Khoa học và Đời sống số 19-2024

Số 19 (4333) Thứ Năm (9/5/2024) 15 THÂM CUNG BÍ SỬ TRI THỨC NHÂN LOẠI QUIZZ TEST SỐ 19 Tình nào có nhiều đảo nhất Việt Nam? A: Khánh Hòa B: Hải Phòng C: Quảng Ninh Đáp án đúng Quizz test số trước: A: TP Hồ Chí Minh Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, Việt Nam có 96.208.887 triệu người, đứng thứ 15 thế giới. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh đông dân nhất và Tỉnh Bắc Kạn ít dân nhất. Cụ thể, TP HCM có 9,4 triệu dân, chiếm khoảng 8,9% dân số Việt Nam. Tổng diện tích TP HCM là 2.095 km2, mật độ dân số TP HCM ước tính đạt 4.375 người/km². Theo đó, TP HCM là khu vực có mật độ dân số cao nhất cả nước hiện nay. Năm 2023, tổng thu ngân sách nhà nước của TP HCM ước đạt 446.545 tỉ đồng (đạt 95,07% dự toán), và bằng 94,69% so cùng kỳ (471.562 tỷ đồng). Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP năm 2023 ước đạt 1.621.191 tỷ đồng (theo giá hiện hành), tăng 5,81% so với năm 2022. Ngoại trừ ngành kinh doanh bất động sản có mức tăng trưởng âm 6,38%, các ngành còn lại đều có mức tăng trưởng khá, nhất là 9 ngành dịch vụ cơ bản của TP HCM. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt gần 1,2 triệu tỉ đồng, tăng 9,6% so với năm 2022. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 43 tỉ USD, giảm 8,64% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 5,1%). Nhập khẩu dự ước đạt gần 57 tỉ USD, giảm 9,81% so với năm 2022 (cùng kỳ tăng 4,4%)... Tượng Phật bằng đồng khổng lồ ở chùa Ngũ Xã QUỐC LÊ Chính điện của chùa Ngũ Xã (Hà Nội) đặt bức tượng Phật A Di Đà bằng đồng lớn, rất nổi tiếng. Việc đúc tượng được tiến hành năm 1952. Nằm giữa bán đảo Ngũ Xã, thuộc địa phận quận Ba Đình, TP Hà Nội, chùa Ngũ Xã (tên chữ là Thần Quang tự hay Phúc Long tự) là ngôi chùa mang nhiều nét đặc biệt về lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật. Bức tượng Phật A Di Đà bằng đồng khổng lồ Theo sử sách, chùa được dựng vào thời Hậu Lê, thế kỷ 18. Nơi này thờ Phật và ông tổ nghề đúc đồng – quốc sư Nguyễn Minh Không (tức Lý Quốc Sư) nên lấy tên Thần Quang theo tên một số chùa do vị quốc sư này sáng lập như chùa Cổ Lễ (Nam Định), chùa Keo (Thái Bình)... Năm 1949, chùa Ngũ Xã bị hủy hoại sau một trận hỏa hoạn lớn. Hòa thượng Thích Mật Đắc đã cho xây dựng lại chùa theo kiến trúc Phật giáo Việt Nam hiện đại với chính điện nằm bên trên một tầng lầu, có các bậc cấp dẫn lên. Công trình hoàn thành năm 1951. Chính điện của chùa Ngũ Xã là nơi đặt một bức tượng Phật A Di Đà bằng đồng khổng lồ rất nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội. Việc đúc tượng được tiến hành năm 1952, dưới sự chủ trì của thượng tọa Vĩnh Tượng và tiến sĩ Vũ Văn Quý. Tượng thể hiện hình ảnh Phật A Di Đà trong tư thế ngồi kiết già trên một đài sen với 96 cánh. Thân tượng cao gần 4 mét và cân nặng 12.300 kg, khoảng cách giữa hai đầu gối là 3,60 mét. Tòa sen cao 1,45 mét, nặng 3,9 tấn. Tay nghề điêu luyện của các nghệ nhân Các nghệ nhân Nguyễn Văn Hiếu vẽ biểu tượng và Nguyễn Văn Tùy là thợ cả phường đúc trông coi quá trình đúc tượng. Tác phẩm được đúc hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, thể hiện tay nghề điêu luyện của các nghệ nhân làng nghề đúc đồng Ngũ Xã. Điều đặc biệt là lượng đồng dùng để đúc tượng được lấy từ các pho tượng tôn vinh chế độ thuộc địa do chính phủ Bảo hộ dựng ở các vườn hoa trong TP Hà Nội. Đó là tượng toàn quyền Paul Bert ở vườn hoa Paul Bert (vườn hoa Lý Thái Tổ ngày nay), tượng Nữ thần Tự Do ở vườn hoa Cửa Nam và tượng Canh nông ở vườn hoa Robin (vườn hoa Lê Nin ngày nay). Khi chính phủ Trần Trọng Kim do Nhật Bản hậu thuẫn lên chấp chính năm 1945, những pho tượng đó đã bị hạ xuống như một dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp ở Hà Nội. Có thể nói, không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, tượng Phật A Di Đà của chùa Ngũ Xã còn mang trong mình một phần lịch sử của Hà Nội giai đoạn thuộc Pháp. Vào năm 1995, chùa Ngũ Xã đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia của Việt Namn Chùa Ngũ Xã là ngôi chùa mang nhiều nét đặc biệt về lịch sử và kiến trúc – nghệ thuật Bí mật khó tin về xác ướp pharaoh Ai Cập Trong những thập kỷ qua, các nhà khảo cổ đã khai quật nhiều lăng mộ hoàng gia ở Ai Cập. Theo đó, họ tìm thấy một số xác ướp pharaoh với những bí mật khó tin. Xác ướp pharaoh Tutankhamun Năm 1922, nhóm của nhà khảo cổ học nổi tiếng người Anh Howard Carter đã tìm thấy lăng mộ của pharaoh Tutankhamun tại Thung lũng các vị vua. Trong số hơn 5.000 hiện vật được tìm thấy, họ đặc biệt chú ý đến xác ướp pharaoh Tutankhamun. Theo các chuyên gia, xác ướp pharaoh Tutankhamun được đặt trong 3 lớp quan tài lồng vào nhau. Trong đó, cỗ quan tài trong cùng làm bằng vàng nguyên khối. Tiếp đến, lớp quan tài thứ hai được làm từ gỗ, mạ vàng và có thủy tinh trang trí nhiều màu. Cuối cùng, cỗ quan tài ngoài cùng có kích thước lớn nhất, được làm bằng gỗ và mạ một lớp vàng mỏng ở bên ngoài. Khi kiểm tra xác ướp nhà Vua Tutankhamun nổi tiếng Ai Cập, các nhà nghiên cứu phát hiện nhiều bí mật “động trời”. Trong số này, thi hài nhà Vua Ai Cập có màu đen. Kết quả phân tích cho thấy người xưa đã dùng dung dịch dầu ướp xác có màu đen bôi khắp xác ướp pharaoh Tutankhamun. Việc làm này đã vô tình gây ra phản ứng cháy phía bên trong quan tài khiến thi hài pharaoh chuyển sang màu đen. Xác ướp pharaoh Seti I Lăng mộ pharaoh Seti I được nhà khảo cổ Giovanni Battista Belzoni tìm thấy ở thung lũng các vị vua, Thebes, Ai Cập năm 1817. Với chiều dài khoảng 137m, nơi an nghỉ của nhà vua được trang trí công phu, xa hoa. Tuy nhiên bên trong lăng mộ không có xác ướp nhà Vua Seti I. Thay vào đó, xác ướp pharaoh Seti I được phát hiện trong hầm mộ DB320 ở ở Deir el-Bahri. Ông hoàng này được chôn cất cùng với hơn 50 xác ướp hoàng gia Ai Cập. Các nhà nghiên cứu cho rằng, người Ai Cập cổ đại đã chuyển xác ướp của vị vua này tới ngôi mộ mới nhằm bảo đảm an toàn trước những kẻ trộm mộ. Tình trạng xác ướp của pharaoh Seti I không tốt khi phần đầu bị tách ra khỏi phần còn lại của cơ thể. Dù vậy, việc tìm thấy xác ướp của ông giúp các chuyên gia giúp giải mã những bí mật về hoàng gia Ai Cập thời cổ đại, bao gồm tập tục mai táng. Xác ướp pharaoh Ramesses II Ramesses II (còn gọi là Ramesses Đại đế) là một trong những pharaoh Ai Cập nổi tiếng nhất mọi thời đại. Ông trị vì đất nước gần 60 năm và qua đời khi ông khoảng 90 tuổi. Một số giai thoại cho rằng ông hoàng này có hơn 100 người con. Xác ướp pharaoh Ramesses II được phát hiện tại thung lũng các vị vua năm 1881. Thi thể nhà vua Ai Cập này được đưa đến Paris, Pháp vào năm 1974 để điều trị nhiễm nấm. Theo luật pháp Ai Cập, người chết cũng cần phải có giấy tờ đầy đủ mới được phép “xuất ngoại”. Do đó, xác ướp pharaoh Ramesses II được chính phủ Ai Cập cấp hộ chiếu và trở thành xác ướp đầu tiên nhận đặc quyền này. Không chỉ có ảnh chụp gương mặt của Ramesses II, cuốn hộ chiếu còn có mục khai nghề nghiệp của vị pharaoh Ai Cập cổ đại là “Nhà vua (đã qua đời)”. Vì vậy, khi tới Pháp, xác ướp pharaoh Ramesses II được chào đón với nghi thức dành cho một vị vua. Sau khi hoàn thành quá trình điều trị nhiễm nấm giúp xác ướp nhà vua nguyên vẹn theo thời gian, thi hài Ramesses II được đưa trở về Ai Cập. TÂM ANH (TH) Theo các chuyên gia, xác ướp pharaoh Tutankhamun được đặt trong 3 lớp quan tài lồng vào nhau - Ảnh minh họa

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==