Khoa học và Đời sống số 21-2024

Số 21 (4335) Thứ Năm (23/5/2024) 18 BẠN ĐỌC HẢI DƯƠNG: Nhận sổ đỏ đất nông nghiệp, dân tá hỏa “mất” hàng trăm m2 HẢI NINH Nhận sổ đỏ đất nông nghiệp, một người dân ở xã An Thượng tá hỏa khi 676m2 trong sổ đã được thu hồi làm dự án, số tiền hỗ trợ lại chi trả về xã. BÀI & ẢNH: LÊ THỊ KẾT Sự cố sập khung cửa kính tại một quán cà phê ở Hà Nội, làm bị thương nặng một nữ bác sĩ, mặc dù đã xảy ra đã hơn 1 tháng (ngày 20/4/2024), dẫu biết rằng nguyên nhân là do mưa giông gây ra sự cố nhưng “dư âm” của nó vẫn khiến nhiều người cảm thấy e ngại. Bà Nguyễn Thị Phương, trú tại KDC số 1 (xã An Thượng, TP Hải Dương), phản ánh đến Khoa học và Đời sống/ Báo Tri thức và Cuộc sống cho biết, bà được Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Hải Dương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSD đất) số DO 966959, số vào sổ 00598, ngày 23/4/2024. Đây là diện tích đất nông nghiệp bà Phương nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lại từ hộ ông Nguyễn Văn Dìu cùng trú tại KDC số 1 thời gian trước. Theo GCN QSD đất trên gồm thửa đất số 691, tờ bản đồ số 58, diện tích 419 m2 là đất chuyên trồng lúa nước; thửa đất số 179, tờ bản đồ số 61, diện tích 676m2, loại đất nuôi trồng thủy sản và thửa đất 366 thuộc tờ bản đồ số 61 có diện tích 705 m2 là đất trồng cây ăn quả lâu năm. Các thửa đất trên có thời hạn sử dụng đến ngày 15/10/2063. Tuy nhiên, sau khi nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên, bà Phương phát hiện thửa đất số 179, tờ bản đồ số 61 có diện tích 676m2 là đất nuôi trồng thủy sản đã được thu hồi làm dự án Khu đô thị mới Bắc Cầu Hàn, nhưng vẫn được thể hiện trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cùng thửa đất số 179 này trước đó lại lập ra 2 phương án thu hồi vừa là đất của ông Đỗ Văn Đản, vừa là đất của UBND xã An Thượng. Nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa kịp vui mừng lại phát hiện thửa đất 179 có diện tích 676m2 đã được thu hồi từ mấy năm trước nhưng bà Phương và ông Dìu đều không được chi trả tiền hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Cực chẳng đã, bà Nguyễn Thị Phương đã phải làm đơn gửi đến lãnh đạo UBND TP Hải Dương đề nghị xem xét lại diện tích tại thửa 179, diện tích 676m2 trên. Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Hiệu, Chủ tịch UBND xã An Thượng cho biết, ngày 6/5, UBND xã An Thượng đã nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Phương đề nghị xem xét diện tích 676m2 tại thửa đất 179, tờ bản đồ số 61, loại đất nuôi trồng thủy sản đã bị thu hồi làm dự án Khu đô thị mới Bắc Cầu Hàn nhưng vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo lãnh đạo UBND xã An Thượng, qua xem xét các hồ sơ, tài liệu lưu trữ tại xã, thửa đất số 179, tờ bản đồ số 61, diện tích 676m2, loại đất nuôi trồng thủy sản có nguồn gốc là thửa đất số 179, tờ bản đồ số 5 được UBND TP Hải Dương cấp đổi GCN QSD đất số CR 677390, số vào sổ CH 00230, cấp ngày 10/3/2019 mang tên ông Nguyễn Văn Dìu, KDC số 1, xã An Thượng. Bà Nguyễn Thị Phương nhận chuyển nhượng GCNQSD đất của hộ ông Nguyễn Văn Dìu và được Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Hải Dương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số DO 966959, số vào sổ 00598 ngày 23/4/2024, có thửa đất số 179, tờ bản đồ số 61 (tờ bản đồ cũ số 05), diện tích 676m2, loại đất nuôi trồng thủy sản. Tại hồ sơ giải phóng mặt bằng Khu đô thị mới Bắc Cầu Hàn, thửa đất số 179, tờ bản đồ số 5, diện tích 676m2 được ghi chú sử dụng đất là UBND xã. Do vậy, tiền hỗ trợ giải phóng mặt bằng đã chi trả tiền đất công điền cho UBND xã An Thượng. Đại diện Ban Giải phóng mặt bằng UBND TP Hải Dương cho biết, thửa đất số 179, diện tích 676m2 nếu nằm trong dự án khu đô thị mới Bắc Cầu Hàn, UBND xã An Thượng phải xác định cụ thể nằm trong thửa đất nào của trích lục thu hồi đất. UBND xã cũng phải xác nhận trước đây đã xác định sai. Bởi UBND xã đã ký vào trích lục thu hồi đất và là đơn vị làm nguồn gốc đất. Do đó, UBND xã cần xác định đã sai khi xác định nguồn gốc và trích lục thu hồi đất. Sau đó, UBND xã An Thượng sẽ đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét. Trao đổi với PV về việc tại sao lại thu hồi, chi trả hỗ trợ về UBND xã, ông Nguyễn Văn Bích, nguyên cán bộ địa chính xã An Thượng cho biết, lúc kiểm đếm không nắm được bìa cấp một nơi, người dân đổi đất cho nhau một nơi. Do đổi đất cho nhau nên người dân không kê khai, UBND xã xác nhận là đất công điền của xã nhưng thực tế lại là đất nuôi trồng thủy sản của người dân. Ông Bích cho biết, bây giờ xã phải làm báo cáo đề nghị UBND TP Hải Dương và chủ đầu tư kiểm đếm lại để đền bù diện tích 676m2 về đất nuôi trồng thủy sản, trước chủ đầu tư dự án họ chỉ tính đất công điền của xã. Nói về số tiền hỗ trợ GPMB đã được chi trả cho UBND xã thay vì người dân, ông Bích cho biết, bây giờ phải kiến nghị với Ban giải phóng mặt bằng thành phố để đơn vị này có công văn cùng phối hợp với chủ đầu tư, trả lại tiền và chi trả hỗ trợ cho người dân để thu hồi diện tích này trong sổ đỏ của người dân. “Nếu tôi không kiểm tra lại các thửa đất trong GCN QSD đất vừa được cấp thì sau này sẽ là hậu quả không thể lường trước được cho gia đình tôi. Tôi đề nghị các cơ quan chức năng cần làm rõ nguyên nhân, mục đích dẫn đến sự sai lệch trên của cán bộ địa chính và chính quyền khi đó”, bà Nguyễn Thị Phương nói và mong muốn UBND TP Hải Dương sớm chỉ đạo các phòng ban liên quan, UBND xã An Thượng làm rõ vụ việc, trả lại quyền lợi cho gia đình bà. Th a đ t khi n dân tá h a v “m t” hàng trăm m2 trên s đ LẮP ĐẶT KHUNG CỬA KÍNH, VÁCH TƯỜNG KÍNH: Cần đảm bảo s chắc chắn an toàn Thời gian gần đây, nhiều người mang tâm lý bất an khi tới những quán hàng, nơi công cộng có lắp đặt các khung cửa kính, vách tường kính lớn. Thậm chí là tại nhiều gia đình có phòng ốc, vách tường lắp khung cửa tấm kính lớn, nhất là các gia đình có trẻ nhỏ thì các thành viên cũng đều lo sợ nhỡ không may “sự cố” xảy ra thì hậu quả sẽ là rất khó lường. Thực ra, những vụ việc bị sập cửa kính tại quán cà phê như tại Hà Nội vừa qua không phải là “case study” mới, ở nước ta cũng như trên thế giới từng xảy ra không ít vụ cửa kính, khung tấm kính bị đổ sập xuống làm bị thương và thậm chí gây chết người. Có thể kể tới vụ gần đây nhất, đó là vào ngày 15/4/2024, tại một công trình xây dựng Hà Nội đã xảy ra sự cố sập mái vòm kính (khu vực giếng trời), làm 2 công nhân tử vong và 2 người khác bị thương nặng. Hay như cách đây vài năm, vào tháng 11/2022, tại thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) 1 nữ sinh lớp 9 cũng bị nạn với nguyên nhân do các mảnh kính rơi vỡ từ khung cửa đổ sập xuống, cứa vết sâu ở cổ gây chảy máu nhiều và dẫn tới tử vong. Ở Trung Quốc, vào tháng 5/2020, cũng từng xảy ra một vụ sập khung cửa kính lớn đè trúng một em nhỏ và người mẹ của bé… Từ các vụ sập cửa kính, vách ngăn, mái vòm kính… luôn khiến mọi người lo ngại, bán tán, tranh luận. Người cho rằng chất lượng kính thấp nên dễ vỡ, người thì đoán thợ lắp kính đã lắp đặt sai kỹ thuật, cũng có người cho rằng kính cường lực vỡ vụn sẽ không gây nguy hiểm như kính thường mà chỉ khiến nạn nhân bị xây xát nhẹ. Tuy nhiên, dù chưa biết lý do là gì và hậu quả nặng - nhẹ ra sao, nhưng các sự cố sập kính là lời cảnh tỉnh cho chất lượng kính cũng như sự chắc chắn an toàn trong các quy trình lắp đặt xây dựng. Đối với các gia đình có trẻ nhỏ nếu phòng ốc có khung cửa kính, vách tường kính… cần phải hết sức thận trọng, bởi chỉ một sơ suất nhỏ, lơ là trong giây lát là có thể xảy ra những tình huống nguy hiểm, không lường trước được hậu quả. Chính vì vậy khi gia đình có trẻ nhỏ, người lớn phải luôn luôn quan sát, để bé vui chơi trong tầm mắt của mình. Tránh cho bé chơi ở gần những nơi có đồ vật nguy hiểm như gương, kính, dao, kéo, đồ sắc nhọn, nước nóng. Khi cho trẻ tới các quán hàng, trung tâm mua sắm hay các nơi công cộng, cha mẹ và người thân cũng cần phải trông coi, quán xuyến để trẻ không vui chơi, nô đùa gần các khung cửa kính, vách tường kính…, phòng sự cố nguy hiểm có thể xảy đến Đối với các quán cà phê, nh ng nơi công cộng, hay tại các gia đ nh…, th việc lắp đặt các khung c a k nh, vách tường k nh c n phải đảm ch t lư ng k nh, cũng như s chắc chắn an toàn…

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==