Khoa học và Đời sống số 21-2024

Số 21 (4335) Thứ Năm (23/5/2024) 11 CÔNG NGHỆ SỐ Công nghệ sinh trắc học có chống “bốc hơi” tiền ở tài khoản ngân hàng? ĐÀI THANH Từ ngày 1/7, giao dịch chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên phải xác thực bằng sinh trắc h c. Nhiều người quan tâm việc áp dụng quy định này có hiệu quả, chống “bốc hơi” tiền ở tài khoản ngân hàng? Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa đưa ra cảnh báo về một số hình thức, thủ đoạn lừa đảo như lừa đảo kêu gọi từ thiện trên mạng xã hội để chiếm đoạt tài sản, giả mạo quỹ đầu tư để lừa đảo... Trước đó, theo thống kê của đơn vị này, trong 11 tháng đầu năm 2023, gần 16.000 phản ánh về các trường hợp lừa đảo trên mạng, trong đó, 91% liên quan giả mạo, lừa đảo trong lĩnh vực ngân hàng-tài chính. Áp dụng xác th c sinh trắc học phòng, chống lừa đảo Thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho hay, hơn 87% số người trưởng thành có tài khoản thanh toán. Nhiều ngân hàng có hơn 95% số giao dịch được xử lý trên kênh số. Người sử dụng nếu không cẩn trọng rất dễ bị lừa trên môi trường mạng ảo. Theo ông Phạm Tiến Dũng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia - hiện nay, tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tiền và tài khoản ngân hàng có xu hướng gia tăng, với hai hình thức lừa đảo chiếm đoạt trực tiếp tiền của khách hàng và thông qua chiếm đoạt thông tin đăng nhập, xác thực. Kẻ xấu thường chiếm đoạt trực tiếp tiền của khách hàng thông qua lợi dụng kênh truyền thông phổ biến mạng xã hội để đánh vào tâm lý, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền. Vì vậy, hệ thống ngân hàng phải tìm cách phòng tránh, cảnh báo những thủ đoạn lừa đảo, trong đó gồm cả áp dụng công nghệ sinh trắc học để nhận diện, xác thực. Việc áp dụng giao dịch chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên phải xác thực bằng sinh trắc học của người chuyển từ ngày 1/7 là một trong số đó. Theo các chuyên gia, công nghệ sinh trắc học là cách thức nhận diện, xác minh cá nhân thông qua đặc điểm sinh học như dấu vân tay, mẫu mống mắt, giọng nói, hình ảnh khuôn mặt... Công nghệ này được đánh giá sẽ hạn chế khả năng làm giả, có tính bảo mật cao nhất hiện nay. Một khía cạnh khác là không ít người quên mật khẩu, mã pin, việc xác thực sinh trắc học trong chuyển tiền, thanh toán sẽ giúp họ loại trừ “nguy cơ” đó, trong khi đảm bảo an toàn hơn. Hình thức này cũng được cho là sẽ vô hiệu hóa nạn mua bán, thuê tài khoản ngân hàng tồn tại suốt thời gian qua. Vì vậy, xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền được kỳ vọng là “vũ khí mới” trong việc ngăn chặn lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người dân. Các ngân hàng triển khai thế nào? Theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ ngày 1/7, chuyển tiền qua tài khoản trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng, phải xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt hoặc vân tay. Chuyển tiền dưới 10 triệu đồng và tổng số tiền chuyển trong ngày không quá 20 triệu đồng, xác thực bằng mã OTP, không cần bằng khuôn mặt, vân tay. Tổng số tiền giao dịch trên 20 triệu đồng một ngày phải xác thực bằng sinh trắc học (có thể dùng căn cước công dân gắn chip, tài khoản VNeID hoặc dữ liệu sinh trắc học lưu trong cơ sở dữ liệu của ngân hàng). Vậy, các ngân hàng đang triển khai việc này thế nào? Theo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), vừa qua, họ gửi cảnh báo nâng cao đến tất cả khách hàng. Từ ngày 1/4/2024, Techcombank thực hiện thu thập dữ liệu sinh trắc học, nhằm tăng cường an toàn giao dịch trực tuyến cho khách. Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB) cũng cho hay, để khắc phục hạn chế trong an toàn, an ninh thanh toán thẻ và thanh toán trực tuyến, họ liên tục rà soát, cập nhật những biện pháp khắc phục để Theo hãng tin Reuters, đầu năm 2023, Chính phủ Ấn Độ cho phép các ngân hàng sử dụng nhận dạng khuôn mặt và quét mống mắt nhằm giảm tình trạng gian lận và trốn thuế. Một số quan chức chính phủ cho biết, các biện pháp có thể sử dụng để xác minh danh tính của cá nhân gửi và rút tiền vượt quá 2 triệu rupee (khoảng 25.000 USD) trong một năm tài khoá, trong đó thẻ nhận dạng Aadhaar được chia sẻ làm bằng chứng nhận dạng. Ấn Độ đã khởi động hệ thống nhận dạng sinh trắc học lớn nhất thế giới có tên Aadhaar năm 2010. Do cơ quan định danh duy nhất Ấn Độ (UIDAI) cấp, thẻ ID Aadhaar gồm 12 chữ số, chứa thông tin sinh trắc học như vân tay, khuôn mặt và mống mắt của cá nhân. Đến tháng 9/2023, UIDAI đã cấp hơn 1,3 tỷ thẻ Aadhaar cho công dân Ấn Độ. Sinh trắc học (Biometric) là công nghệ sử dụng những thuộc tính vật lý hoặc mẫu hành vi, đặc điểm sinh học đặc trưng như dấu vân tay, mẫu mống mắt, giọng nói, khuôn mặt… để nhận diện con người. Trong đó, nhận dạng vân tay được áp dụng phổ biến, lâu nhất, do đáp ứng yêu cầu bảo vệ dữ liệu, đảm bảo an ninh an toàn với độ chính xác cao. Nhận dạng khuôn mặt là công nghệ nhanh, tiện lợi hơn so với công nghệ sinh trắc học khác như quét vân tay. Các hệ thống nhận dạng khuôn mặt sử dụng mẫu toán học độc nhất để lưu trữ dữ liệu sinh trắc học, giúp xác định, nhận biết cá nhân cụ thể, từ hình ảnh hoặc đoạn video. Công nghệ mống mắt (Iris Recognition) sử dụng thuật toán hình ảnh để nhận dạng dựa vào cấu trúc phức tạp và độc nhất của mống mắt, thậm chí ngay cả khi đeo kính hoặc sử dụng áp tròng từ khoảng cách nhất định. Nhìn chung, công nghệ sinh trắc học nằm trong xu hướng chuyển đổi số và những lợi ích của nó mang lại khá rõ ràng, được ứng dụng ngày càng rộng rãi trên thế giới. S d ng công nghệ sinh trắc học hiện nay: Khuôn mặt, vân tay, mống mắt… g p ph n chống l a đảo trên không gian mạng. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, t ngày 1/7, chuyển ti n trên 10 triệu đồng phải xác th c b ng khuôn mặt, vân tay. kiểm soát rủi ro. Cụ thể, ngân hàng thường xuyên cảnh báo khách hàng qua email, website của CB, OTT… về thủ đoạn, hình thức gian lận/lừa đảo trong thanh toán thẻ; hỗ trợ qua tổng đài chăm sóc khách hàng 24/7… Đặc biệt, ngân hàng này tích hợp các tính năng xác thực giao dịch trên ứng dụng mobile banking như SOTP, sinh trắc học (vân tay, hình ảnh khuôn mặt) phòng ngừa kẻ gian nắm quyền truy cập app thực hiện giao dịch trái phép. Ngân hàng TPBank thông tin, với việc sở hữu tệp khách hàng trẻ lớn, trên 97% giao dịch được thực hiện trên nền tảng số. Do đó, TPBank chú trọng đồng bộ nhiều giải pháp. Từ tháng 3/2024, 100% cán bộ, nhân viên TPBank cập nhật, sử dụng dữ liệu sinh trắc học trong xác thực giao dịch chuyển tiền, thanh toán, trước khi chính thức triển khai tới hơn 12 triệu khách hàng. Cũng theo đại diện của ngân hàng này, không cần đợi đến ngày 1/7, ngay từ bây giờ, khách hàng của TPBank có thể đăng ký dữ liệu sinh trắc học (cập nhật khuôn mặt, vân tay) để sử dụng trong xác thực giao dịch giá trị cao. Trong khi đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông (OCB), với nền tảng ngân hàng số OCB OMNI, đã triển khai nhiều phương thức xác thực, gồm cả sinh trắc học. Sau khi cài đặt thành công hình ảnh khuôn mặt hoặc dấu vân tay chính chủ trên thiết bị di động thông minh qua ngân hàng số OCB OMNI, tất cả giao dịch được xác thực trong một giây. Tính năng này không chỉ giúp người dùng tiết kiệm thời gian giao dịch, mà còn hạn chế việc rò rỉ thông tin, tránh nguy cơ gian lận, lừa đảo trực tuyến.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==