù hợp thực tế. Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân, mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/1 tháng, và cho mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/1 tháng. Bà Nguyễn Thị Thủy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, cho rằng, mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc 4,4 triệu là quá lạc hậu, cần được Quốc hội xem xét điều chỉnh sớm (mà không nên chờ thêm 2 năm nữa, tức là đến năm 2026 mới thông qua như đề xuất). Cụ thể: Mức 4,4 triệu này đã được duy trì từ năm 2020, trong khi 05 năm qua, hầu hết các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đều tăng, thậm chí nhiều mặt hàng thiết yếu còn tăng nhanh hơn tăng thu nhập. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, so với năm 2020, giá dịch vụ giáo dục tăng 17,14%; giá lương thực tăng 27,61%; giá xăng tăng tới 105%. Nhiều cử tri chia sẻ: Nếu gia đình có con nhỏ phải thuê người trông, thì riêng tiền lương trả cho người trông trẻ đã không dưới 5 triệu/1 tháng, chưa kể các khoản phải chi phí cho trẻ. Nếu gia đình có con đi học, thì chi phí học hành hiện nay chiếm phần lớn cơ cấu chi tiêu của các hộ gia đình. Với những gia đình có cha mẹ già thuộc diện người phụ thuộc, thì không chỉ là tiền ăn uống, sinh hoạt, mà còn chi phí y tế, thuốc men. "Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay đã rất lạc hậu so với mức chỉ tiêu cơ bản và cuộc sống thực tế của người dân. Nếu Ảnh minh họa Mức giảm trừ gia cảnh thấp, trong khi vật giá leo thang khiến người lao động vẫn phải đóng thuế dù không đủ chi tiêu. Người đàn ông lao xuống sông cứu cháu bé đuối nước Nghe tiếng kêu cứu của cháu bé 6 tuổi bị trượt chân rơi xuống sông Hiếu, người đàn ông đã dũng cảm lao xuống dòng nước dữ ứng cứu. Ngày 27/5, thông tin từ UBND phường Đông Giang, TP Đông Hà (Quảng Trị) cho biết, một người dân vừa dũng cảm lao xuống sông ứng cứu kịp thời cháu bé bị đuối nước. Trước đó, vào khoảng 17h ngày 25/5, một cháu bé khoảng 6 tuổi không may bị trượt chân, rơi xuống sông Hiếu đoạn chảy qua địa bàn phường Đông Giang. Nghe tiếng kêu cứu, anh Phạm Văn Phúc (32 tuổi, trú khu phố 1, phường Đông Thanh, TP Đông Hà) đã không ngần ngại lao xuống dòng nước dữ ứng cứu. “Phát hiện sự việc, tôi đã bơi ra đưa cháu bé lên bờ sơ cứu. Rất may đến nay sức khoẻ cháu bé ổn định…”, anh Phúc, chia sẻ. Hiện, chính quyền địa phương đang lên kế hoạch động viên, khen thưởng đối với hành động dũng cảm của Phạm Văn Phúc. HẢO NHIÊN

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==