Khoa học và Đời sống số 21-2024

Số 21 (4335) Thứ Năm (23/5/2024) 15 THÂM CUNG BÍ SỬ TRI THỨC NHÂN LOẠI QUIZZ TEST SỐ 21 Tỉnh nào rộng nhất Việt Nam? A: Lai Châu B: Kon Tum C: Nghệ An Đáp án đúng Quizz test số trước: B: Cồn Cỏ Cồn Cỏ là hải đảo tiền tiêu thuộc vùng biển Quảng Trị, có diện tích tự nhiên khoảng 2,5km2, nằm cách đất liền khoảng 30km. Được thành lập vào năm 2004, nơi đây được biết tới là huyện đảo có diện tích nhỏ nhất Việt Nam. Đảo Cồn Cỏ còn có tên gọi khác là Hòn Cỏ, Con Hổ, hay Hòn Mệ. Do được hình thành bởi hoạt động kiến tạo từ phun trào của núi lửa nên đảo có giá trị về địa chất và sinh thái, cảnh quan như một bảo tàng thiên nhiên với các thềm đá bazan độc đáo dọc bờ biển, các bải tắm nhỏ hoang sơ được tạo thành từ vụn san hô, sò, điệp, cát... Với diện tích khoảng 2,3 km², trong đó hơn 70% là diện tích rừng nguyên sinh, đảo Cồn Cỏ là một số ít nơi tại Việt Nam còn có hệ sinh thái rừng nhiệt đới 3 tầng được gìn giữ gần như nguyên vẹn. Đảo Cồn Cỏ sở hữu vẻ đẹp hoang sơ và thanh bình, cách biệt với nhịp sống ồn ã của thành phố. Vì vậy mà rất nhiều người lựa chọn đến đây để nghỉ ngơi, tham quan, khám phá, hòa mình vào thiên nhiên. Chiêm bái các ngôi chùa cổ ở ba miền Bắc - Trung - Nam QUỐC LÊ Có lịch sử từ hàng trăm đến hàng nghìn năm, ba ngôi chùa này là những địa điểm hành hương đầu xuân không thể bỏ qua của du khách và Phật tử trên m i miền đất nước. Chùa Dâu Tọa lạc ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, chùa Dâu là ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất miền Bắc cũng như toàn Việt Nam. Theo một số sử liệu, chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là trung tâm Phật giáo đầu tiên của người Việt. Chùa mang lối kiến trúc “nội công ngoại quốc” với bốn dãy nhà liên thông bao quanh ba ngôi nhà chính, gồm tiền điện, thiêu hương và thượng điện. Công trình ấn tượng nhất của chùa Dâu là tòa tháp Hòa Phong nằm ở khoảng sân sau tiền điện. Tháp xưa có 9 tầng, nay chỉ còn ba tầng dưới. Về tín ngưỡng, chùa Dâu thờ Tứ pháp, gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Đây là một hệ thống thờ tự độc đáo mang đặc trưng của dòng thiền xứ Kinh Bắc cổ xưa. Ngày nay, chùa còn lưu giữ khoảng 100 tượng thờ các loại, trong đó có nhiều tác phẩm mẫu mực của nền điêu khắc cổ Việt Nam. Chùa Hoằng Phúc Tọa lạc ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, chùa Hoằng Phúc được nhắc đến trong sử Việt từ đầu thế kỷ 14 là ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất miền Trung. Theo sử sách, vào năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã ghé thăm chùa - khi đó gọi là am Tri Kiến - và cầu phúc đức cho dân. Do chiến tranh và thiên tai, vào thế kỷ 20 chùa Hoằng Phúc đã trở thành phế tích. Năm 2014, chùa được khởi công xây mới, hoàn thành vào năm 2016. Sau khi tái thiết, chùa Hoằng Phúc mang không gian, bố cục và kiến trúc chùa Việt truyền thống trong khuôn viên rộng 10.000m2. Chiếc cổng cũ của chùa Hoằng Phúc được lưu giữ như một chứng tích lịch sử. Chùa Âng Nằm bên Ao Bà Om, thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, chùa Âng có lịch sử hình thành từ năm 990, là ngôi chùa cổ xưa bậc nhất Nam Bộ. Chùa tọa lạc trong khuôn viên rộng 4 ha, có khu chính điện được xây trên nền cao 2 mét, được xây dựng theo lối kiến trúc điển hình của Phật giáo Khmer Nam Bộ. Điểm đặc sắc của lối kiến trúc này là bộ mái gồm ba cấp, hai mái trên cùng thì dốc và cao hơn mái còn lại. Các gò mái có hình thần rắn Naga với mào cong vút, tượng trưng cho cầu nối giữa trần gian và cõi Niết bàn. Như những ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer khác, trong chính điện chùa Âng thờ duy nhất Phật Thích Ca. Vách chính điện được bài trí bằng các bức tranh vẽ rực rỡ và tinh xảo. Chùa Dâu là ngôi chùa c lịch s lâu đời nh t mi n Bắc cũng như toàn Việt Nam. Chùa Ho ng Ph c đư c nhắc đ n trong s Việt t đ u th kỷ 14 là ngôi chùa c lịch s lâu đời nh t mi n Trung. Phát minh cổ đại làm thay đổi cuộc sống con người Cách đây hàng ngàn năm, một số phát minh cổ đại do những nền văn minh cổ xưa tạo ra đã góp phần thay đổi cuộc sống của nhân loại. Bánh xe và xe kéo Vào những năm 3000 trước Công nguyên, người Lưỡng Hà được cho là nền văn minh đầu tiên chế tạo ra bánh xe và xe kéo. Đến khoảng năm 2000 TCN, xe kéo - phát minh cổ đại được du nhập vào Trung Quốc. Xe kéo do người Lưỡng Hà phát minh là một cỗ xe 2 hoặc 4 bánh do 2 hay nhiều con ngựa buộc sát cạnh nhau kéo. Cỗ xe này được điều khiển bởi một người đánh xe. Người dân sử dụng cỗ xe kéo vào nhiều mục đích như: Vận chuyển, diễu hành, thi đấu thể thao, chiến tranh... Phát minh bánh xe và xe kéo của người Lưỡng Hà đã tạo ra đột phá lớn trong hoạt động sản xuất và vận tải. Trong những thế kỷ tiếp theo, sáng chế này được nhiều nền văn minh cổ xưa sử dụng, góp phần thay đổi cuộc sống của nhân loại. Bê tông Người La Mã cổ đại nổi tiếng với phát minh đỉnh cao là bê tông. Nhiều công trình được xây dựng bằng bê tông của nền văn minh này có thể trường tồn với thời gian như đấu trường La Mã. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, người La Mã thời cổ đại có một công thức đặc biệt để làm nên loại bê tông có độ bền cao. Họ đã xác định được 2 thành phần chính tạo nên bê tông La Mã là vôi và tro núi lửa. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chưa tìm được toàn bộ công thức tạo ra loại bê tông giúp các công trình của người La Mã kiên cố, vững chắc sau hàng ngàn năm. Ngọn hải đăng Vào thế kỉ thứ 3 trước Công nguyên, người Hy Lạp cổ đại đã dựng ngọn hải đăng đầu tiên ở Alexandria để chỉ dẫn cho tàu thuyền trên biển cập cảng an toàn. Thành phố Alexandria nằm ở Ai Cập nhưng thuộc sự kiểm soát của Hy Lạp khi ấy. Vào ban đêm, người ta đốt lửa bên trong tháp của ngọn hải đăng. Nhờ vậy, những người điều khiển tàu thuyền có thể nhìn thấy ánh sáng từ khoảng cách xa, giúp xác định được hướng đi. Giới nghiên cứu cho rằng phát minh ngọn hải đăng là của kĩ sư, kiến trúc sư Hy Lạp có tên Sostratus thuộc Cnidus. Ông là người đã thiết kế nên ngọn hải đăng Alexandria cao hơn 110m. Sau khi hoàn thành, đây là một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại. TÂM ANH (THEO HISTORY)

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==